Lưu Y sản phẩm không phải là thuốc

Tất cả các loại thuốc không kê đơn hay kê đơn đang lưu hành trên thị trường đều được cấp phép và quản lý chặt chẽ bởi Cục Quản lý Dược. Trong khi đó, thực phẩm chức năng phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đến tay người tiêu dùng.

Các sản phẩm thực phẩm chức năng không được xem là thuốc nên không cần tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn và hiệu quả như thuốc. Tuy vậy, sản phẩm cần công bố rõ ràng hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như khuyến cáo về sức khỏe theo các nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả. Dù sử dụng thực phẩm chức năng thường ít gây ra tác dụng phụ hơn và tuyên bố mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bạn cũng không nên tự ý dùng quá mức. Đặc biệt, các sản phẩm này không trực tiếp điều trị các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải nên không thể thay thế cho các thuốc điều trị.

Tóm lại, thực phẩm chức năng không phải trải qua các thử nghiệm lâm sàng phức tạp và đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn chất lượng như thuốc cũng như không dùng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nhận biết sản phẩm là thuốc

Bạn có thể phân biệt giữa thuốc và thực phẩm chức năng bằng cách tìm đọc một số thông tin trên bao bì/ nhãn sản phẩm. Đối với thuốc, trên bao bì phải in số đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp (thường ở mặt sau của hộp thuốc, trên vỉ nhôm, ở cuối tờ hướng dẫn sử dụng). Các ký hiệu trong số đăng ký thuốc thường gặp gồm:

  • VD-….-yy: thuốc sản xuất trong nước
  • VN-….-yy/ VN2-….-yy/ VN3-….-yy: thuốc sản xuất ở nước ngoài nhập khẩu về Việt Nam
  • V…-H12-yy: thuốc từ dược liệu sản xuất ở trong nước
  • VS-….-yy: thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước
  • GC-…-yy: thuốc sản xuất gia công
  • QLĐB-….-yy: các thuốc được quản lý đặc biệt
  • QLSP-…-yy: dành cho một số sản phẩm thuốc sinh phẩm như thuốc có chứa lợi khuẩn, thuốc sinh học
  • QLVX-….-yy: dành cho vắc-xin

Hai chữ số cuối trong số đăng ký (yy) thể hiện năm cấp số đăng ký. Ví dụ, một thuốc có số đăng ký là VD-….-09 có nghĩa đó là thuốc được sản xuất ở trong nước và được cấp giấy phép lưu hành vào năm 2009, phần chữ số ở giữa (….) là số thứ tự do Cục Quản lý Dược cấp.

Các thuốc kê đơn, tức là chỉ được dùng khi được bác sĩ chỉ định trong đơn thuốc, sẽ có ký hiệu Rx hoặc dòng chữ “Thuốc kê đơn”, “Thuốc bán theo đơn” trên hộp thuốc và trong tờ hướng dẫn sử dụng.

Nhận biết sản phẩm thực phẩm chức năng

Theo quy định, bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng của thực phẩm chức năng phải ghi rõ nhóm thực phẩm như “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”. Ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc cùng chỗ với các khuyến cáo khác (nếu có) phải ghi cụm từ “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Số đăng ký được in trên bao bì thực phẩm chức năng là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC) theo mẫu: Số được cấp/số năm cấp/YT-CNTC.

Việc phân biệt được thuốc và thực phẩm chức năng sẽ giúp bạn hiểu được sản phẩm sẽ sử dụng và những lợi ích, tác dụng sẽ nhận được. Bạn có thể phối hợp dùng cả hai nhóm sản phẩm này để tăng hiệu quả điều trị, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì có thể xảy ra tương tác dẫn đến tác dụng không mong muốn.

Trước nay, đã có nhiều thực phẩm chức năng được nhiều công ty giới thiệu và tiếp thị là thực phẩm có tác dụng chữa bệnh như một dược phẩm. Những thực phẩm chức năng này được đẩy giá lên cao, người bệnh đâm ra nghi ngờ, thậm chí hiểu lầm không tốt. Vậy thức phẩm chức năng là gì? Khác biệt với thuốc ra sao? Và có cần thiết để nâng cao sức khỏe? Trước nay, đã có nhiều thực phẩm chức năng được nhiều công ty giới thiệu và tiếp thị là thực phẩm có tác dụng chữa bệnh như một dược phẩm. Những thực phẩm chức năng này được đẩy giá lên cao, người bệnh đâm ra nghi ngờ, thậm chí hiểu lầm không tốt. Vậy thực phẩm chức năng là gì? Khác biệt với thuốc ra sao? Và có cần thiết để nâng cao sức khỏe?

Khác biệt giữa thuốc và thực phẩm

Theo từ điển mở Wikipedia thì “thuốc là hóa chất dùng để điều trị, chữa lành, ngăn ngừa hoặc để chẩn đoán bệnh, hoặc dùng để nâng cao thể lực và trí lực”. Các sinh chất vốn có trong cơ thể nhưng được đưa thêm từ ngoài vào cũng được gọi là thuốc, ví dụ: các hóc-môn insulin, steroid.., các chiết xuất chất đạm, chiết xuất nhau thai, tổ chức gan….. Còn theo Foods&Nutrition Encyclopedia thì “ thực phẩm là vật chất cơ thể thu nhận để phát triển, bù đắp (tissue repair), sinh sản, hoạt động và thỏa mãn: đói, hài lòng…” . Như vậy thực phẩm đầu tiên là cung cấp chất dinh dưỡng và sau đó có thêm các chức năng khác như phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khỏe nhờ có các vitamin, các chất chống ôxy hóa, các chất xơ.v.v…

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng (functional foods) còn gọi là dinh dưỡng bổ sung (dietary supplement) là thực phẩm có chức năng liên quan, hổ trợ cho công việc chữa bệnh, hổ trợ cho thuốc hay dinh dưỡng, nâng cao thể trạng trong khi chữa bệnh, còn bản thân lại không phải là thuốc.

Rối rắm xảy ra khi trong thiên nhiên có khá nhiều chất mà ranh giới giữa thực phẩm và dược phẩm không rõ ràng, ví dụ: bia, rượu vang, một số loại nấm, vitamin, khoáng chất…và cả một số thực phẩm chức năng.

Lưu Y sản phẩm không phải là thuốc

Ranh giới giữa thuốc và thực phẩm chức năng

 Nguồn gốc của thực phẩm chức năng có thể là:

(1) Các thực phẩm có chứa những yếu tố có lợi với hàm lượng lớn, ví dụ: Dầu gan cá có chứa nhiều axít béo omega 3; cà rốt, gấc, cà chua có nhiều vitamin A; Rau quả, bí bầu..có có hàm lượng chất xơ cao giúp chống béo phì, chống tăng cholesterol máu; Hải sản như rong biển có hàm lượng iode rất cao.v.v….

(2) Những thực phẩm tuy có ít hoạt chất, nhưng nhờ công nghệ sinh học người ta “chế biến” thành những thực phẩm chức năng đặc biệt được gọi là thực phẩm thuốc (alicaments, medical foods ) hay dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics), các loại thực phẩm chức năng có bổ sung này đúng là nằm giữa ranh giới thức ăn và thuốc chữa bệnh.

Thực phẩm chức năng rất cần thiết

Theo đúng định nghĩa, thực phẩm chức năng là rất cần thiết, không thể thiếu để hỗ trợ điều trị bệnh. Chúng ta đã dùng dầu cá, quả gấc để bổ sung vitamin A, dùng men rượu để trợ tiêu hóa, dùng rong biển để phòng bướu giáp địa phương… Tại Việt Nam theo ông Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có hơn 3.000 loại thực phẩm chức năng được cấp phép đăng ký và Cục Quản lý dược có các nhóm chuyên gia để đánh giá, giám định trước khi cấp phép, nhiều hãng thực phẩm chức năng trong và ngoài nước hoạt động sôi động nhiều năm nay.

Theo GS.TSKH Nguyễn Tài Lương các nhà khoa học trên thế giới dự báo rằng: Thức ăn cho con người trong thế kỷ XXI sẽ là những thực phẩm chức năng. Thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về với các hợp chất thiên nhiên có trong động vật, cây cỏ…và sử dụng những phương cách kinh nghiệm của phương Đông để hạn chế việc sử dụng các hóa chất tổng hợp. Bên cạnh đó nhờ áp dụng những thành tựu to lớn trong công nghệ sinh học: sinh tổng hợp, công nghệ enzym, công nghệ gien.v.v…con người sẽ sản xuất được những thực phẩm chức năng cụ thể cho từng cá nhân, từng căn bệnh, có thể nói thức ăn bây giờ cũng chính là vị thuốc để bảo vệ sức khỏe.

Người ta dự kiến đến năm 2010 thị trường thực phẩm chức năng trên thế giới đạt khoảng 800 tỷ đô-la gấp 14 lần năm 2007; riêng thị trường châu Á chiếm khoảng 120 tỷ đô-la. Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có những nghiên cứu và sản xuất bước đầu, ví dụ các sản phẩm từ cây lô hội, trái nhàu, trà gừng, rong biển, quả gấc, củ nghệ .v.v… đã cho những kết quả khích lệ.

Những điều lưu ý khi dùng thực phẩm chức năng

Cần lưu ý là một thực phẩm chức năng tốt cần được xác tín khoa học đầy đủ, đặc biệt với nhóm các thực phẩm chức năng có bổ sung và biến đổi nhờ công nghệ sinh học. Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Hoa Kỳ đã chia thực phẩm chức năng ra 3 mức: đáng tin cậy nhất, đủ độ tin cậy và chưa đủ tin cậy cần nghiên cứu thêm.

Hai vấn đề “nổi cộm” người tiêu dùng cần tỉnh táo nhận định: một là độ tin cậy của thực phẩm chức năng mình chọn và hai là giá cả thị trường và giá trị thật sự của thực phẩm có hợp lý và tương xứng hay không. Dù là triệu phú chắc cũng chẳng có ai vô cớ bỏ số tiền vượt trần “vô lý” để mua những giá trị “ảo tưởng” quá mức cho những sản phẩm từ nha đam (lô hội, long tu), nhàu (noni)…. vốn là những cây lá quen thuộc với người Việt Nam chúng ta.

Thực phẩm chức năng rất cần để phòng ngừa và chữa bệnh, nhưng nó không thể thay thế thuốc .

TS.BS Trần Bá Thoại

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Nguồn: www.dantri.com.vn