Lập dàn ý thuyết minh về bánh mì

Download Dàn ý Thuyết minh về một món ăn - Bài văn mẫu hay lớp 10

Việt Nam là một đất nước được biết đến với nền ẩm thực vô cùng phong phú, đa dạng, độc đáo, trong bài viết hướng dẫn lập dàn ý Thuyết minh về một món ăn dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các em một món ăn truyền thống không thể nào thiếu trong dịp Tết đến, đó chính là món bánh chưng.

Đề bài: Dàn ý Thuyết minh về chiếc bánh chưng

Bài làm

1. Mở bài

- Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh: Bánh chưng

- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài

a] Nguồn gốc lịch sử

- Không rõ thời gian cụ thể, theo truyền thuyết kể lại vào đời vua Hùng thứ sáu, khi đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù, vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các hoàng tử đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương, sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng xuống biển, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo không có tiền, trong nhà chỉ có ngô, khoai, lúa... đã được thần báo mộng làm ra hai loại bánh chưng, bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời, cho đất. Bánh chưng ra đời từ đó và tục gói bánh chưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.

b] Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:

- Gạo nếp hạt tròn, trắng, sạch sẽ được ngâm qua đêm từ 3 - 4 tiếng, sau đó để cho ráo nước, trộn đều với 1 ít muối trắng.

- Đậu xanh đã bóc vỏ, cũng ngâm trong nước khoảng 4 tiếng, có thể để đỗ sống hoặc đồ chín [tùy thích], trộn tiếp với 1 ít muối.

- Thịt lợn vừa nạc vừa mỡ ướp với gia vị cho thịt ngấm đều

- Lá dong [có thể thay bằng lá chuối], lạt mềm

- Gia vị: Hạt tiêu, muối, thảo quả,...

c] Công đoạn gói bánh chưng

- Có thể gói bánh chưng bằng khuôn hoặc gói vo [không cần khuôn]

- Cắt lá dong cho vừa với khuôn, xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuông vức, lá thẳng.

- Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới, sau đó đến 1 lớp đỗ xanh, 2 - 3 miếng thịt, đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.

- Đặt một lớp lá cho phẳng phiu, sau đó gói chặt tay, cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vức.

- Xếp những chiếc bánh đã được gói gọn gàng vào xoong đã lót 1 lớp lá dưới đáy nồi, đổ nước lạnh hoặc nước nóng ngập mặt bánh, đun củi hoặc than lửa cháy vừa đủ.

- Nấu bánh chưng trong vòng 9 - 10 tiếng hoặc ít hơn, tùy vào kích thước bánh.

- Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/ cháy.

- Sau khi luộc chín bánh, vớt ra ngoài, cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 - 20 phút, để ráo nước sau đó ép bánh cho nước ra hết

d] Yêu cầu thành phẩm

- Chiếc bánh vừa chín tới, vuông vức, gói không bị chặt quá, không bị lỏng quá.

- Bánh giữ được màu xanh của lá, gạo chín mềm dẻo, thơm.

- Có thể ăn kèm bánh chưng với dưa hành, củ kiệu, giò,..., ngoài ra có thể rán bánh chưng ăn cũng rất ngon.

e] Ý nghĩa của chiếc bánh chưng

- Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết, mang hương vị Tết cổ truyền của Việt Nam.

- Giá trị văn hóa tinh thần: Đề cao nền văn minh lúa nước của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất; là nét văn hóa độc đáo chỉ ở mảnh đất hình chữ S mới có.

3. Kết bài

- Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo: Bánh chưng

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó.

Xem thêm các bài mẫu về văn thuyết minh:
- Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản
- Thuyết minh về một giống vật nuôi
- Dàn ý Thuyết minh về di tích lịch sử
- Dàn ý Thuyết minh về một món ăn
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn


Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý thuyết minh về mì đất Quảng
 

I. Dàn ý Thuyết minh về mỳ đất Quảng [Chuẩn]

1. Mở bài- Giới thiệu ẩm thực phong phú, đặc trưng của miền Trung đầy nắng và gió: Cơm Hến, bánh tráng cuốn thịt heo, cao lầu,...

- Giới thiệu món ăn để lại ấn tượng sâu sắc nhất: Món mỳ Quảng, món ăn trứ danh của vùng đất Quảng Nam.

2. Thân bài* Nguồn gốc: Mỳ Quảng vốn là món ăn của vùng đất Quảng Nam, thuộc miền Trung nước ta* Các loại mỳ Quảng: Mỳ gà, mỳ tôm thịt, mỳ bò, mỳ sứa, mỳ Quảng ếch, mỳ Quảng chay* Cách làm mỳ Quảng:- Công đoạn làm sợi mỳ: + Yêu cầu thành phẩm: Sợi mỳ vừa trắng vừa mềm mượt lại không bị chua hay nồng mùi bột; khi gắp sợi mỳ soi dưới ánh nắng mặt trời, ta còn có thể thấy sợi mỳ hơi trong, sáng lấp lánh, hấp dẫn+ Cách làm: Chuẩn bị ít bột gạo; quấy tan bột; hấp từng lớp bột mỏng cho chín; cắt từng phên bánh bột thành từng sợi, mỗi sợi rộng 1 phân- Công đoạn làm nước dùng:+ Chọn thịt theo sở thích rồi sơ chế, đảo ướp trong 15 phút, xào thịt cùng với hành phi cho thơm+ Khi thịt chín tới, thêm nước xăm xắp; nêm nếm gia vị cho vừa miệng; thêm rau mùi, hành hoa cho thơm. * Cách thưởng thức:- Soạn một chút mì vào bát, thêm rau thơm ăn kèm, bỏ thêm ít lạc rang- Chan nước dùng, kèm thịt- Khi ăn: Cảm nhận được vị thanh đạm của bột gạo, vị tươi mát của các loại rau sống; vị thơm bùi của lạc rang; vị ngọt thơm, đậm đà của thịt

=> Món ăn giản dị nhưng chứa đựng nhiều tinh tế như tấm lòng của người dân xứ Quảng.

3. Kết bài- Khẳng định lại giá trị của món mì Quảng trong nền văn hóa ẩm thực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung- Nêu suy nghĩ, cảm xúc riêng của bản thân đối với món ăn. 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về mỳ đất Quảng [Chuẩn]

Miền Trung nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản hấp dẫn, đậm đà hương vị, từ cơm Hến của xứ Huế mộng mơ, đến Đà Nẵng thì phải nếm thử Bánh tráng cuốn thịt heo, tạt qua Hội An cổ kính cũng phải nếm thử bát Cao lầu cho biết. Ấy vậy mà cho dù đã đi khá nhiều nơi ăn nhiều món ngon tuyệt, nhưng có lẽ để lại trong tôi nhiều dấu ấn nhất vẫn là Mì Quảng, món ăn trứ danh vùng đất Quảng Nam yêu dấu.

Sống và làm việc tại Đà Nẵng đã lâu, tôi đã quen với những món ăn của miền Trung đầy nắng và gió. Mì Quảng vốn là món ăn của Quảng Nam, và thành phố Đà Nẵng lại chính là một phần của tỉnh Quảng Nam cũ, chính vì thế đến Đà Nẵng mà ăn mỳ Quảng đã trở thành một điều hiển nhiên. Và ngay chính bản thân tôi, cũng đã gắn bó với mỳ Quảng được gần 4 năm trời, có lúc là bữa sáng, có lúc là bữa tối, cứ luân phiên như vậy, chẳng biết họ có bỏ thêm thứ gia vị gì gây nghiện không mà tôi cứ ăn chẳng biết chán. Mỳ Quảng cũng có nhiều loại, không đơn thuần là một kiểu nhàm chán, nếu ăn chán mỳ gà ta có thể đổi sang các loại mỳ khác như mì tôm thịt, mì bò, mì sứa, mì quảng ếch, người ăn chay thì lại có mỳ Quảng chay, ăn cũng rất ngon, quả là đa dạng phong phú, khiến du khách phải trầm trồ thích thú.

Tôi đã từng thử lần mò học cách làm mỳ Quảng để thỏa lòng ăn uống, thì phát hiện ra món ăn mỹ vị này cũng không khó làm lắm...[Còn tiếp]

>> Xem bài mẫu đầy đủ Thuyết minh về mỳ đất Quảng tại đây.

---------------------HẾT---------------------

Sau khi đón đọc dàn ý Thuyết minh về mỳ đất Quảng, các em có thể đón đọc thêm một số bài văn hay lớp 10 khác về văn thuyết minh như: Thuyết minh về thể loại văn học Trường ca; Thuyết minh về một làng nghề truyền thống, một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực; Thuyết minh về dân ca quan họ Bắc Ninh; Thuyết minh về lễ hội đua voi ở Tây Nguyên; Giới thiệu một loại hình ca nhạc [hay sân khấu] mà anh [chị] yêu thích. 

Nếu ai đã một lần đến với miền Trung đầy nắng gió, nhất là vùng đất Quảng Nam chắc chắn đều có ấn tượng đặc biệt với món mì Quảng, một món ăn trứ danh nơi đây, cùng đón đọc dàn ý thuyết minh về mì đất Quảng dưới đây để hiểu rõ hơn về món ăn rất đỗi bình dị, dân dã nhưng lại vô cùng hấp dẫn này.

Thuyết minh về Quảng trường Ba Đình Dàn ý thuyết minh về cây tre Dàn ý thuyết minh về một trò chơi dân gian Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phố cổ Hội An Dàn ý thuyết minh về văn miếu Quốc Tử Giám Dàn ý thuyết minh về chiếc quạt

Hướng dẫn Lập Dàn ý thuyết minh về bánh xèo lớp 8 ngắn gọn nhất. Văn mẫu lớp 8 Dàn ý thuyết minh về bánh xèo hay, chi tiết.

Dàn ýThuyết minh về bánh xèo - Mẫu số 1

1. Mở bài: Giới thiệu về bánh xèo:

• Bánh xèo là món bánh mặn thân thuộc đối với con người Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và vị ngon đặc biệt nên bánh xèo luôn được mọi người yêu thích.

2. Thân bài

• Nguồn gốc của bánh xèo: Có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của bánh xèo. Theo một số ghi chép cho rằng món bánh này bắt nguồn từ miền Trung Việt Nam. Từ thời Tây Sơn bánh xèo đã trở thành một món ăn rất phổ biến.

• Nguyên liệu làm bánh:

– Vỏ bánh: gồm có bột gạo, bột chiên giòn, bột nghệ, nước cốt dừa, trứng gà, đường, muối, hành lá…

– Nhân bánh: chuẩn bị nấm, tôm hoặc tép, thịt lơn hoặc thịt gà, giá sống hoặc hành tây, tùy đặc điểm vùng miền có thể chuẩn bị thêm dừa sợi và đậu xanh.

– Rau sống và nước mắm, tỏi, ớt

• Quy trình làm bánh xèo:

– Pha bột gạo bột chiên giòn bột nghệ cùng đường, muối, trứng gà và nước cốt dừa sao cho vừa miệng. Sau đó rắc hành lá vào.

– Dùng chảo gang hoặc chảo chống dính để đổ bánh. Cho một lượng dầu vừa phải vào chảo để xào nhân: tôm hoặc tép, thịt, nấm… khi nhân gần chín, đổ bột vào, tráng mỏng sai đó lật lại và cho giá, hành tây hoặc đậu xanh vào…

– Lật bánh đến khi vàng giòn là bắt ra.

• Thưởng thức: Ăn bánh xèo cùng rau sống và nước mắm chua ngọt để cảm nhận hết hương vị của bánh.

• Sự khác biệt của bánh xèo giữa các vùng miền: Mỗi miền trên đất nước lại có cách chế biến và nguyên liệu làm bánh khác nhau. Tạo nên chiếc bánh xèo với hương vị và nét đặc trưng riêng.

3. Kết bài.

• Bánh xèo là món ăn đặc biệt, độc đáo của đấy nước Việt Nam

Dàn ý Thuyết minh về bánh xèo - Mẫu số 2

I. Mở bài:

Bánh xèo là một loại bánh Việt Nam, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, nặn hình tròn hoặc bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2phong cách : đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai.

II. Thân bài:

1] Đậu xanh ngâm nước nóng ấm khoảng 1 tiếng cho bóc vỏ. Đãi vỏ sạch, hấp/luộc chín sao cho đậu vẫn còn nguyên dạng hạt, không bị bể.

2] Giá rửa sạch để ráo. Hành lá rửa sạch cắt nhỏ.

3] Tôm lột vỏ, làm sạch đường chỉ. Ướp tôm thịt với một tí xíu muối, tiêu, tỏi ép nhỏ khoảng nửa tiếng cho ngấm gia vị.

4] Cho bột gạo, bột bắp, muối, bột nghệ và nước soda vào trộn đều. Cho hành lá vào. Bỏ hỗn hợp vào tủ lạnh khoảng nửa tiếng trước khi làm.

5] Chiên bánh :

- Chảo nóng, cho một ít dầu vào. Dầu nóng, cho ít lát thịt heo và vài ba con tôm vào xào chín tái, thơm. Dùng vá tròn to [ loại múc canh] múc một vá hỗn hợp bột bánh xèo [4] đổ tròn vào chảo. Vừa đổ vừa quay cán chảo cho bột chạy dàn đều một lớp mỏng khắp đáy chảo.

- Rắc một ít đậu xanh đều lên bề mặt, cho giá vào phần nửa cái bánh. Đậy nắp lại, đợi khoảng 2~3 phút cho bánh chín vàng. Dùng vá dẹp bẻ gập bánh lại làm đôi. Lấy bánh ra.

- Cứ thế lập lại cho đến khi hết bột và tôm thịt rau.

- Khi ăn cuốn với rau sà lách hoặc cải cay và rau thơm, chấm với nước mắm pha chua ngọt.

- Pha nước chấm bánh xèo sao cho có đủ vị ngọt-chua-cay nhưng rất nhạt, nhạt đến độ có thể húp chén mắm như canh vậy. Tham khảo cách pha nước chấm ở đây. Tuy nhiên, phải gia giảm đường-nước và nước mắm sao cho thoả điều kiện trên. Mình thường pha theo tỉ lệ gồm : 2 phần đường, 1 phần mắm và 4 phần nước.

- Vị ngọt của chén nước mắm chấm bánh xèo lấy từ nước dừa tươi và đường [nếu không có dừa tươi thì dùng nước dừa tươi đóng lon/hoặc không nữa thì phải dùng đường thay thế]- chua của chanh hoặc dấm -cay của ớt- thơm của tỏi.

- Nếu không có nước dừa thì phải dùng nước nấu sôi để nguội cũng được nhưng dĩ nhiên là chất lượng sẽ thay đổi

- Tại Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc. Tại miền Nam Việt Nam, bánh có cho thêm trứng và người ta ăn bánh xèo chấm nước mắm chua ngọt. Tại miền Bắc Việt Nam, nhân bánh xèo ngoài các thành phần như các nơi khác còn thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo cũng rất đa dạng. Cầu kỳ nhất là ở các vùng miền Trung Việt Nam, ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua .. Bởi vậy, dân sành ăn cứ thấy ngờ ngợ như món này thực sự được bắt nguồn từ Huế

- Bánh xèo Phan Thiết khác với bánh xèo ở những nơi khác là bánh nhỏ chỉ bằng một nửa và không cuốn với rau xà lách mà ăn chung với nước mắm chín [nước mắm đã được giã với tỏi và ớt].

III. Kết bài :

- Bánh Xèo là một trong những món ăn rất “đậm đà” hương vị của người Việt Nam. Ngày nay, bánh Xèo đã được quảng bá ra bên ngoài không gian nước Việt. Nhiều nghệ nhân làm bánh như cụ Mười Xiềm đã đi Mỹ để thực hiện việc làm món bánh Xèo.

- Ngày nay, cuộc sống xuất hiện nhiều thị hiếu ẩm thực đa dạng. Tuy nhiên, món bánh Xèo vẫn được trân trọng. Bánh Xèo vẫn ngon nhờ vào cách phối hợp dinh dưỡng, đa dạng có chất béo, đạm, chất xơ v.v... Món ngon Bánh Xèo góp phần tôn lên vẻ đẹp và tính khoa học của ẩm thực Việt Nam./

Bài văn mẫu Thuyết minh về bánh xèo ngắn gọn

Ẩm thực Việt Nam đa dạng phong phú với rất nhiều loại bánh mang hương vị khác nhau. Trong đó có bánh xèo – một món bánh mặn với màu sắc bắt mắt và vị ngon đặc biệt. Không chỉ người Việt Nam mà bánh xèo còn được bạn bè quốc tế rất yêu thích. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại bánh đặc biệt này.

Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguồn gốc của bánh xèo. Theo một số ghi chép, món bánh này bắt nguồn từ miền Trung Việt Nam. Được biết từ thời Tây Sơn bánh xèo đã trở thành một món ăn rất phổ biến. Một số khác lại cho rằng, bánh xèo được lấy cảm hứng từ món bánh khoái của người Huế. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của bánh xèo, tuy nhiên bánh xèo ở miền Trung vẫn ngon và chuẩn vị nhất.

Để làm ra được một chiếc bánh xèo ngon và đẹp mắt thì khâu chuẩn bị rất quan trọng. Đầu tiên là vỏ bánh, ngoài bột gạo, thì người thợ cần phải chuẩn bị bột chiên giòn, nước cốt dừa, trứng, đường, muối, bột nghệ và hành lá. Nguyên liệu làm nhân bánh có thể thay đổi theo vùng miền. Về cơ bản thì cần chuẩn bị nấm, thịt gà hoặc thịt lợn, tép hoặc tôm nhỏ, giá đỗ. Bên cạnh đó vó thể thêm đậu xanh hoặc dừa nạo tùy khẩu vị.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, người thợ sẽ bắt tay vào thực hiện. Gạo làm bánh phải là loại gạo thơm, gạo mới. Nếu dùng loại gạo đã lâu ngày thì bánh sẽ hôi. Trước khi đưa vào xay nhuyễn, người ta sẽ ngâm gạo qua đêm. Như vậy bột mới có độ mềm và mịn. Gạo xay xong sẽ chắt thật sạch nước rồi mới đem pha. Pha bột gạo cùng bột chiên giòn và nước cốt dừa để tăng độ giòn và ngậy. Sau đó cho thêm trứng và bột nghệ vào đánh đều cho tan hẳn. Điều đó sẽ giúp bánh xèo lên màu đẹp hơn. Cuối cùng cho thêm chút hành lá cắt nhỏ. Để tráng bánh, người ta sử dụng chảo sâu lòng hoặc chảo chống dính. Quét lớp mỡ mỏng xuống dưới đáy chảo, đợi chảo nóng rồi đổ nấm, tôm, thịt vào đảo đều. Khi các nguyên liệu đã gần chín, người thợ sẽ đổ bột vào, tráng cho thật mỏng. Bước này đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận. Bột tráng càng mỏng thì bánh sẽ càng giòn và hấp dẫn. Sau đó rắc giá đỗ lên trên cùng [có thể cho thêm đậu xanh đã nấu chín]. Cuối cùng, lật giở bánh lại nhiều lần trên lửa nhỏ cho đến khi vàng đều rồi cho ra đĩa.
Tiếp theo là công đoạn pha nước chấm. Nước chấm bánh xèo là sự hòa quyện, kết hợp giữa bốn vị chua, cay, mặn, ngọt. Tùy vào khẩu vị mà mức độ các vị sẽ khác nhau. Chiếc bánh xèo giòn rụm cùng đĩa rau sống, thêm chén nước mắm tỏi ớt thơm ngon sẽ là lựa chọn khó có thể chối từ. Khi thưởng thức, người ta sẽ cắt một miếng bánh, đặt lên rau sống sau đó mới chấm cùng nước mắm tỏi ớt, uống cùng ly trà nóng hoặc một ly bia đều rất hợp.

Bánh xèo ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam lại có một cách chế biến cùng hương vị đặc trưng riêng. Ở miền Bắc, bánh xèo được tráng trong chảo lòng sâu để bánh chín nhanh và vàng đều. Nhân bánh thường được cho thêm hành tây thái nhỏ để tăng độ ngọt. Bên cạnh đó, loại nước chấm ở miền Bắc thường thiên về cay và mặn nhiều hơn. Còn ở miền Trung người ta sẽ sử dụng dầu lạc để xào nhân và tráng bánh. Phần nước chấm của bánh xèo cũng khác hoàn toàn so với miền Bắc. Nước chấm bánh là sự kết hợp giữa gan heo, đậu phộng và bột gạo. Tạo nên một hương vị thật đặc biệt, khó quên. Bánh xèo miền Nam lại níu chân du khách bằng cách biến tấu các nguyên liệu trong chế biến và thưởng thức. Sử dụng ốc để làm nhân bánh, dùng cà rốt để cho vào nước chấm kết hợp chung với hơn 20 loại rau sống ăn kèm làm cho món bánh miền Nam có mùi vị khác lạ, độc đáo.

Bánh xèo là một món ăn thơm ngon, độc đáo mang đậm hương vị vùng miền nhờ sự kết hợp nguyên liệu đa dạng, phong phú. Cùng với các món ăn khác, bánh xèo đã và đang làm nên nét đẹp độc đáo trong ẩm thực Việt.

Video liên quan

Chủ Đề