Mục hạ vô nhân là gì năm 2024

Mục hạ vô nhân, chúng anh đây mục hạ vô nhân Nghe em nhan sắc lòng xuân anh mấy rạt rào Dù em mặt phấn má đào Mặt phấn má đào, dù em mặt phấn má đào Dửng dừng dưng cũng chẳng có thèm trông mà làm gì Em lấy anh cho đi trước làm vì Đi trước làm vì em lấy anh cho đi trước làm vì Tay thì gác chiếu tay thì quàng vai Vén tay sờ chốn em ngồi Sờ chốn em ngồi, vén tay sờ chốn em ngồi Em thì chẳng thấy, anh thời thở than Bâng khuâng như mất lạng vàng Như mất lạng vàng, bâng khuâng như mất lạng vàng Cái khênh cái trống, cái đàn ai mang Ai ơi thương kẻ dở dang miệng ca tay gảy Khúc đàn tương tư Chẳng yêu chẳng nể chẳng vì Chẳng nể chẳng vì chẳng yêu, chẳng nể chẳng vì Cũng liều nhắm mắt bước đi cho đành Một duyên hai nợ ba tình Hai nợ ba tình một duyên, hai nợ ba tình Chữ duyên kia với chữ tình ai mang Kẻo còn đi nhớ về thương Kẻo còn để mối tơ vương bên lòng Đôi ta chút nghĩa đèo bòng Chút nghĩa đèo bòng, đôi ta chút nghĩa đèo bòng Dẫu mòn con mắt, tấc lòng nhãn khai Ngại ngùng những bước chông gai Những bước chông gai, ngại ngùng những bước chông gai Trần gian nhẫn nhục nào ai biết gì Cái tình là cái chi chi Đố ai lên chốn chợ trời Dẫn anh lên khoắng một vài các ả nàng tiên Là cái chi chi, cái tình là cái chi chi Yêu nhau phải bảo đường đi lối về Đôi ta trót nặng lời thề Trót nặng lời thề, đôi ta trót nặng lời thề Đường ta dắt díu đi về có đôi Tới đâu người đứng ta ngồi khi đàn khi hát Mọi người đều vây quanh Ai ơi ăn ở cho đành Chứ ai ơi ăn ở cho đành

Bỗng nhớ 4 chữ: mục hạ vô nhân [目下無人]. Nghĩa là: dưới mắt không có người. Xưa dùng để chỉ những người kiêu ngạo, không xem ai ra gì.

[Nôm na hay nói: nhìn bằng nửa con mắt. Ấy là lối nói đã giảm bớt rồi. Dân ta vẫn thế, việc gì cũng làm mềm đi. Bớt cá tính, bớt góc cạnh.]

Lại còn có bài thế này:

Mục hạ vô nhân, chúng anh đây mục hạ vô nhân Nghe em nhan sắc lòng xuân anh mới não nùng Dù em, dù em má phấn chỉ hồng Dửng dừng dưng anh cũng chẳng thèm trông mà làm gì ...

Kiêu không kiêu không?

Nói kiểu teen là: không kiêu. Vì quá kiêu, hehe.

Bài này, nhiều nguồn dẫn lời là của cụ Tam nguyên Yên đổ. Nhưng nó đã thành một bài xẩm chợ phổ biến.

Xẩm chợ, nghĩa là hát xẩm ở ngoài chợ. Nói trắng ra là đi ăn xin.

Tất nhiên kẻ khoẻ mạnh lành lặn mà ra chợ hát xẩm mua vui kiếm ăn không chừng còn bị người ta đánh cho là đằng khác. Nghề này là nghề của những người có thiệt thòi, lúc trước hầu hết là người mù.

Mà đã mù thì còn thấy ai đâu, bảo không mục hạ vô nhân?

Cho nên nói cái cười ở đấy, mà cái khóc cũng ở đấy. Đời nay mấy ai hiểu. Càng thấy buồn cho bốn chữ mục hạ vô nhân.

Càng tin đúng là lời cụ Nguyễn Yên đổ. Đồn rằng cuối đời cụ cũng bị loà, hay giả loà, để khinh đời chơi. Các nhà nho lúc trước thường chế lời cho dân gian hát. Cũng là cách cười khóc với đời.

Còn những kẻ mù thật, lo mưu sinh đã nhọc nhằn, mà vẫn có cơ sự để đánh nhau như bức vẽ trên, chẳng đáng buồn sao? ...

Hồi độ mười tám, hai mươi tuổi, khi anh bắt đầu tìm hiểu và biết thêm những điều bên ngoài sách vở nhà trường, anh vô cùng ngạc nhiên, thích thú và dần dần lại cảm thấy mình khác biệt với các bạn cùng trang lứa. Rồi đến khi có một vài lần ngẫu nhiên tìm ra lỗi của những người lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm hơn mình hoặc người nổi tiếng, anh nghĩ rằng mình cũng là kẻ lỗi lạc tài hoa, là người đặc biệt hơn người, ít nhất là ở một vài khía cạnh nhỏ xíu không ai quan tâm đến kia.

Trạng thái tâm lý “không để ai vào mắt”, xem mình là một thế giới riêng, nghĩ là không ai đặc biệt như mình, không ai hiểu mình, không ai bằng mình… đó gọi là “mục hạ vô nhân”.

Trạng thái tự cao tự đại đến độ không nhìn tới người khác này thường xuất hiện ở những người đặc biệt giỏi, nổi bật nhất trong một cộng đồng nào đó, hoặc có những điểm đặc biệt mà người khác không có được. Họ nhận được quá nhiều sự ngưỡng mộ, khen ngợi và công nhận, mà đặc biệt là chính họ cũng thưởng thức quá mức điểm đặc biệt của bản thân, yêu thích bản thân đến mức không bận tâm nhìn xem người khác hay dở thế nào. Đây là một dạng quái nhân, nhưng cũng xem là có thực tài.

“Mục hạ vô nhân” còn xuất hiện ở những con ếch vừa chui ra khỏi miệng giếng, cảm thấy mình ngon lành hơn những con ếch còn ở trong giếng, và nghĩ rằng trên đời chỉ có loài ếch mà thôi. Những người này không có bao nhiêu thực lực, nhưng bằng cách không thèm nhìn ai đó, họ tự giới hạn sự học hỏi của bản thân và chuốc thêm bao nhiêu sự khinh ghét của người khác.

Hôm trước anh coi một clip trên Youtube lý giải về việc vì sao các bạn trẻ chỉ nên luyện thi IELTS ở độ tuổi 16+, họ nói rằng nguyên nhân căn bản là vì mục đích của IELTS là để xin việc làm, du học hoặc định cư, và trong cấu trúc đề thi, muốn đạt điểm cao thì thí sinh cần phải có những cảm nhận và lý giải của riêng mình về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống, trong đó có công việc, có cuộc sống sinh viên… những thứ mà các em học sinh dưới 16 tuổi không thể trải qua. Kiến thức nền thì có thể học, các em có thể đọc những tài liệu khác nhau, nhưng trải nghiệm và những góc nhìn cá nhân không phải là thứ có thể học được từ người khác.

Anh cũng đồng ý với quan điểm trên, trừ những trường hợp siêu đặc biệt, thì các em nhỏ vẫn nên tập trung học kiến thức cơ bản cho vững, rồi đến 18-20 tuổi, hoặc khi nào cần thì hãy luyện thi IELTS cũng không muộn, có khả năng rồi thì chỉ cần làm quen với định dạng đề thi là có thể đạt đến đúng trình độ của mình thôi.

Hôm qua lại có một vụ về một bạn trẻ lên mạng bày tỏ quan điểm vụ 39 người chết ở Anh. Bạn này viết một status vô cùng cảm tính, nhiều chi tiết từ trong tưởng tượng mà ra, và có xu hướng ngược chiều dư luận. Sự việc cũng sẽ không có gì đáng nói và chẳng mấy ai quan tâm tranh luận làm chi, nếu như bạn đó không phải là quán quân trong một cuộc thi tranh biện gần đây nhất.

Dân mạng bắt đầu share kèm theo những lời châm biếm và chửi mắng, cũng có người vào tranh luận nhẹ nhàng, nhưng rất ít. Và phản ứng của bạn đó là chỉnh sửa lại status ban đầu 2-3 lần, từ gần 600 chữ xuống khoảng 300 chữ, bỏ bớt đi những chỗ hớ hên, nhưng vẫn không xóa đi.

Điều đó vẫn chưa đáng nói bằng việc một cô giáo dạy ở trường bạn đó vào comment “bênh” bạn ấy bằng việc công kích lại những người chửi bới [tất nhiên bằng từ ngữ văn hoa và những danh ngôn được cô trích dẫn], quan trọng là cô còn bảo bạn ấy “yên tâm đi, em không sai”. Qua hôm sau, bạn đó xóa status kia, và thay bằng một status khác với đầy lời xin lỗi, nhận là mình thiếu kiến thức, nhưng vẫn cố giữ quan điểm rằng “mình không sai”. Anh thật không hiểu nổi lối tư duy bất chấp không nhận sai như vậy là vì đâu và để làm gì nữa.

Lại nhớ 5-6 năm trước, có một bạn trẻ lúc đó cũng học cấp 3, bạn đó tạo một trang blog với các bài viết về nghệ thuật sống, cảm nhận cuộc sống… và giới thiệu cho anh đọc, rồi nhờ anh nhận xét. Lúc đó anh với bạn cũng khá thân, và cho rằng bạn có thể hiểu theo hướng tốt nên đưa lời nhận xét khá “cứng”. Anh nói rằng em viết được những điều như vậy ở tuổi này là rất tốt, không mấy bạn trẻ làm được như em. Nhưng em nên lưu ý và suy nghĩ nhiều hơn một chút về việc có phải em hơi vội vàng bày tỏ suy nghĩ về những điều em chưa thật sự hiểu không?

Em đọc quá nhiều và viết cũng quá nhiều. Em hãy hình dung mình là một con tằm. Việc đọc như ăn lá dâu và việc viết như nhả tơ vậy. Nó cần một quá trình chuyển hóa bên trong. Nếu em vội vàng viết ra những gì em đọc, thì đó chỉ là tư tưởng của người khác. Đó giống như con tằm ăn dâu rồi nhả dâu, không có bổ ích gì cho tằm hay cho đời cả.

Bạn đó dạ dạ vâng vâng, ít lâu sau unfriend anh luôn. Anh gặp một vài vụ làm ơn mắc oán như vậy, nên sau này ít dám nói thẳng với ai cái gì, haha.

Hôm trước anh cũng có hỏi bạn bè trên FB rằng “bạn tự hào vì điều gì?”, và nhiều câu trả lời rất khác nhau. Anh cho rằng tự hào vì cái gì cũng tốt, nhưng tốt nhất là những thứ người khác tạo ra, truyền lại cho mình, mình tự hào như một dạng biết ơn là hay nhất.

Đừng nên tự hào vì những thứ mình có, vì đó toàn là thành tích trong quá khứ mà thôi. Nếu tự hào vì thứ đang có thì càng nguy, vì nó sẽ nhanh chóng mất đi giá trị. Cũng như “đại nhà báo” Mai Thương – bạn anh có comment rằng: thứ sẽ mất đi ngay khi ta tự hào vì nó chính là sự khiêm tốn. Thật ra mọi phẩm chất khác cũng sẽ bắt đầu mất đi ngay khi ta tự hào vì nó.

Mỗi khi anh viết ra những cảm nhận hay suy nghĩ của mình để chia sẻ cho mọi người như thế này, anh cũng đều nhớ câu chuyện con tằm, và luôn tự hỏi các tiền bối của mình có đang nhìn mình như mình nhìn em nhỏ ngày trước hay không? Liệu mình có phải đang vội vã “nhả dâu” khi chưa tiêu hóa được gì không?

Với nỗi niềm như vậy, anh chỉ có thể tự nhắc mình cẩn trọng hơn, nghiêm túc hơn, chứ không phải là không viết nữa. Mỗi một giai đoạn của đời người, mỗi ngày mỗi tháng chúng ta đều khác đi mà. Con người đang viết những dòng này sẽ lập tức mất đi, và con người mới có tốt hơn hay tệ hơn đi, chỉ có ngày mai mới trả lời được. Điều duy nhất có thể đoán là mỗi chúng ta, cả người đọc và viết bài này đều không ngừng thay đổi mà thôi.

Có những giá trị mà chỉ có thời gian mới có thể mang lại. Cứ sống đúng và thể hiện đúng với bản thân mình, quý trọng chính mình và tôn trọng người khác, đừng “mục hạ vô nhân”.

Chủ Đề