Mainstream education là gì

Just for you: FREE 60-day trial to the world’s largest digital library.

The SlideShare family just got bigger. Enjoy access to millions of ebooks, audiobooks, magazines, and more from Scribd.

Read free for 60 days

Cancel anytime.

used to refer to education for children who can be taught in the same way as most other children, or to people, schools, etc. connected with this type of education:
Many youngsters have been out of mainstream education for so long that they cannot adapt to a formal learning environment.

Bạn đang xem: Mainstream là gì

Muốn học thêm?

Nâng cao vốn từ vựng của bạn với English Vocabulary in Use từ 90namdangbothanhhoa.vn.Học các từ bạn cần giao tiếp một cách tự tin.

Mainstreaming equality means that equality should not be catered for only by specific programmes or initiatives.

Xem thêm:

to teach children with special needs in the same class or school as children who do not have special needs:
(of beliefs or behavior) common and shared by most people, or representing such beliefs or behavior:
mainstream organizations, ideas, etc. are those that are considered normal, and accepted or used by most people:
mainstream culture/politics/society Cell phones have been a part of mainstream culture since the 1990s.
mainstream education/school It should be possible to include children with behavioural problems within mainstream education.

Xem thêm:

cultural/political mainstream Our nation"s political mainstream will never allow such a constitutional change.
to include people who have particular difficulties or needs in the same schools or places of work as everyone else:
Mainstreaming is not an alternative to positive action: given that we are far from genuine application of equal opportunities, both must be taken forward.
Developing more cohesive communities depends on mainstreaming community cohesion in all policies and programmes.
Figures are not available prior to 2002–03 when the majority of drug treatment was funded through mainstreamed health monies.
Mainstreaming human rights in its external policies and respect for the rule of law are the cornerstones in any relations with third countries.
Secondly, alongside mainstreaming we also want to see accompanying measures specifically designed to eliminate inequality.
Mainstreaming culture can lead to mutual understanding, peaceful cooperation and stability, as well as to economic benefits.
The over-prescriptive references to "gender mainstreaming", "gender-based budgeting" and the call for rigid enforcement of quota systems are examples of this.
Mainstreaming matters that come under the first pillar with those regarded as coming under the third pillar is proving a source of constant difficulties.
Các quan điểm của các ví dụ không thể hiện quan điểm của các biên tập viên 90namdangbothanhhoa.vn 90namdangbothanhhoa.vn hoặc của 90namdangbothanhhoa.vn University Press hay của các nhà cấp phép.

Mainstream education là gì

Mainstream education là gì

Mainstream education là gì

Mainstream education là gì

Phát triển Phát triển Từ điển API Tra cứu bằng cách nháy đúp chuột Các tiện ích tìm kiếm Dữ liệu cấp phép
Giới thiệu Giới thiệu Khả năng truy cập 90namdangbothanhhoa.vn English 90namdangbothanhhoa.vn University Press Quản lý Sự chấp thuận Bộ nhớ và Riêng tư Corpus Các điều khoản sử dụng
{{/displayLoginPopup}} {{#notifications}} {{{message}}} {{#secondaryButtonUrl}} {{{secondaryButtonLabel}}} {{/secondaryButtonUrl}} {{#dismissable}} {{{closeMessage}}} {{/dismissable}} {{/notifications}}

Mainstream education là gì

English (UK) English (US) Español Español (Latinoamérica) Русский Português Deutsch Français Italiano 中文 (简体) 正體中文 (繁體) Polski 한국어 Türkçe 日本語 Tiếng Việt
English (UK) English (US) Español Español (Latinoamérica) Русский Português Deutsch Français Italiano 中文 (简体) 正體中文 (繁體) Polski 한국어 Türkçe 日本語
{{#verifyErrors}}

{{message}}

Mainstream education là gì

DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT

                                                                                                                TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH                                                                                                                    

Bích Ngọc

Phần 1 – Áp Dụng Lý Thuyết Vygotsky Trong Giảng Dạy Tiếng Việt

Giới Thiệu

Có rất nhiều lý thuyết về giáo dục được áp dụng trong giảng dạy. Tùy theo kinh nghiệm, kiến thức, và niềm tin của người giảng viên, việc quyết định sử dụng lý thuyết nào và cách đưa lý thuyết đó vào thực tế để điều hành lớp học,  thể hiện rõ ‘triết lý’ cá nhân (individualism in philosophy) của người giảng viên đó nhằm giúp học sinh, trong một thời gian có giới hạn của buổi học, đạt được kết quả là tiếp thu nội dung, thông tin và kiến thức một cách hiệu quả nhất những gì người giảng viên mong muốn.

Bài viết này giới hạn trong việc tìm hiểu một số nội dung cơ bản của lý thuyết mang tên Vygotsky, một nhà giáo dục, xã hội học nổi tiếng người Nga; bài viết cũng bàn đến cách ứng dụng lý thuyết Vygotsky vào thực tế , một số mặt mạnh và yếu của nó trong thực hành giảng dạy Tiếng Việt cho học sinh Việt Nam tại hải ngoại.

Lý thuyết Vygotsky đã được áp dụng rất có hiệu quả tại Nga vào những năm đầu thế kỷ XX, nhưng mãi tới giữa những năm 1980 của thế kỷ XX, nó mới được biết đến, xem xét kỹ lưỡng, nghiên cứu và áp dụng trong lãnh vực giáo dục ở các nước phương Tây như Hoa Kỳ, Canada, Đức, Úc, v.v.. Đã có rất nhiều nhà giáo dục và xã hội học trên khắp thế giới có xu hướng đem lý thuyết Vygotsky áp dụng vào lãnh vực mà họ đang thực hành và đã đạt được những kết quả rất tốt. Theo Churchill và các đồng sự (2011), lý thuyết Vygotsky vẫn đang tiếp tục có ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng trong nền giáo dục hiện đại ngày nay.

Các Yếu Tố Cơ Bản

Mainstream education là gì

Lý thuyết Vygotsky tập trung vào mối quan hệ ràng buộc giữa những con người với hoàn cảnh văn hóa xã hội xung quanh họ (Marsh, 2010). Dạy và học các ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng, hoàn toàn chịu ảnh hưởng sâu nặng và dựa trên mối quan hệ, tương tác giữa hoàn cảnh văn hóa xã hội  với con người, như đã đề cập ở trên. Đó là các mối quan hệ giữa các phụ huynh với các giáo viên, giữa giáo viên với các học sinh, giữa nhà trường và gia đình, cộng đồng, v. v. Các nhà giáo dục chọn  khái niệm ‘nâng đỡ’ (scaffolding) để hướng dẫn học viên mỗi khi truyền đạt những kiến thức và các kỹ năng mới cho người học. Dưới ánh sáng của lý thuyết giáo dục, khái niệm về Khu vực Phát triển Lân cận (Zone of Proximal Development – ZPD) của Vygotsky được ứng dụng rất rộng rãi. ‘Nâng đỡ‘ là khái niệm rất gần gũi với ZPD, đó là đông lực chính yếu về mức độ trợ giúp tương hợp với tiềm năng nhận thức của mỗi người.

Theo lý thuyết Khu vực Phát triển Lân cận, nằm trong miền ZPD, người học được trợ giúp bằng nhiều cách khác nhau để đạt tới mục tiêu. ‘Nâng đỡ’ được hiểu là quá trình mà những người có nhiều kiến thức hơn, ví dụ như những nhà chuyên môn, các chuyên gia,v.v, giúp đỡ hoặc truyền kiến thức và kinh nghiệm cho những học viên chưa có kiến thức đó hoặc ít kiến thức hơn, hiểu ra được vấn đề mà những học viên này đang học hoặc muốn tìm hiểu.

Tương tác văn hóa xã hội rất cần thiết cho sự thành công trong việc giảng dạy ngôn ngữ. Đối với việc giảng dạy Tiếng Việt cho học sinh Việt Nam tại Úc, sự hiểu biết về văn hóa Việt Nam trong xã hội Úc là yếu tố rất quan trọng để người giáo viên truyền tải kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ về văn hóa, lịch sử, v.v. tới các học sinh với hiểu quả cao. Chính sách xã hội đa văn hóa ở Úc hiện nay, tạo điều kiện cho phép các giáo viên, học sinh, và các học viên có nhiều cơ hội giao tiếp với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới ở ngay trong nước Úc . Các thành viên tại các gia đình và các trường học có nhiều khả năng mở rộng tầm nhìn và lòng bao dung hơn trong việc thiết lập, vun trồng sự hiểu biết xã hội lẫn nhau, và giúp đỡ các thành viên trong cộng đồng mình tôn trọng bản sắc văn hóa khác biệt của các cộng đồng khác (GCIR, 2012).

Mainstream education là gì

Hiểu lý thuyết về Khu vực Phát triển Lân cận để áp dung trong giảng dạy Tiếng Việt sẽ giúp người giáo viên sử dụng các thông tin, tài liệu nhằm giúp học sinh của mình biết được bản chất tự nhiên của môn học Tiếng Việt. Vygotsky cho rằng tác động của xã hội đóng vai trò nền móng trong quá trình phát triển nhận thức, và việc ‘nâng đỡ’ trong các hoạt động xã hội là yếu tố quyết định trong việc phát triển nhận thức của học sinh.

Điều này có nghĩa là: Khi giảng dạy Tiếng Việt, người giáo viên phải biết trình độ hiện tại của học sinh mình đang nằm ở vùng nào trong mô hình của Khu vực Phát triển Lân cận. Nếu bài giảng trên lớp được chuẩn bị sơ xài, quá đơn giản, học sinh sẽ cảm thấy quá dễ , gây nhàm chán và không thích học môn Tiếng Việt. Ngược lại, nếu giáo viên chuẩn bị bài giảng quá khó so với khả năng nhận thức của học sinh, sẽ đem đến cho các em cảm giác nản lòng, dễ thoái lui vì nghĩ mình không đủ khả năng để học tới, bởi vì Tiếng Việt là môn học không bắt buộc nên các em dễ có ý định bỏ học. Nhiệm vụ ‘nâng đỡ’ của người giáo viên Tiếng Việt là kéo các em vào Khu vực Phát triển Lân cận, trong khu vực này, các em được học với môi trường hứng khởi, phù hợp với năng lực của các em; bài học không quá dễ để bị xem là tẻ nhạt, cũng không quá khó khiến  cho các em nản lòng, thối chí.

Một ví dụ thực tế minh họa áp dụng lý thuyết ‘nâng đỡ’ của Vygotsky trong việc hướng dẫn học sinh tham gia thi ‘Nói Chuyện trước Công chúng – Public Speaking’ vừa qua tại trường Việt ngữ Bankstown. Với đề tài ‘Ngày ANZAC’; vì sanh ra và lớn lên ở Úc, một số em học sinh trung học có thể có kiến thức để thi bằng Tiếng Anh một cách dễ dàng, nhưng để diễn đạt bằng Tiếng Việt quả là một khó khăn rất lớn đối với hầu hết các em đang ở trình độ lớp 7 và 8 môn Tiếng Việt. Một số em chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi nào như vậy do nhà trường tổ chức hằng năm. Trong trường hợp này, giáo viên ‘nâng đỡ’ các em bằng cách hướng dẫn chi tiết một bài ‘mẫu’ và hướng dẫn cho các em làm theo. Nhiệm vụ của các em là tìm hiểu thêm tài liệu qua các nguồn sẵn có như hỏi thêm kiến thức từ cha mẹ, hoặc tìm kiếm thêm thông tin trên các trang mạng, sách báo, tạp chí, v.v.. Tất cả các học sinh được khuyến khích cùng tham gia cuộc thi và như vậy mỗi em chỉ dự một phần nhỏ trong bài thi chung, vừa hợp với năng lực của từng em, tạo cho các em niềm tin rằng mình có khả năng để đi dự thi đợt này. Thực tế là, ngay trước cuộc thi diễn ra, tất cả các em đều ‘hồi hộp’ tập dợt cho bài nói của mình một cách có ‘ý thức trách nhiệm’ với cả lớp. Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy sau cuộc thi, các em có cảm giác tự tin hơn về khả năng Tiếng Việt của mình nhất là các em chưa hề tham gia thi trước đây, rằng thi nói Tiếng Việt không tới mức quá khó và buồn tẻ như các em vẫn nghĩ.

Như đã nêu ra, một trong những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Vygotsky là mối tương tác văn hóa xã hội. Yếu tố này là thiết yếu và cần phải được xem xét thật cẩn thận mỗi khi người giáo viên chuẩn bị công việc ‘nâng đỡ’ trong giảng dạy và truyền tải kiến thức cho học sinh. Theo Vygotsky, mối tương tác văn hóa xã hội rất quan trọng; cùng với ‘triết lý cá nhân’ của mình, người giáo viên có tác động  rất lớn đến người học, tới mức hình ảnh và tư tưởng của người giáo viên này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ và để lại ấn tượng rất lâu dài trong ký ức của học sinh, nhiều khi có thể làm thay đổi lối suy nghĩ cũng như thái độ học tập của người học.

Cairney (1995) đồng ý với Vygotsky rằng các quá trình xử lý bậc cao (higher order processes) như biết viết, biết đọc, v.v., chỉ có thể đạt được ở giai đoạn đầu thông qua sự tương tác lẫn nhau [giữa con người với con người trong môi trường văn hóa xã hội], rồi ở các giai đoạn sau đó sẽ hình thành và đưa đến khả năng độc lập. Xử dụng các từ khóa và thuật ngữ khi dạy Tiếng Việt thông qua việc  đối thoại qua lại giữa giáo viên và học sinh trong phạm vi giao tiếp xã hội sẽ giúp học sinh luôn nằm trong Khu vực Phát triển Lân cận, và do đó việc học sẽ luôn có hiệu quả. Dần dà, giáo viên ‘nâng đỡ’ học sinh tiến lên mức cao hơn nhưng vẫn trong phạm vi của Khu vực Phát triển Lân cận. Thực hành được như vậy, học sinh sẽ luôn được tiếp thêm nguồn cảm hứng và tăng cường kiến thức trước khi bước qua giai đoạn làm việc và học tập hoàn toàn độc lập. Trên thực tế, với quan điểm ‘học suốt đời’ (lifelong learning), đối với từng cá nhân, Khu vực Phát triển Lân cận vẫn luôn giữ vai trò rất quan trọng.

Ảnh hưởng của việc ứng dụng lý thuyết Vygotsky trong giảng dạy Tiếng Việt tại các trường ngôn ngữ cộng đồng ở Úc.

Có những hạn chế khi áp dụng ‘nâng đỡ’ trong giảng dạy Tiếng Việt ở các trường ngôn ngữ cộng đồng tại Úc. Lý do chính là vì việc này tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của giáo viên. Không kể đến các giáo viên dạy Tiếng Việt trong các trường chính mạch (mainstream schools), tất cả các giáo viên cộng đồng đều là những người làm việc trên cơ sở thiện nguyện, họ không hưởng các ‘tiêu chuẩn’ như những giáo viên trong các trường thuộc hệ thống chính mạch. Vì lý do yêu nghề dạy học, việc dành ra vài giờ mỗi tuần đứng lớp cũng đã là những đóng góp và hy sinh một phần quỹ thời gian của gia đình cho công việc xã hội của họ. Trong khi đó, yêu cầu để áp dụng thành công lý thuyết ‘nâng đỡ’ rất công phu, trong nhiều trường hợp, khi có nhiều nhu cầu cần phải ‘nâng đỡ’, thì nguồn (resources) cung cấp của giáo viên không đủ để đáp ứng lại nhu cầu này. Công việc ‘nâng đỡ’ có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên hiến dâng tình thương yêu, lòng tận tụy, đồng cảm một cách kiên trì, liên tục, đều đặn và bất vụ lợi tới cho học sinh, mà điều này không phải tất cả các giáo viên đang giảng dạy thiện nguyện đều làm được ở mức độ chất lượng cao, do các nguyên nhân ở trên.

Tuy vậy, có rất nhiều lợi điểm to lớn khi áp dụng lý thuyết ‘nâng đỡ’, khiến cho những bất lợi nêu ở phần trên trở nên không đáng kể. Đó là, khi ‘nâng đỡ’, người giáo viên cung cấp những hướng dẫn rất rõ ràng dẫn dắt cho học sinh hướng đi đúng đắn trong học tập, giảm thiểu những khó chịu, ảnh hưởng không tốt về tâm lý và ý nghĩ bỏ học của học sinh. Với sự ‘nâng đỡ’ của giáo viên, giúp phát hiện và điều chỉnh những sai phạm có thể mắc phải ngay ở giai đoạn đầu của học sinh, điều này giúp ngăn chặn những thói quen xấu có thể xảy ra như trốn học, bỏ học, thái độ cư xử không tốt với bạn bè, thầy cô,v.v... Và điều quan trọng trên hết, là học sinh dần dần đạt tới mục tiêu của môn học đó là các em học và hiểu văn hóa Việt nam, lễ phép, hiếu thảo với cha mẹ ông bà, thành công trong học vấn, gia đình hạnh phúc, lợi lộc cho chính các em, phụ huynh, cộng đồng và xã hội. ‘Nâng đỡ’ trong dạy và học Tiếng Việt trở thành kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau cho cả thày và trò. Áp dụng lý thuyết ‘nâng đỡ’, việc giảng dạy Tiếng Việt không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức về ngôn ngữ Tiếng Việt, điều căn bản hơn, nó trang bị giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm thực tế xã hội và văn hóa của người Việt, trong môi trường đa văn hóa của Úc.

Thay phần kết luận

Dưới ánh sáng của lý thuyết Vygotsky, ứng dụng ‘nâng đỡ’ hứa hẹn sự thành công khác biệt trong giảng dạy môn Tiếng Việt. Nó không những là một công cụ mang phương pháp sư phạm rất tích cực, mà còn tạo ra một môi trường văn hóa xã hội lành mạnh trong học tập cho các em học sinh. Hiểu lý thuyết của Vygotsky, và không ngừng nâng cao kiến thức sẽ giúp công việc giảng dạy Việt ngữ tại các trường ngôn ngữ cộng đồng giữ được vị trí và lợi thế cạnh tranh trong nền giáo dục hiện đại toàn cầu.

Tài Liệu Tham Khảo

Churchill, R., Ferguson, P., Godinho, S., Johnson, N. F., Keddie, A., Letts, W., ….Vick, M. (2011). TEACHING–Making a difference. Australia-Wiley.John Wiley & Sons Australia, Ltd.

GCIR(2012). Social and Cultural Interaction. Grantmakers Concerned with Immigrants and refugees. Retrieved 24 April 2012 from http://www.gcir.org/integration/social

Marsh, C., (2010) 5th edition. Becoming a Teacher: Knowledge, Skills and Issues. Frenchs Forest, Australia. Pearson Education.