Ma trận SWOT của ngân hàng Vietcombank


4.4. Phân tích các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng

4.4.1. Nguồn vốn hoạt động

Đây là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các ngân hàng. Đó là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là cơ sở tiến hành thực hiện tốt các nội dung hoạt động của ngân hàng, đồng thời là cơ sở để phát triển, mở rộng quy mô tạo thế cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực và thế giới. Trong nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thì vốn huy động có vai trò quan trọng, vì nó giúp cho ngân hàng có đủ vốn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh như cung cấp tín dụng, các dịch vụ ngân hàng khác. Với nguồn vốn lớn thì ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng tín dụng cho nền kinh tế như: ngân hàng sẽ có thêm nhiều đối tượng cho vay, khách hàng có thể vay với số lượng lớn. Trong các ngân hàng TMCP thì ngân hàng Vietcombank có nguồn vốn hoạt động là lớn nhất, đây là một trong những điều kiện thuận lợi của ngân hàng trong việc mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao uy tín, sự tin tưởng của khách hàng.

* Vai trò của vốn chủ sở hữu.

- Vốn chủ sở hữu tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ [khoảng 8%] trong tổng nguồn vốn huy động kinh doanh của một ngân hàng nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Vốn là điều kiện tiên quyết để thành lập ngân hàng, đây là nguồn vốn khởi đầu tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng như mở rộng quy mô, mua sắm trang thiết bị, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, là cơ sở để huy động các nguồn vốn khác, tạo lập uy tín của ngân hàng thương mại với khách hàng và nhà đầu tư, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng.

- Vốn chủ sở hữu dùng để chống đỡ, bù đắp rủi ro: vốn chủ sở hữu có chức năng bảo vệ ngân hàng thương mại, giúp ngân hàng thương mại chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về mặt tài chính và nghiệp vụ. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì ngân hàng thương mại càng có điều kiện để đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng tăng lợi nhuận đồng thời tăng sức chịu đựng của ngân hàng khi tình hình kinh tế và hoạt động kinh doanh ngân hàng trải qua giai đoạn khó khăn.

- Vốn chủ sở hữu lớn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng giới hạn tín dụng đối với khách hàng: Khách hàng cảm thấy yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng nào có khả năng tài chính mạnh mà vốn chủ sở hữu là một yếu tố nói lên điều đó. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cũng ảnh hưởng tới giới hạn tín dụng đối với khách hàng. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với mỗi khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn chủ sở hữu. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn chủ sở hữu. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn chủ sở hữu. Nếu quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, ngân hàng không thể đáp ứng những khoản vay lớn của khách hàng, làm mất cơ hội tăng lợi nhuận và làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng.

4.4.2. Quản trị

Công tác quản trị đóng một vai trò đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có công tác quản trị tốt thì mọi hoạt động diễn ra nhanh chóng thuận lợi và ngược lại nếu không tốt sẽ làm cho hoạt động ngân hàng bị đình trị. Đồng thời ngân hàng cần phải xác định chính xác loại hình tổ chức tổ chức hoạt động vì nó không chỉ liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp mà còn liên quan đến cách thức quản lý của ngân hàng. Bên cạnh đó nó cũng thể hiện quyền lợi và trách nhiệm mà ngân hàng phải thực hiện.

Cách thức quản trị ở ngân hàng Vietcombank được thực hiện theo kinh nghiệm, các nhà quản trị hầu hết chưa được đào tạo nghề quản trị cho nên tính chuyên nghiệp trong quản trị điều hành còn nhiều bất cập, quản trị chưa thật sự bài bản khoa học, trình độ quản lý kinh doanh thấp và và quản lý rủi ro còn yếu

4.4.3. Quản trị nguồn nhân lực.

a] Khả năng nguồn nhân lực.

Vào thời điểm 31/12/2008 tổng số cán bộ công nhân viên ngân hàng có 8864 người.

Theo trình độ lao động Số lượng [người]

Tiến sỹ 30

Thạc sỹ 275

Đại học 6834

Cao đẳng 485

Trung cấp 402

Phổ thông trung học 836

Quản trị nguồn nhân lực của ngân hàng Vietcombank trong thời gian qua đã và đang không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng các yêu cầu về nhân sự của ngân hàng trong quá trình cổ phần hóa và tiến tới trở thành một tập đoàn tài chính đa năng. Hàng năm ngân hàng đã tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành,, có trình độ ngoại ngữ tốt để chuẩn bị cho hội nhập, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham gia khảo sát trong và nước ngoài. Do đó, ngân hàng đã tham gia xây dựng được một đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, năng động, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thi trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.

b] Cơ chế tiền lương tại ngân hàng.

Trong những năm gần đây, thị trường lao động nói chung và thị trường nhân lực lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng có những biến đông rất sâu sắc. Hàng loạt các NHTM cổ phần, công ty chứng khoán,… đã ra đời, mở rộng mạng lưới… đã tạo ra một lượng cầu lớn về nhân sự, nhất là nhân sự có trình độ cao, có năng lực quản lý. Cơ chế lương hấp dẫn cùng với chế độ ưu đãi đi cùng đã tạo ra một sức hút cho những người lam việc ở nơi có mức lương thấp tới làm việc, nhất là các ngân hàng nhà nước trong đó có ngân hàng Vietcombank. Tuy nhiên từ khi ngân hàng chuyển sang ngân hàng cổ phần thì tình trạng này đã được cải thiện.

4.4.4. Các yếu tố khác

Ngoài ra các nhân tố như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán…Cũng giữ vai trò quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Dưới đây là bảng đánh giá vị trí xếp hạng về một số sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mạidựa trên các tiêu chí như : sự an toàn, tính chính xác, mức độ bảo mật, hiệu quả, phương thức làm việc, tác phong làm việc của nhân viên.

Bảng 4.14. Bảng xếp hạng 5 loại dịch vụ tại các NHTM Việt Nam

VCB Agribank ACB Sacombank Đông Á ICB BIDV
Dv ngân quỹ 2 4 1 5 3 6 7
Dv tài trợ TMQT 1 3 2 6 7 4 5
Dv tư vấn tài chính 5 3 6 2 1 7 4
Dv tài trợ nội địa 3 5 1 6 4 2 7
Dv chuyển khoản thanh toán 1 6 2 5 3 7 4


Nguồn : Báo tiếp thị sài gòn giải phóng.

Theo bảng xếp hạng dịch vụ ngân hàng được điều tra tháng 7/2008 thì đứng đầu trong bảng xếp hạng là ngân hàng Vietcombank, tiếp theo là ngân hàng Á Châu [ACB], ngân hàng Sacombank đứng thứ 6, Eximbank đứng thứ 8 và Techcombank đứng thứ 9. Bảng xếp hạng đã chứng tỏ người tiêu dùng có hiểu biết khá rõ tình hình ngân hàng Vietcombank, điều này chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện khá tốt việc hỗ trợ cho người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng rất hài lòng đối với ngân hàng trong việc làm tăng lên phương tiện thanh toán, phương tiện sản xuất đồng thời là nơi gửi tiền an toàn mà có lãi.

Cơ chế lãi suất tiền gửi, tiền vay, phí ngân hàng.

Ngân hàng phân loại khách hàng lớn [VIP] theo các tiêu thức về số dư tiền gửi, tiền vay và khối lượng giao dịch thanh toán qua ngân hàng và dành cho khách hàng VIP các lãi suất tiền gửi, tiền vay ưu đãi hơn so với các ngân hàng và khách hàng khác.

Để có cơ sở xác định hợp lý lãi suất tiền gửi ưu đãi, ngân hàng đã điều tra mức lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng khác rồi định ra mức lãi suất hấp dẫn cho các khách hàng của mình. Ngân hàng áp dụng nhiều mức lãi suất ưu đãi cho khách hàng đối với số dư tiền gửi khác nhau. Như vậy, cơ chế xác định lãi suất tiền gửi ưu đãi tại ngân hàng là hết sức linh hoạt.

Ngoài ra, ngân hàng còn áp dụng hình thức cạnh tranh thông dụng là việc áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi. Căn cứ vào lãi suất Libor [3 hoặc 6 tháng] trên thị trường quốc tế và lãi suất huy động vốn, ngân hàng xác định lãi suất cho vay ưu đãi cho khách hàng trên nguyên tắc vừa đảm bảo sức cạnh tranh, vừa có lãi. Phương châm của ngân hàng là thu ít của một khách hàng, nhưng nhiều khách hàng cũng sẽ mang lại hiệu quả lớn cho ngân hàng.

Nhiều khách hàng tìm chọn ngân hàng giao dịch có mức phí rẻ, nên ngân hàng thường tìm cách hạ phí dịch vụ thấp hơn những ngân hàng khác để làm công cụ cạnh tranh. Các loại phí khách hàng thường quan tâm tới là phí chuyển tiền.

Nhìn chung, so với các ngân hàng thì Ngân hàng có mức phí, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi thấp từ đó ảnh hưởng tới việc huy động vốn. Khách hàng thường bỏ đi khi so sánh lãi suất tiền gửi của ngân hàng với các NHTM cổ phần khác.

4.4.5. Chiến lược marketing

Hoạt động marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động của ngân hàng. Thông qua marketing, khách hàng có thể nhận biết và tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Để có thể đưa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến khách hàng một cách tốt nhất, ngân hàng phải xây dựng tốt chiên lược Marketing bao gồm:

- Quảng bá thương hiệu;

- Tiếp thị và xúc tiến thương mại;

- Phát triển công nghệ và nghiệp vụ tiên tiến;

- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh;

- Phát triển sản phẩm dịch vụ gắn với phát triển thị trường…

Với lợi thế là một ngân hàng TMNN trở thành ngân hàng cổ phần, ngân hàng Vietcombank được biết đến với thời gian hoạt động lâu đời nhất ở Việt Nam, có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp cả nước.
4.5. Các công cụ phân tích.

a] Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài



Các yếu tố bên ngoài quan trọng

Hệ số quan trọng

Điểm phân loại

Số điểm quan trọng

1.Nền kinh tế mở.

2. Tình hình chính trị trong nước ổn định.

3. Tốc độ tăng trưởng của ngành là khá cao.

4. Nhu cầu vay vốn trong xã hội ngày càng tăng.

5. Chính sách điều tiết của nhà nước đối với hoạt động của NH chưa phát huy được hiệu quả.

6. Số lượng ngân hàng ngày càng nhiều dẫn đến cạnh tranh gay gắt.

7. Sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài

8. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao.

9. Nguy cơ chảy máu chất xám.
Tổng cộng


0,09

0,1
0,09

0,13 0,09

0,12

0,13 0,12 0,13

1,00



4

3 3

4

3

3

4

4 4
0,36

0,3
0,27

0,52 0,27

0,36

0,52 0,48 0,52

3,60


Page 2


c] Vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế.

Vai trò:


Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã so sánh hệ thống ngân hàng, tài chính như “hệ thần kinh ” chi phối hoạt động của nền kinh tế đất nước mà trong tình trạng như hiện nay “hệ thần kinh” này cần hoạt động mạnh hơn nữa, đưa ra những dự báo, chiến lược thông minh, hiệu quả, giúp chính phủ giải quyết khó khăn, duy trì đà tăng trưởng.[www.kinhtenongthon.com.vn].

Chức năng: NHTM có 3 chức năng chủ yếu sau:

- Trung gian tín dụng: Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTM. Ở chức năng này, NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng cho xã hội.

- Trung gian thanh toán: Chức năng này cho thấy tính chất đặc biệt trong hoạt động của NHTM. Ở chức năng này thì NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán… để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau.

- Cung ứng dịch vụ ngân hàng: Đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới có thể thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ. Các dịch vụ này không chỉ giúp cho NHTM thực hiện tốt các yêu cầu của khách hàng mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai của NHTM. Các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này bao gồm:

+ Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội.

+ Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế.

+ Dịch vụ ủy thác [ bảo quản, thu hộ, chi hộ…]

+ Dịch vụ tư vấn đầu tư, cung cấp thông tin…

3.1.2 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

a]Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa mức lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.

b]Năng lực cạnh tranh

Khái niệm : Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Ngoài ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân.

Nhìn chung năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại đều được xem xét thông qua khả năng tạo và duy trì lợi nhuận thị phần nhất định trên thị trường. Mỗi ngân hàng thương mại phải duy trì được các lợi thế so sánh của mình với các đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại thể hiện thành các lợi thế so sánh với đối thủ cạnh tranh khác nhưng các lợi thế đó không phải là bất biến. Điều đó phụ thuộc vào mỗi ngân hàng trong việc thường xuyên duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh. Có những ngân hàng thương mại gần như không có lợi thế hoặc lợi thế chỉ ở dạng tiềm năng tuy nhiên do biết cách khai thác và sử dụng một cách hợp lý hiệu quả các lợi thế tiềm năng đó đã nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường.

3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

a] Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong [IEF]

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và cũng cung cấp cơ sở để xác định và đáng giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.

Cách xây dựng ma trận các yếu tố bên trong được xây dựng như sau:

- Cột 1: Xác định các yếu tố bên trong có tác động quan trọng đến ngành của doanh nghiệp.

- Cột 2: Mức độ quan trọng của các yếu tố được cho điểm từ 0,0 đến 1,0 và tổng mức quan trọng của tất cả các yếu tố được liệt kê sẽ là 1.

- Cột 3: Cho điểm phân loại về khả năng đối phó từ năng lực hiện tại, các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp đối với từng yếu tố. Thang điểm được cho từ 1 đến 4, với 1 là khả năng phản ứng yếu, 2,5 là trung bình, 3 cho thấy sự phản ứng trên mức trung bình và 4 là khả năng đối phó tốt nhất.

- Cột 4: Cột số điểm quan trọng, được tính bằng cách nhân mức quan trọng của yếu tố đối với điểm phân loại tương ứng. Tổng điểm sẽ có giá trị từ 1 đến 4.

b] Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài [EFE].

Là ma trận xác định những yếu tố ngoại cảnh có tác động quan trọng đến sự thành công của doanh nghiệp có kết hợp với sự tương quan về năng lực hoạt động hiện tại, các chiến lược hiện tại mà doanh nghiệp đang áp dụng.

Cách xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

- Cột 1: Xác định các yếu tố bên ngoài có tác động quan trọng đến ngành của doanh nghiệp.

- Cột 2: Mức độ quan trọng của các yếu tố được cho điểm từ 0,0 đến 1,0 và tổng mức độ quan trọng của tất cả các yếu tố được liệt kê sẽ là 1.

- Cột 3: Cho điểm phân loại về khả năng đối phó từ năng lực hiện tại, các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp đối với từng yếu tố. Thang điểm được cho từ 1 đến 4, với 1 là khả năng phản ứng yếu, 2.5 là trung bình, 3 cho thấy sự phản ứng trên trung bình và 4 là khả năng đối phó tốt.

- Cột 4: Cột số điểm quan trọng, được tính bằng cách nhân mức quan trọng của các yếu tố đó với điểm phân loại tương ứng. Tổng điểm này sẽ có giá trị từ 1 đến 4.

- Ma trận đánh giá sự phát triển và thị phần.

c. Ma trận SWOT.

- Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau: chiến lược điểm mạnh – cơ hội [SO], chiến lược điểm yếu - cơ hội [WO], chiến lược điểm mạnh – nguy cơ [ST] và chiến lược điểm yếu – nguy cơ [WT].

Các bước tiến hành: Để lập một ma trận SWOT, cần trải qua 8 bước sau.

[1]. Liệt kê các cơ hội [Opportunities].

[2]. Liệt kê các mối đe dọa, nguy cơ [Threats].

[3]. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong của doanh nghiệp.

[4]. Liệt kê những điểm yếu bên trong của các doanh nghiệp.

[5]. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược kết hợp này vào ô SO.

[6]. Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược kết hợp này vào ô WO.

[7]. Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược kết hợp này vào ô ST.

[8]. Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược kết hợp này vào ô WT.

d] Ma trận đánh giá hành động và vị trí chiến lược Space

Ma trận Space là một công cụ quản trị chiến lược quan trọng. Nó gồm 1 hệ trục tọa độ: Các trục của Space cho thấy khía cạnh sức mạnh tài chính _FS và lợi thế cạnh tranh vượt trội _CA thuộc về vị trí chiến lược bên trong của công ty, sự ổn định của môi trường _ES và sức mạnh của ngành _IS thuộc về vị trí chiến lược bên ngoài của công ty. Bốn khía cạnh này là quan trọng nhất cho sự xác định vị trí chiến lược chung của một tổ chức. Từ đó, tạo thành 4 góc cho thấy 4 loại xu thế thích hợp cho một công ty [tấn công, thận trọng, phòng thủ và cạnh tranh].

[1]. Lựa chọn nhóm các yếu tố để nhận dạng FS, CA, ES, và IS.

[2]. Gán giá trị từ +1 [yếu nhất] đến +6 [tốt nhất] cho mỗi yếu tố trong FS và IS; gán giá trị từ -1 [tốt nhất] đến -6 [yếu nhất] cho mỗi yếu tố trong ES và CA.

[3]. Tính toán một điểm số bình quân cho FS, CA, IS và ES bằng cách cộng điểm các yếu tố trong cùng 1 khía cạnh và chia cho yếu tố được liệt kê trong khía cạnh đó.

[4]. Đưa điểm số bình quân của FS, CA, IS và ES lên hệ trục tọa độ của Space.

[5]. Cộng hai điểm số bình quân của FS và ES và xác định kết quả lên trục tung; cộng hai điểm số bình quân của CA và IS và xác định kết quả lên trục hoành của hệ trục tọa độ Space.

[6]. Từ 2 điểm trên trục hoành, trục tung xác định điểm giao nhau, nối từ tâm hệ trục tọa độ đến điểm giao nhau, ta có được 1 vectơ và nó sẽ tiết lộ loại hình chiến lược đề nghị cho tổ chức.

e] Vai trò các chỉ tiêu trong việc xác định xác định năng lực cạnh tranh

- Đánh giá được những khó khăn và thuận lợi cũng như điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng trong quá trình hội nhập.

- Xem xét được những tác động và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đối với ngân hàng.

- Đánh giá được sự hấp dẫn của thị trường đối với ngân hàng và mức độ vị thế cạnh tranh của ngân hàng.

3.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

a] Các yếu tố bên ngoài

- Môi trường vĩ mô: là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các tổ chức và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không thể điều chỉnh được bằng những hành động hay quyết định quản trị của mình.

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố chính như:

Môi trường kinh tế: bao gồm các nhân tố và điều kiện ràng buộc rất phong phú, là nguồn lợi khai thác cơ hội hấp dẫn đối với mỗi doanh nghiệp thương mại. Các nhân tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát.

Môi trường chính trị và pháp luật: Một thể chế chính trị, luật pháp rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả.

Môi trường văn hóa, xã hội: Là môi trường quan trọng tạo lập nên nhân cách và lối sống của người tiêu dùng, đồng thời cũng là cơ sở để cho các nhà quản lý lựa chọn và điều chỉnh các quyết định kinh doanh.

Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, nước, tài nguyên khoáng sản...Trong nhiều trường hợp môi trường tự nhiên là một nhân tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh.

Môi trường công nghệ: Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, qua đó tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung.

Môi trường vi mô:

Môi trường vi mô còn gọi là môi trường cạnh tranh, đây là môi trường gắn trực tiếp hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế phần lớn các hoạt động của doanh nghiệp đều tập trung và bị chi phối ở môi trường này.

Hình 3.1. Mô hình áp lực cạnh tranh

Những người nhập ngành


Đe dọa của những

người nhập ngành

Sức mạnh Sức mạnh

t Những nhà cạnh tranh trong ngành

Mật độ của các nhà cạnh tranh


rả giá của người trả giá của người

cung cấp cung mua

Những người cung cấp Những người mua


Đe dọa


của sản phẩm

thay thế

Những sản phẩm thay thế

Các yếu tố của môi trường vi mô:

Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: là những người sắp tham gia vào ngành và sẽ cạnh tranh với doanh nghiệp. Các đối thủ tiềm ẩn này biết rất rõ về ngành sắp tham gia và các doanh nghiệp trong ngành nhưng các doanh nghiệp trong ngành lại không biết gì về họ. Tuy nhiên, có một số rào cản xâm nhập đối với các đối tượng này như: lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối, những bất lợi về chi phí không liên quan đến qui mô.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành: là các doanh nghiệp đang tham gia trong thị trường hiện tại. Các đối thủ này tạo ra một áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp sẽ tạo ra các cuộc chiến về giá rất gay gắt.

Các sản phẩm thay thế: là những sản phẩm có cùng công năng như các sản phẩm của ngành. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại.

Khách hàng: là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng đó là đòi giảm giá hoặc mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Ngoài ra áp lực từ khách hàng lớn khi số lượng người mua ít, các sản phẩm không có tính khác biệt, khách hàng đe dọa hội nhập về sau, người mua có đầy đủ thông tin…

Người cung ứng: Áp lực từ nhà cung ứng sẽ gia tăng khi chỉ có một số ít các nhà cung ứng, sản phẩm thay thế không có sẵn, các sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt, người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung cấp, các nhà cung ứng đe dọa hội nhập về phía trước.

b. Các yếu tố bên trong

Quản trị: là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện, khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức nhằm đạt những mục tiêu chung. Các cức năng của quản trị hoạch định, tổ chức, phối hợp điều khiển, kiểm tra…

Marketing: marketing có thể được mô tả như một quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ.

Marketing bao gồm 9 chức năng cơ bản sau: phân tích khách hàng, mua hàng, phân phối và bán hàng, hoạch định dịch vụ và sản phẩm định giá, nghiên cứu thị trường, phân tích cơ hội, trách nhiệm đối với xã hội.

Marketing – mix bao gồm các phối thức mà doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện để ảnh hưởng đến sức cầu thị trường của mình. Marketing – mix tập trung chủ yếu vào chiến lược 4P: Product, Price, Place và Promotion.

Tình hình tài chính kế toán: phân tích các chỉ số tài chính là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để xác định điểm mạnh và điểm yếu của của tổ chức về các quyết định đầu tư, quyết định tài chính và quyết định về tiền lãi cổ phần.

Sản xuất: Chức năng của sản xuất trong hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ. Quản trị sản xuất là quản trị đầu vào, quá trình biến đổi và đầu ra, những yếu tố này khác nhau tùy theo ngành nghề và môi trường.

Nghiên cứu và phát triển: hoạt động nghiên cứu và phát riển có 2 hình thức cơ bản

Nghiên cứu và phát triển bên trong.

Nghiên cứu và phát triển từ bên ngoài.

Hệ thống thông tin: đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Nó cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà quản trị khi ra quyết định. Đủ thông tin và xử lý thông tin, một mặt giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh, mặt khác thông tin có thể tìm và tạo ra lợi thế so sánh của doanh nghiệp trên thương trường, chuẩn bị đưa ra đúng thời thời điểm những sản phẩm mới thay thế để tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.2.Các chỉ tiêu sử dụng

- Các tỷ suất lợi nhuận:

+ Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với tổng tài sản có trung bình [ROA] cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản có.

Lợi nhuận sau thuế * 100

R

OA =

Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa: Một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

+ Chỉ tiêu so sánh lợi nhuận thuần với vốn tự có [ROE]: Cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồng vốn của ngân hàng.

Lợi nhuận sau thuế*100

R

OE =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Ý nghĩa: Một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

3.3.Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

+ Phương pháp Delphi: Phỏng vấn và trao đổi với chuyên gia và các cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm về các vấn đề có liên quan

+ Phương pháp so sánh: Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế và thực hiện so sánh tuyệt đối hoặc tương đối để rút ra các kết luận về đối tượng kinh tế nghiên cứu. Để từ đó thấy được sự phát triển tốt hay trung bình hay giảm hay xấu đi. So sánh giữa các số liệu trong quá khứ và hiện tại để tính các tỷ số tài chính, các chỉ tiêu kết quả, kết quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng qua hàng giai đoạn….sau đó nhận xét về kết quả kinh doanh của ngân hàng

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp từ phòng ban như phòng kế toán, phòng tín dụng, phòng hành chính, phòng kinh doanh, phòng giao dịch khách hàng …với các chứng từ sổ sách, số liệu có liên quan đến hoạt động của công ty và các đối thủ cạnh tranh thông qua internet, sách báo, tạp chí…

3.3.3. Dùng phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp khá thông dụng, là cách thức thu thập thông tin số liệu để kiểm chứng những giả thuyết hay giải quyết những vấn đề có liên quan đến tình hình hiện tại của ngân hàng.

Phương pháp thống kê mô tả phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng. Trong phần mô tả, khóa luận có dùng một số chỉ tiêu nghiên cứa như số tuyệt đối, số tương đối, cho các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của ngân hàng.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.Khái quát tình hình hoạt động ngân hàng của Việt Nam trong năm 2008

Năm 2007 là năm đánh dấu sự thành công của Việt Nam trên mọi phương diện chính trị, ngoại giao, kinh tế…Trong đó có sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Năm 2007 kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 8,44%, cao nhất trong 10 năm qua. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng mạnh với giá trị xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006; giá trị nhập khẩu đạt 60,8 tỷ USD tăng 33,1% so với năm 2006. Sức hút của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, thể hiện ở kỷ lục về lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] và nguồn vốn ODA. Ngược lại, năm 2008 khép lại với rất nhiều sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, đây cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới.

Những thách thức mà các nền kinh tế phải đối mặt trong năm 2008 diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường. Nếu như trong 6 tháng đầu năm, sự gia tăng mạnh của giá dầu, giá lương thực, sự giảm giá của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, cùng với những bất ổn chính trị đã gây ra tình trạng lạm phát mang tính toàn cầu và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia gặp khó khăn trước áp lực lạm phát, thì trong 6 tháng cuối năm, giá dầu giảm mạnh từ mức kỷ lục 147USD/thùng vào giữa tháng 7 và xuống mức dưới 40USD/thùng vào tháng 12, giá lương thực cũng giảm mạnh cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gây áp lực giảm phát. Nền kinh tế thế giới chuyển từ áp lực lạm phát cao sang xu hướng giảm phát cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu và tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2009...Trước tình hình kinh tế hết sức phức tạp diễn ra trong và ngoài nước, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2008, Ngân hàng cũng đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng đã góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu, duy trì tăng trưởng kinh tế. Thị trường tiền tệ giữ được bình ổn, lãi suất, tỷ giá biến động ở mức hợp lý.

Tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản. Mặc dù năm 2008 là năm khó khăn đối với các tổ chức tín dụng trong việc huy động vốn khi tỷ lệ lạm phát lên cao và đồng tiền bị mất giá. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn đảm bảo an toàn và có bước phát triển. Khả năng thanh khỏan của các tổ chức tín dụng được đảm bảo, tín dụng tăng trưởng ở mức phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tăng trưởng kinh tế. Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống Ngân hàng tăng 30% so với năm cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%. Các tổ chức tín dụng tiếp tục chú trọng phát triển nhiều công nghệ, dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại; mạng lưới hoạt động tiếp tục được củng cố và mở rộng quy mô hiệu quả, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. So với cuối năm 2007, vốn tín dụng đầu tư cho khu vực dân doanh tăng 37%, khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 12%, lĩnh vực xuất khẩu tăng 34%, khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng 30%, cho vay hộ nghèo, đối tượng chính sách khác tăng 40%. Dư nợ xấu toàn hệ thống chiếm 3,5%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô, tài chính thế giới và trong nước liên tục có những biến động phức tạp, khả năng phân tích, dự báo còn hạn chế, nên quá trình thực thi các giải pháp điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có thời điểm còn thiếu nhịp nhàng, đồng bộ; thị trường tiền tệ, ngoại hối trong những tháng đầu năm còn có những biến động gây khó khăn nhất định cho hoạt động của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp; hoạt động của các tổ chức tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; chất lượng dịch vụ ngân hàng còn có những bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội…

Tình hình lạm phát: Đầu năm ngân hàng phải đối mặt với tình hình lạm phát tăng cao. Do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn cho ngân ngân hàng. Do phải tăng lãi suất vay vì thế phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở việc kinh doanh của ngân hàng. Khi lãi suất cao, làm cho khả năng hoàn trả của các con nợ giảm sút, việc thu hồi nợ trở nên khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các ngân hàng.

Lãi suất trong năm 2008 có nhiều biến động, tính chung cả năm NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lần đầu tiên kể từ 1/12/2005, lãi suất cơ bản được điều chỉnh từ 8,25% lên 8,75% vào 1/2/2008.Đặc biệt ngày 29/5 lên tới mức 12% [do nhu cầu vốn của ngân hàng tăng mạnh]

Hình 4.1. biểu đồ biểu diễn các lãi suất chủ chốt từ đầu năm 2008

Nguồn: VNECONMY.VN


Lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có. Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục có lúc lên tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, có trường hợp tới 20%/năm.

Cạnh tranh ngân hàng ngày càng gay gắt hơn giữa ngân hàng trong nước lẫn các ngân hàng nước ngoài. Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý. Còn cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước là điểu hiển nhiên. Nhưng sự cạnh tranh dù là giữa nội – ngoại hay nội – nội vẫn là cần thiết. Vì như thế các ngân hàng sẽ không ngừng cải thiện, không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ, luôn luôn sáng tạo để làm thỏa mãn những đòi hỏi của đất nước, của người dân và các doanh nghiệp.

Để góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2009, NHNN xác định mục tiêu, định hướng nhiệm vụ ngân hàng cho năm 2009. Ngành Ngân hàng phải tham mưu đưa ra một chính sách thích hợp để chống suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư; dự báo, phân tích, đánh giá, nắm chắc tình hình để chủ động điều hành, tham mưu thực hiện được các mục tiêu đề ra. Huy động tổng hợp sức mạnh của toàn ngành để thực hiện có hiệu quả; đoàn kết, chung sức, chung lòng vì mục tiêu chung. Điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, hiệu quả, góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống: đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, nhưng đồng thời đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế. Hoàn thiện hệ thống thể chế về tiền tệ và ngân hàng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng an toàn, hiệu quả, linh hoạt hơn, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tăng cường năng lực quản lý nhà nước của NHNN và đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác cải cách hành chính, chống tham nhũng, tiêu cực. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận và giúp công chúng hiểu rõ hơn về hoạt động ngân hàng.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 3


trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu03.04.2019
Kích1.06 Mb.
#95331

4.2.Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

4.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của NH qua các năm 2006 – 2008

Bảng 4.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của NH từ 2006 – 2008.

Đvt: tỷ đồng


Chênh lệch

Chỉ tiêu năm năm năm 2007/2006 2008/2007

2006 2007 2008 ±∆ % ±∆ %


A B C B-A [B-A]/A C-B [C-B]/B

Tổng doanh thu

Tổng chi phí

LN trước thuế

Thuế TNDN

LN sau thuế


5.039

1.214


3.825

956

2.869

5.763

2.571


3.192

785

2.407

8.874

5.317


3.557

877

2.680

724

1.357


-633

0

- 462



14,37

111,78


-16,55

0

-16,1



3.111

2.746


365

0

273



53,98

106,8


11,43

0

11,34



Nguồn: BCTN qua các năm của Vietcombank

Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta thấy. Kết thúc năm 2006 kết quả mà ngân hàng đạt được là rất tốt với tổng doanh thu đạt 5.039 tỷ. Năm 2007 là 5.763 tỷ tăng 724 tỷ so với 2006 tương ứng 14,37 %. Năm 2008 tổng doanh thu ngân hàng đạt được là 8.874 tỷ tăng 53,98% so với năm 2007.

Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2006 là 1.214 tỷ [tăng so với năm 2005] đến năm 2007 nguồn chi phí này đã tăng lên 2.571 tỷ tương ứng tăng 111,78%. Mức tăng này là lớn so với những năm trước. Mức chi phí này gia tăng là do năm 2007 quỹ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên 100% theo quy định của chính phủ. Đến năm 2008 thì mức chi phí này là 5.317 tỷ tăng 2.746 tỷ, tương ứng tăng 106,8% so với năm 2007.

Từ năm 2006 trở về trước lợi nhuận sau thuế của Vietcombank liên tục tăng tuy nhiên với tốc độ không đều. Năm 2006 lợi nhuân sau thuế của ngân hàng rất lớn: 2.869 tỷ. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế là là 2.407 tỷ giảm 462 tỷ tương ứng giảm 16,1%. Có sự giảm lợi nhuận này là vì năm 2007 do có sự tác động từ sự suy giảm nền kinh tế thế giới làm cho nguồn vốn thanh toán của ngân hàng ở nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn và do ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng so với năm 2006 theo chỉ thị của chính phủ. Tuy vậy đến năm 2008 lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 2.680 tỷ tăng 237 tỷ tương ứng tăng 11,34% so với năm 2007. Điều này thể hiện sự nỗ lực của ngân hàng trước hoàn cảnh khó khăn của nền kinh tế. Trong 2 năm 2007,2008 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động mạnh đã làm ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của Ngân hàng Vietcombank nói riêng và các ngân hàng trong nước nói chung.

Bảng 4.2: Tình hình tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của NH.

Đvt: tỷ đồng


Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản


11.228 13.552 15.356 166.952 197.408 221.950

Nguồn: BCTN các năm của Vietcombak

Ngân hàng Vietcombank luôn tích cực tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính và khả năng hoạt động của mình. Vốn chủ sở hữu của Vietcombank từ các năm trở về trước cho tới năm 2007 liên tục tăng với tốc độ khá cao. Năm 2007 là 11.228 tỷ tăng 2.324 tỷ so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thì tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng đã giảm. Năm 2008 là 15.367 tỷ tăng 1.804 tỷ so với năm 2007. Tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng ổn định qua các năm. Năm 2007 là 197.408 tỷ tăng 29.456 tỷ so với năm 2006, năm 2008 là 221.950 tỷ tăng 24.542 tỷ so với năm 2007. Nhìn chung tình hình tài chính của Ngân hàng tăng ổn định qua các năm. Sự tăng vốn điều lệ sẽ góp phần tăng vốn chủ sở hữu cho ngân hàng. Điều này sẽ giúp cho Vietcombank nâng cao hơn năng lực cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập.

Hình 4.2: Biểu đồ Vốn chủ sở hữu của Vietcombank qua 3 năm 2006 – 2008.

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Vietcombank từ năm 2006 – 2008

Đvt: Tỷ đồng



Năm Năm Năm

2006 2007 2008


Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
±∆ % ±∆ %
Có kỳ hạn 79.081 80.988 82.177 1.917 2,420 1.119 1,380
Không kỳ hạn 63.874 91.226 108.308 27.339 42,800 17.082 18,720
Phát hành giấy tờ có giá 8.779 3.221 2.922 0 0 0 0
Tổng cộng 152.078 175.436 193.407 23.358 15,390 17.972 9,290
Nguồn: Phân tích tổng hợp

Hình 4.3: Biểu đồ Tình hình huy động vốn của ngân hàng từ năm 2006 - 2008

Những biến động của thị trường tài chính tiền tệ 2007 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng – ngân hàng có tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết thúc năm 2007 ngân hàng đã thu hút được 175,435 tỷ vốn huy động tăng 23.358 tỷ tương ứng tăng 15,39% so với năm 2006. Năm 2008 nguốn vốn huy động của ngân hàng là 193.407 tỷ tăng 17.972 tỷ tương ứng tăng 9,29% so với năm 2007. Nhìn chung, tình hình huy động vốn được ngân hàng thực hiện rất tốt do ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường, cải thiện thanh khoản, phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới [chứng chỉ tiền gởi, tiết kiệm dự thưởng,lãi suất bậc thang…

Bảng 4.4: Doanh số thanh toán quốc tế từ năm 2006 – 2008

Đvt: Tỷ USD


Chỉ tiêu

Năm Năm Năm

2006 2007 2008


Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
±∆ % ±∆ %
A B C B-A [B-A]/A C-B [C-B]/B

Xuất khẩu 12.700 14.163 16.800

Nhập khẩu 10.100 12.160 15.700

Tổng cộng 22.800 26.323 32.500


1.463 11,5 2.637 17,8

2.060 20,4 3.540 28,9

3.523 15,5 6.177 23,4

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm

Hình 4.4: Biểu đồ tình hình thanh toán quốc tế của Vietcombank từ 2006 – 2008

Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng Vietcombank.

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcom năm 2007 là 26.323 tỷ USD tăng 15,5% so với năm 2006, năm 2008 là 32.500tỷ USD tăng 23,4% so với năm 2007. Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà Vietcombank luôn duy trì và khẳng định vị trí hàng đầu trong toàn ngành. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Vietcombank đạt được tăng trưởng ổn định tiếp tục khẳng định vị trí là ngân hàng thanh toán xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam.

Bảng 4.5: Tình hình dư nợ tín dụng cho vay theo thời gian

Đvt: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2006 2007 2008 Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
±∆ % ±∆ %
A B C B-A [B-A]/A C-B [C-B]/B

Ngắn hạn 37.887 51.678 59.218

Trung hạn và 29.856 45.854 53.475

dài hạn

Tổng 67.743 97.532 112.793



13.791 36,4 7.602 14,71

15.998 53,58 6.490 14,15

21.926 29,00 14.092 15,53
Nguồn: Phân tích tổng hợp

Hình 4.5: Biểu đồ tình hình dư nợ tín dụng của ngân hàng từ 2006 – 2008

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nhất định số tiền ngân hàng còn cho vay mà chưa thu lại được và cần phải thu về khi đến hạn.

Bảng kết quả cho thấy hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng trong năm 2007 là khá tốt. Tổng dư nợ tín dụng của ngân của ngân hàng cuối năm 2006 là 67.743 tỷ, năm 2007 đạt được là 97.532 tỷ tương ứng tăng 44%. Năm 2008 là 111.624 tỷ tăng 14,44% so với năm 2007

Năm 2006 dư nợ cho vay ngắn hạn là 37.887, năm 2007 dư nợ cho vay ngắn hạn là 51.678 tỷ tăng 13.791 tỷ tương ứng tăng 36,4% so với năm 2006.Năm 2008 là 59.280 tỷ tăng 7.602 tỷ tương ứng tăng 14,715 so với năm 2007. Đối với vay trung và dài hạn năm 2006 là 29.856 tỷ, năm 2007 là 45.854 tăng 15.998 tỷ tương ứng tăng 53,58% . Năm 2008 là 52.344 tỷ tăng 6.490 tỷ tương ứng tăng 14.15%.

Doanh số cho vay theo thời hạn vay của ngân hàng đều tăng qua các năm. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế tăng lên nhằm đáp ứng cho đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.6: Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận và khả năng thanh toán

Đvt: [%]


Các chỉ tiêu 2006 2007 2008

Tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng 1,72 1,1 1,21

TS có bình quân[ROA]



Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn 25,48 17,76 18,86

CSH bình quân[ROE]



Nguồn: Phân tích tổng hợp

Qua bảng cho thấy: tỷ suất về doanh lợi tài sản của ngân hàng [ROA] năm 2006 là 1,72 tức là trong 100 đồng tài sản có thì tạo ra được 1,72 đồng lợi nhuận, năm 2007 là 1,09 tức là trong 100 đồng tài sản có thì tạo ra đựợc 1,1 đồng, năm 2008 là 1,21.Tỷ suất doanh lợi tài sản của ngân hàng năm 2007 giảm so với năm 2006 là do lợi nhuận trước thuế sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro của năm 2007 là giảm so với năm 2006. Tới năm 2008 tỷ suất này đã được tăng lên.

Về doanh lợi vốn tự có [ROE], năm 2006 là 25,48% tức là cứ 100 đồng vốn tự có của ngân hàng bỏ ra tạo ra được 25,48 đồng lợi nhuận; năm 2007 doanh lợi vốn tự có của ngân hàng là 17,76. Tương tự như tỷ suất doanh lợi về tài sản thì năm 2007 doanh lợi vốn tự có giảm so với năm 2007. Tức là cứ 100 đồng vốn tự có của ngân hàng bỏ ra tạo ra được 17,76 đồng lợi nhận. Năm 2008 tỷ suất này tăng lên là 18,86 tức là cứ 100 đồng vốn tự có của ngân hàng bỏ ra tao được 18,86 đồng lợi nhuận

Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.

Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của Vietcombank đã phát triển với tốc độ rất nhanh và hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành một dịch vụ ngân hàng hiện đại mang tính nền tảng, là mũi nhọn cho chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở ra một hướng mới cho việc huy động vốn, giúp giảm lãi suất đầu vào cho ngân hàng. Vietcombank đang khẳng định vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và tiện ích gia tăng cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại. Tổng số lượng thẻ do Vietcombank phát hành trong năm 2008 đạt 3,36 triệu thẻ, tăng 34,79% so với cuối năm 2007 và giữ vững vị trí đứng đầu trong hệ thống các ngân hàng về số lượng chủ thẻ.

Trong thời gian qua, mặc dù nền kinh tế diễn biến hết sức phức tạp và khó lường. Trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, ngân hàng Vietcombank đã nỗ lực để vượt qua khó khăn để hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh, giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định và duy trì vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam.

4.2.2.Tình hình hoạt động của ngân hàng sau cổ phần hóa.

Hình 4.6: Mô hình NHTMCP Ngoại thương Việt Nam và các công ty con, công ty trực thuộc [mô hình công ty mẹ- công ty con]


Năm 2008, sự kiện cổ phần hóa Vietcombank đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới đầu tư và truyền thông. Trong điều kiện nền kinh tế có những khó khăn nhất định, việc cổ phần hóa Vietcombank được coi là thuận lợi. Tuy nhiên, trong năm qua các tổ chức tín dụng đã thực sự bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt. Hàng loạt các NHTMCP đã phát triển đột phá về quy mô hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh với nhiều biện pháp như tăng vốn chủ sở hữu, phát triển sản phẩm mới, phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ. Các tập đoàn, các tổ chức kinh tế lớn cũng đang ráo riết hoàn thiện hồ sơ xin thành lập ngân hàng cổ phần.

Trước khi cổ phần hóa ngân hàng Vietcombank, thương hiệu Vietcombank đã được biết đến trong suốt 45 năm hoạt động. Đây là một lợi thế lớn đối với ngân hàng. Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, Vietcombank luôn được biết đến như là một NHTM hàng đầu, là bạn hàng của các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng.

a] Kết quả đạt được của ngân hàng sau cổ phần hóa

Trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn trong thời gian qua, Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ngân hàng đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, thực hiện tương đối tốt các chỉ tiêu kinh doanh chính. Sau 9 tháng đầu năm 2008 vốn chủ sở hữu đạt 12.100,8 tỷ đồng/kế hoạch 15.500 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 209 nghìn tỷ đồng/211 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng dư nợ tín dụng 12,9% trong khi kế hoạch 29,2%. Tăng trưởng huy động vốn không thực hiện được và còn giảm 5%; lợi nhuận trước thuế-một chỉ tiêu quan trọng nhất đạt 3.424 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch cả năm 3.383 tỷ đồng, hoàn thành 101,2% kế hoạch lợi nhuận năm 2008. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank còn góp phần cùng ngành ngân hàng thực hiện tốt chủ trương, kiềm chế lạm phát. Vì vậy, Vietcombank đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội [Quyết định số 1697/QĐ/TTg ngày 21/11/2008] của Thủ tướng Chính phủ.

b] Những mặt còn tồn tại

Có thể nói sau năm đầu thực hiện cổ phần hóa, Vietcombank vẫn tiếp tục vươn lên với những kết quả kinh doanh rất tốt. Tuy nhiên, khó khăn trước mắt và lâu dài là không nhỏ đó là: Vietcombank phải tiếp tục thay đổi cơ chế, mà trước hết là cơ chế trả lương cho người lao động. Tại Việt Nam đã tồn tại quá lâu cơ chế bất hợp lý trong xét duyệt đơn giá tiền lương trong các NHTM Nhà nước, trong đó Vietcombank luôn là NHTM có số nộp nghĩa vụ cho Nhà nước cao nhất nhưng lại được hưởng mức thu nhập thấp. Cổ phần hóa đã được một năm, cơ chế lương, thu nhập của người lao động trong Vietcombank không có gì mới. Do thiếu hẳn động lực kinh tế, chất xám của Vietcombank hiện đang tiếp tục mất dần, nếu muốn thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao thì Vietcombank cần phải thay đổi cơ chế này

Đứng trước thời điểm hết sức nhạy cảm như hiện nay, cần có những thay đổi mạnh mẽ về cơ chế để doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa mạnh hơn, góp phần thiết thực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo lợi nhuận cao hơn, tỷ lệ cổ tức trả cho các cổ đông ngày một lớn hơn... Tất cả vì sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam, vì sự lớn mạnh của Vietcombank và làm giảm đi sự hụt hẫng của các cổ đông đã tham gia đấu giá cổ phiếu của Vietcombank với mức giá “trên trời” để rồi đang tiếp tục phải bận tâm.

Vậy để xem năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong thời gian qua và sắp tới như thế nào, tôi tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Vietcombank.

4.3. Phân tích các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng

4.3.1. Môi trường vĩ mô

a] Môi trường kinh tế

Sự phát triển của nên kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng sẽ tác động đến khả năng thu hút tiền gửi, khả năng cho vay đầu tư và phát triển các dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại. Ngân hàng là một ngành chứa đựng nhiều rủi ro. Mỗi một biến động bất lợi của môi trường kinh tế vĩ mô đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của một ngân hàng. Một nước có nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, các chỉ số về lạm phát, lãi suất, tỷ giá phát triển ổn định, năng lực cạnh tranh cao sẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng, giúp các ngân hàng thương mại trong nước có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của mình. Và ngược lại, sự bất ổn định về kinh tế có thể tạo ra sự dè dặt, co cụm của những nỗ lực đầu tư của các doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng.

Lạm phát

Năm 2008 khép lại với nhiều sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới.

Ngay từ đầu năm, căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, NHNN đã xác định 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng năm 2008 với nội dung chủ yếu là: Hoàn thiện hệ thống thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng; cơ cấu lại tổ chức, bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước; đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống thông tin ngân hàng; tuân thủ lộ trình mở cửa hoạt động ngân hàng đã cam kết khi gia nhập WTO; thực hiện tốt công tác in, lưu thông tiền mặt phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế; củng cố, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, điều hành, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc NHNN; tập trung thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các mặt hoạt động ngân hàng.

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008, không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục [hơn 14% GDP], thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm. Trước tình hình đó, để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng cao sang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và tăng trưởng duy trì ở mức hợp lý. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, diễn biến kinh tế và lạm phát của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của kinh tế thế giới, nên các giải pháp vĩ mô cũng đã có sự thay đổi cho phù hợp. Tháng 11-2008, Chính phủ đã đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhóm giải pháp về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả để vừa duy trì tốc độ tăng trưởng, vừa ổn định kinh tế vĩ mô.

Trước tình hình kinh tế thế giới diễn ra hết sức phức tạp cùng với những khó khăn trước mắt của nền kinh tế nước ta thì Vietcombank cũng không tránh khỏi xu thế khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, với các giải pháp hiệu quả của của chính phủ cùng với sự tích cực và nỗ lực trong hoạt động kinh doanh Vietcombank vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định và giữ vai trò là cánh chim đầu đàn của ngành ngân hàng.

b] Môi trường chính trị pháp luật

Hệ thống luật pháp trước hết tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Hệ thống luật pháp tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Luật quy định những điều kiện cần thiết về mặt pháp lý để một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh, những lĩnh vực kinh doanh hợp pháp, giới hạn về quy mô huy động vốn, khả năng cấp tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các quy định đảm bảo an toàn. Ngoài ra, những quy định của luật cũng tác động đến khả năng tham gia cạnh tranh của các chủ thể trên thị trường tài chính, gia tăng hay kìm hãm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế. Khi có sự thay đổi về luật, các quy định trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của quốc gia sẽ kéo thao sự điều chỉnh trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các chủ thể, đề ra các quy định và các nguyên tắc trong cạnh tranh, chi phối đến việc mở rộng hay giới hạn quy mô cạnh tranh của thị trường, phát triển môi trường cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy các ngân hàng thương mại tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Hệ thống luật pháp một mặt tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các ngân hàng thương mại nhưng mặt khác cũng thực hiện chức năng ngăn ngừa và có chế tài xử phạt thích đáng đối với hoạt động tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

    Quê hương

Video liên quan

Chủ Đề