Mẹo chữa trớ cho trẻ sơ sinh

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Lê Thu Phương - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Ngoại trừ nguyên nhân do bệnh lý, những trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa thông thường đều có thể được cải thiện, nhờ thay đổi một vài thói quen nhỏ khi cho bé bú.

Bé sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi “dư thừa” này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay nôn trớ sữa sau khi bú. Hiện tượng này khá phổ biến. Để giảm tình trạng này, mẹ cần thay đổi cách cho ăn và lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt của bé và gia đình

Chia nhỏ khẩu phần của bé

So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.

Không để bé nằm ngay sau khi bú sữa

Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Nếu lúc này, mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng nôn trớ rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.

Cho bé bú đúng cách

Có thể mẹ không biết, nhưng cách bạn cho bé bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến bé bị nôn trớ. Tương tự, những bé bú bình không đúng cách sẽ “hút” vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.

Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, bạn chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé.

Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.

Nói “không” với khói thuốc

Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng hạn chế, không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

Bổ sung canxi cho bé

Nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.

Khi nào nên đưa con tới thăm khám?

Nếu đã thử hết những cách trên, nhưng tình trạng nôn trớ của bé vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám.

Trong một vài trường hợp, nôn trớ đi kèm với một vài dấu hiệu bất thường như trẻ không tăng cân, sốt, ho dai dẳng, khóc thét từng cơn, đại tiện phân nhầy máu hoặc 3-5 ngày không đại tiện kèm theo chướng bụng có thể do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, như rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, lồng ruột...thì việc đi khám ngay là vô cùng cần thiết để tìm giải pháp, đảm bảo an toàn cho bé.

Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín khám sớm để bảo vệ sức khỏe bé yêu tốt nhất. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Tư vấn: Nhận biết và xử lý trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ ngày hè

XEM THÊM:

Chắc hẳn, tình trạng nôn trớ ở trẻ đã gây ra không ít lo lắng cho các bậc phụ huynh. Dù là hiện tượng xuất phát từ những nguyên nhân thông thường, hay là lời cảnh báo của những bệnh lý liên quan. Thì chúng đều gây ảnh hưởng không ít, đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Do đó, bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, về cách xử lý tình trạng này càng sớm càng tốt.


Top 10 các mẹo dân gian chữa nôn trớ cho trẻ

Đặc biệt, việc tìm hiểu thêm các mẹo dân gian chữa nôn trớ đơn giản, hiệu quả tại nhà cũng là một trong những thông tin hữu ích mà các bố mẹ không nên bỏ qua.

Mẹo dân gian chữa nôn trớ hay ọc sữa áp dụng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ, ọc sữa thường làm cho bố mẹ không khỏi lo lắng. Nếu chưa biết khắc phục tình trạng này như thế nào, mẹ hãy thử áp dụng mẹo dân gian chữa nôn trớ, ọc sữa trẻ sơ sinh sau đây:

1.Gừng tươi

Dùng gừng tươi để giảm tình trạng nôn trớ, ọc sữa là mẹo dân gian được sử dụng phổ biến và được nhiều bà mẹ áp dụng cho bé yêu của mình.


Cách làm mẹo Gừng chữa nôn trớ

Cách làm:

Mẹ cần rửa sạch và cạo vỏ gừng, sau đó cắt thành các lát mỏng. Bố ngậm lát gừng và hà hơi vào vùng bụng, rốn, cổ, ngực bé. Mẹ thì ngậm gừng và hà hơi vào lưng, bé. Bố mẹ thay nhau thực hiện cách này khoảng 36 lần liên tục, trong vòng 3 ngày sẽ có hiệu quả bất ngờ.

2.Gạo lức

Một trong những mẹo dân gian chữa nôn trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh được lưu truyền từ xa xưa đó chính là dùng gạo lứt.


Cách làm mẹo Gạo Lức chữa nôn trớ

Cách làm:

Mẹ hãy lấy một nhúm gạo lứt rang vàng hạt, sau đó lấy phần gạo này cho vào nửa tách nước ấm cùng với nửa chén sữa rồi đun lửa vừa. Sắc cho đến khi còn phân nửa lượng nước thì dừng lại. gạo lứt đun sẽ tính theo hạt, 9 hạt đối với bé gái và 7 hạt đối với bé trai.

3.Tinh dầu Bạc Hà

Tinh dầu bạc hà được biết đến với công dụng giảm đau, lưu thông máu,… Ngoài ra, nó còn có tác dụng rất tốt đối hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Mẹ hãy lấy vài giọt tinh dầu bạc hà thoa vào bụng bé, kết hợp với massage nhẹ nhàng. Duy trì thực hiện cách này khoảng 2 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn, sẽ giúp bé khắc phục được tình trạng nôn trớ.


Mẹo dùng Tinh Dầu Bạc Hà

4.Nước cơm

Từ xa xưa thì ông bà ta đã dùng nước cơm để chữa nôn mửa do viêm dạ dày. Khi các mẹ nấu cơm có thể cho nhiều nước để khi cơm sôi có thể lấy ra 1 lượng nước cơm nhất định mà không ảnh hưởng tới nồi cơm.


Mẹo chữa nôn ói bằng nước cơm

Để nguội nước cơm và có thể thêm chút mật ong cho dễ uống. Có thể cho trẻ uống 3 bữa hàng ngại mà không lo ngại gì.

Mẹo dân gian trị nôn trớ ở trẻ nhỏ hiệu quả mẹ nên biết

5.Chanh tươi


🍊 Cách thực hiện mẹo bằng Chanh tươi

Chanh tươi rửa sạch sau đó thái thành từng lát mỏng. Cho vào cốc nước sôi để chất chanh tiết ra. Cách này không những trị nôn trớ mà còn giúp an dịch vị dạ dày cho trẻ rất hiệu quả. 

Mỗi ngày, mẹ hãy cho bé uống từ 2 đến 3 lần để có thể cải thiện được tình trạng ọc sữa và nôn trớ ở trẻ.

6.Cho bé uống nhiều Nước

Nếu trẻ nhỏ thường xuyên bị nôn trớ thì rất có thể cơ thể bé sẽ bị mất nước, khiến cơ thể mệt mỏi. Do đó, mẹ nên bổ sung cho bé đủ lượng nước phù hợp với nhu cầu cơ thể. Bên cạnh đó, trong vòng ít nhất 12 giờ sau khi hết nôn trớ, mẹ không được cho trẻ ăn thức ăn đặc hoặc các loại thức uống khác.


Bé uống nước hết nôn trớ

7.Ngọn tre non

Mẹ có thể sử dụng ngọn tre non để khắc phục tình trạng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ nhỏ.


Cách thực hiện mẹo đọt Tre chữa nôn trớ

Cách làm:

Mẹ cần lấy 9 đọt tre non nếu là bé gái, 7 đọt tre non nếu là bé trai. Sau đó, cho vào ấm đun sôi để nguội và cho bé uống thay nước lọc hàng ngày. Duy trì thực hiện trong vòng 2, 3 ngày thì có thể xử lý được tình trạng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ nhỏ.

8.Hạt Thì Là

Một trong những công dụng đặc biệt của hạt Thì Là mà ít ai biết đến đó chính là giúp làm dịu đường tiêu hóa. Các đặc tính kháng khuẩn của hạt Thì Là có hiệu quả tuyệt vời đối với tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ.


Cách làm mẹo Hạt Thì Là

Cách làm:

Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần đun sôi một thìa cà phê hạt Thì Là trong nước khoảng 10 phút sau đó để nguội và cho trẻ uống mỗi ngày từ 3 cho đến 4 lần.

9.Gừng kết hợp với Mật Ong

Theo một số nghiên cứu đã cho thấy Gừng có tác dụng rất tốt trong việc chữa nôn trớ ở trẻ nhỏ. Mẹ nên bào một lát Gừng tươi, sau đó xay và vắt lấy nước cốt Gừng. Cho thêm vào vài giọt Mật Ong để tạo cảm giác ngon miệng khi trẻ uống. Cho trẻ dùng hỗn hợp này mỗi ngày 2 đến 3 lần chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.


Cách dùng mẹo từ hỗn hợp Gừng với Mật Ong

Gừng kết hợp với mật ong không chỉ chữa chứng nôn trớ mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bé diễn ra tốt hơn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

10.Nước ép bạc hà

Bạc Hà tươi được xem là một trong những tips chữa nôn trớ cho trẻ nhỏ hiệu quả và đơn giản tại nhà. Mẹ chỉ cần xay một ít lá Bạc Hà tươi sau đó vắt lấy phần nước cốt. Lấy khoảng 1 thìa nước Bạc Hà vừa rồi cho vào bát và thêm 1 thìa nước cốt chanh vào. Mẹ cũng có thể cho thêm vài muỗng mật ong để gia tăng hương vị, giúp bé dễ uống hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ nhai một vài lá bạc hà tươi để chữa nôn trớ.


Cách thực hiện mẹo nước ép Bạc Hà

Khi trẻ bị nôn trớ, điều đáng chú ý nhất của các bậc cha mẹ là không nên chủ quan. Bởi hiện tượng nôn trớ vừa có nguyên nhân sinh lý vừa có nguyên nhân từ bệnh lý. Chính vì thế, bố mẹ cần hết sức tỉnh táo để đảm bảo an toàn cho trẻ một cách tối đa nhất.

Đối với các trường hợp trẻ liên tục nôn trớ, sụt ký trầm trọng làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của bé. Thì bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để kịp thời xử lý, khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bố mẹ có thể áp dụng được một số mẹo dân gian chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đạt kết quả tốt nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Bài viết liên quan

Trẻ bị sôi bụng và nôn trớ phải làm sao?

Bé bị đầy bụng đi ngoài nên làm gì?

Sữa mẹ loãng và nóng phải làm sao

Video liên quan

Chủ Đề