Mâm ngũ quả cúng ở đâu

Các gia đình không chỉ muốn có mâm ngũ quả đẹp mắt, ấm cúng mà còn muốn qua ý nghĩa mâm ngũ quả để gửi gắm ước nguyện của mình.

Dưới đây là một số lưu ý về bày mâm ngũ quả ngày Tết để tránh những sai lầm, nhằm có được mâm ngũ quả đẹp và gửi gắm được ý nghĩa của gia chủ.

Sai lầm 1: Không hiểu hết ý nghĩa các loại quả

Mâm ngũ quả, nghĩa là mâm bày 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành. Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.

Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng [ứng với Hành Thổ], ý nghĩa là cầu phúc lộc [nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng].

Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ [thường là dưa hấu] và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm..

Một số gia đình thường băn khoăn, màu sắc mâm ngũ quả có nhất định phải đủ các loại quả có màu theo ngũ hành hay không? Trong khi đó vẫn muốn bày thêm những quả khác thể hiện mong muốn của gia chủ? Theo cổ truyền, Ngũ hành không phải quan niệm trên ban thờ, không có ý nghĩa thực tiễn trong tâm linh.

Do đó, việc chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt, nhưng không thì vẫn có thể chọn quả những quả theo nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ.

Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc.

Mỗi loại quả được quan niệm có ý nghĩa riêng, chẳng hạn, quả lựu thể hiện mong muốn đông con, nhiều cháu; quả đào [thăng tiến], quả táo to, đỏ [phú quý], quả hồng, quả quýt, quả cam canh chín đỏ [mạnh mẽ, thành đạt], quả thanh long [rồng mây gặp hội], quả dưa hấu, quả bưởi căng tròn [hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn], quả trứng gà [lekima – lộc trời], quả sung [sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc], quả đu đủ [đầy đủ thịnh vượng], quả xoài [âm Hán như là “xài”, cầu mong không thiếu thốn]…

Vì thế, phương án đẹp nhất là chọn lựa, sử dụng các loại quả với ý nghĩa riêng theo mong muốn, ước nguyện của gia chủ, đồng thời đảm bảo được các màu sắc chủ đạo theo Ngũ Hành, vừa có được mâm ngũ quả đẹp, ấm cúng, đem lại cảm giác sung túc.

Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt...

Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc [ngũ hành].

Mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài [khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”.

Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế, nhưng thế nào cũng có nải chuối ngự [chuối cau] quả nhỏ mà thơm.

Sai lầm 2: Rửa quả cho sạch sẽ để bày mâm ngũ quả đẹp

Nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Song việc rửa quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Chính vì thế, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

Sai lầm 3: Chọn ngay quả chín đẹp

Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết, và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng  việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 - 28 Tết, thậm chí sớm hơn.

Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau [thường là khi gia đình cúng hết Tết], mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ. 

Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá [tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa]. Chuối nhất định phải là chuuối xanh [để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành]; Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử, xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu tượng bàn tay Phật.

Bát hương đặt trước hay sau mâm ngũ quả? Thế nào mới là đúng?

Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả, đặt như thế nào là đúng, đặt bát hương, mâm ngũ quả ở đâu? là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất trong suốt thời gian qua nhất là đối với những bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm cho việc thờ cúng. Xem ngay những chia sẻ dưới đây của chúng tôi!

Mỗi vùng miền lại có một cách bài trí bàn thờ, cũng như cách đặt bát hương, mâm ngũ quả khác nhau, các loại quả được bày trên bàn thờ cũng khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng. Vì thế, để trả lời chi tiết cho câu hỏi nên đặt bát hương ở trước hay sau mâm ngũ quả chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu đặc điểm theo từng vùng miền.

Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên ngày tết

Cách đặt bát hương, mâm ngũ quả ở miền Bắc

Trong việc thờ cúng, người miền Bắc không quá kiêng kỵ bởi quan niệm “trần sao âm vậy” vì thế mà bàn thờ gia tiên của người miền Bắc thường được bày các loại quả như chuối, bưởi, những loại quả có hình tròn với màu sắc tươi tắn biểu trưng cho sự tràn đầy, no đủ. Theo đó mâm ngũ quả được bày phía trước bát hương cân đối ở giữa. Các loại hoa quả không thể thiếu trên bàn thờ của người miền Bắc vào những dịp quan trọng như tết, ngày rằm mồng một:

– Nải chuối, quả phật thủ: mang ý nghĩa biểu trưng cho sự no đủ, che chở, bao bọc từ mẹ thiên nhiên

– Bưởi, cam những loại quả có hình tròn tượng trưng cho sự tròn đầy, no đủ, hạnh phúc viên mãn

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết ở miền Bắc

– Hoa Đào mang đến sự tươi sáng, thăng tiến trên con đường công danh sự nghiệp

– Quả Quất , hoa quất mang ý nghĩa biểu tượng cho sự sung túc, sinh tài sinh lộc

– Lựu với màu đỏ mang đến sự may mắn cùng ý nghĩa con đàn cháu đống, gia đình hạnh phúc, sum vầy

Theo cách bài trí truyền thống, người miền Bắc thường lựa chọn một nải chuối đặt ở dưới cùng để ôm lấy những loại quả khác trong lòng như bưởi, phật thủ, hoặc có thủ gài quả quất vào xem kẽ với những quả chuối. Sự sắp xếp như vậy mang đến vẻ đẹp hài hòa, sống động, sự pha trộn giữa các màu sắc, mùi hương được hòa quyện lại vào nhau.

Miền Trung đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả

Miền Trung được biết đến là vùng đất nghèo khó với đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm hứng chịu giông bão vì thế mà việc thờ cúng của người dân nơi đây không quá cầu kỳ, chủ yếu có gì cúng lấy, thành tâm kính dâng lên tiên tổ. Bởi thế mà mâm ngũ quả của mỗi gia đình lại có phần khác nhau, tuy nhiên có một điểm chung đó là cũng giống như người miền Bắc, miền Trung cũng đặt mâm ngũ quả ở phía trước và bát hương ở phía sau. 

Cách bày mâm ngũ quả miền Trung

Với quan niệm “Phật ở tại tâm” người dân miền Trung thường bày mâm ngũ quả theo những quả có sẵn ở trong gia đình, quê hương chứ không cầu kỳ như người miền Nam. Các loại quả thường thấy trên mâm ngũ quả của người miền Trung đó là: thanh long, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung……được sắp xếp hợp lý, đẹp mắt, rửa sạch sẽ trước khi được bày lên bàn thờ.

Xem thêm:

Nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm và bốc như thế nào là đúng? chắc chắn không phải ai cũng biết

Bàn thờ gia tiên đặt mấy bát hương là đúng, 1 bát hay 3 bát?

Mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì? Đặt ở đâu?

Trong 3 miền Bắc, Trung, Nam thì người miền Nam được xem là cầu kỳ nhất trong việc thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ nói như vậy là bởi người miền Nam rất ít khi cúng chuối vì chuối đọc khá giống với từ “chúi” mang ý nghĩa cuối đầu, luồn cúi, không ngẩng cao đầu được, cũng không bày cam, quýt do có câu “quýt làm cam chịu”

Chi tiết cách bày mâm ngũ quả miền Nam

Thay vào đó mâm ngũ quả của người miền Nam thường được bày dứa, dừa, mãng cầu, đu đủ…..và dĩ nhiên mâm ngũ quả cũng được đặt cân đối phía trước bát hương. Các loại quả được sắp xếp hợp lý, cân đối ở giữa bàn thờ sao cho hài hòa, đẹp mắt.

Tựu chung lại, dù quý khách là người vùng miền nào thì mâm bồng đều được đặt phía trước bát nhang, cân đối ở chính giữa của bàn thờ. Thờ cúng là việc làm “thành tâm” chính vì vậy gia chủ nên tỉ mỉ, cẩn thận, lau chùi bàn thờ sạch sẽ thì việc thờ tự mới có ý nghĩa, mới mong nhận được sự che chở, phù hộ từ các vị thần, phật, gia tiên.

Một số mẫu bát hương, mâm bồng Bát Tràng đẹp được khách hàng ưa chuộng

Bát hương khắc nổi rồng dát vàng Bát Tràng cao cấp

Bát hương 3 chân khắc nổi rồng men rạn Bát Tràng

Bát hương 3 chân khắc nổi sen men rạn Bát Tràng cao cấp

Bát hương khắc nổi lưỡng long chầu nguyệt men rạn Bát Tràng cao cấp

Quý khách có thể xem thêm các mẫu đồ thờ cúng Bát Tràng bằng cách click tại đây

Bát hương khắc nổi sen men rạn Bát Tràng

Gợi ý: Các mẫu bát hương Bát Tràng đẹp, giá tốt được khách hàng “săn lùng”

Mâm bồng khắc nổi sen men rạn đủ kích thước phù hợp với kích thước bàn thờ, liên hệ hotline + zalo 0936 158 369 để được tư vấn chi tiết về giá và kích thước

Mâm bồng khắc nổi rồng men rạn Bát Tràng cao cấp

Để xem thêm các mẫu mâm bồng Bát Tràng đẹp, giá tốt với đầy đủ kích cỡ, quý khách vui lòng click tại đây

Một số mẫu bàn thờ gia tiên, mời quý khách tham khảo cách bài trí bát hương, mâm bồng trên bàn thờ của chúng tôi.

Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi cho bàn thờ Phật

Bộ đồ thờ men rạn cho bàn thờ treo tường thích hợp với nhà chung cư, căn hộ

Bộ đồ thờ men lam vẽ tay cho bàn thờ gia tiên 

Phản hồi của khách hàng về bộ đồ thờ men lam, lộc bình và tranh của chúng tôi. Nhận setup bộ đồ thờ gia tiên cho gia đình 

Là địa chỉ bán đồ gốm sứ Bát Tràng uy tín, Gốm sứ Bát Tràng 360 tự hào là đơn vị đi đầu về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành của tất cả các mặt hàng. Sở dĩ nói như vậy là bởi, chúng tôi là đơn vị trực tiếp sản xuất các mặt hàng gốm sứ tại Bát Tràng có địa chỉ ở xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng nên mức giá đem đến tay khách hàng luôn là mức giá tốt nhất và chúng tôi cam kết điều này.

Cửa hàng Gốm sứ Bát Tràng 360 có địa chỉ ở số 66 Nguyễn Đức Thuận, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội

Bên ngoài xưởng sản xuất của chúng tôi, rất hoan nghênh quý khách ghé thăm quan quy trình sản xuất các sản phẩm gốm sứ của Gốm sứ Bát Tràng 360

Bên trong nhà xưởng sản xuất của Gốm sứ Bát Tràng 360

Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều mẫu lộc bình Bát Tràng được trưng bày tại xưởng sản xuất chuẩn bị chuyển đi khắp mọi miền trên tổ quốc

Bên ngoài xưởng sản xuất gốm sứ Bát Tràng của chúng tôi

Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận làm gốm sứ theo yêu cầu của khách hàng như vẽ họa tiết theo tuổi, mệnh của gia chủ. Nhận in logo lên ấm chén, bát đĩa số lượng lớn với mức giá ưu đãi cực hấp dẫn. Nhằm hỗ trợ tối đa những khách hàng ở phương xa có nhu cầu mua hàng chúng tôi nhận đặt hàng online và giao hàng trên khắp các tỉnh thành của cả nước, quý khách muốn đặt hàng hay cần tư vấn thêm có thể liên hệ với chúng tôi qua số 0936 158 369 để được hỗ trợ tốt nhất.

Xem thêm:

Mua lục bình ở đâu?Chọn kích thước lục bình theo phong thủy

Mua tượng Thần tài – Ông địa ở đâu? Giá bao nhiêu?

Video liên quan

Chủ Đề