Nên làm báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp nào

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những nội dung quan trọng trong báo cáo tài chính của năm. Kế toán cần phải nắm rõ các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thuận tiện trong quá trình làm việc. Dưới đây Bảo Tín sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm, phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và những kiến thức bổ ích liên quan nhé!

1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bản báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích tổng hợp lại các tình hình thu, chi tiền tệ của doanh nghiệp được phân loại theo 3 hoạt động như sau: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định.

Các dòng tiền có trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm:

  • Dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm hoặc thanh lý các tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính với mục đích dài hạn.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến những hoạt động huy động vốn từ các chủ nợ và chủ sở hữu, hoàn trả vốn cho chủ nợ, mua lại cổ phần, chia lãi cho nhà đầu tư và chia cổ tức cho các cổ đông.

2. Mục đích của việc lập ra báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thông qua các báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các hà quản trị có thể thấy được trong kỳ doanh nghiệp đã lấy tiền ở đâu và đã chi tiêu, sử dụng tiền vào những việc gì.

Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền thuần, lợi nhuận được xác định bằng sự chênh lệch giữa các dòng tiền vào và ra. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn giúp đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn, đánh giá khả năng kiếm tiền nội sinh hay ngoại sinh.

Hơn nữa, nó còn giúp đối tượng dự báo các dòng tiền trong tương lai để đánh giá lại hoạt động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện nguồn gốc của dòng tiền của một công ty, dòng tiền của một công ty là có thực và ít bị ảnh hưởng bởi những nguyên tắc của kế toán.

Xem thêm: Hướng dẫn kết chuyển thuế GTGT [giá trị gia tăng] cuối kỳ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cung cấp cho chúng ta thêm rất nhiều những thông tin quan trọng không có trong bảng cân đối kế toán và bản báo cáo kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh như sau:

  • Bảng cân đối kế toán sẽ giúp thể hiện các giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản trong cùng một thời điểm. Vậy phải làm sao để biết được trong kỳ doanh nghiệp đã mua sắm và thanh lý bao nhiêu tài sản cố định? Làm sao để biết được trong kỳ doanh nghiệp đã đi vay hay trả nợ bao nhiêu?
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo nguyên tắc kế toán thực tế phát sinh chứ không nguyên tắc kế toán tiền mặt. 

3. Cơ sở để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ được dựa vào:

  • Bảng cân đối kế toán;
  • Báo cáo kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh;
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ trước;
  • Các tài liệu kế toán khác như là Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “ Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “ Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định và các tài liệu kế toán chi tiết khác. 

4. Phương pháp lập báo cáo của chuyển lưu chuyển tiền tệ cần biết

4.1. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ quá trình hoạt động kinh doanh

Luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh sẽ phản ánh các luồng tiền vào và luồng tiền ra liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ bao gồm cả luồng tiền có liên quan đến chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh

Luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh được lập theo một trong hai phương pháp đó là : phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp.

Nếu bạn cảm thấy khó trong việc lập báo cáo hoặc doanh nghiệp của bạn chưa có đủ nguồn lực về kế toán. Tham khảo dịch vụ kế toán của chúng tôi để có thể tiết kiệm thời gian và chi phí nhé.

4.2. Lập báo cáo từ các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư

Nguyên tắc lập:

Luồng tiền từ quá trình hoạt động đầu tư được lập và trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ các trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần đề cập trong đoạn 18 của Chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”

Luồng tiền từ các hoạt động đầu tư được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh:

Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào, ra trong kỳ từ những hoạt động đầu tư được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.

Theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh, các luồng tiền vào và ra trong kỳ được xác định bằng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán có liên quan sau đó điều chỉnh cho lại ảnh hưởng của các khoản mục phi tiền tệ.

Thông tư này hướng dẫn việc lập luồng tiền từ các  hoạt động đầu tư theo phương pháp trực tiếp. Trong trường hợp lập theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh, doanh nghiệp sẽ vận dụng phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất và các văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế.

4.3. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ các hoạt động tài chính

Nguyên tắc lập:

  • Luồng tiền từ các hoạt động tài chính được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần được đề cập trong Chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”
  • Luồng tiền từ các hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh.
  • Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và ra trong kỳ từ các hoạt động tài chính được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ việc ghi chép kế toán của doanh nghiệp.
  • Theo phương pháp trực tiếp, các luồng liền vào và ra trong kỳ được xác định bằng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán có liên quan sau đó điều chỉnh cho ảnh hưởng của các khoản mục phi tiền tệ.
  • Thông tư này hướng dẫn lập luồng tiền từ các hoạt động tài chính theo phương pháp trực tiếp. Trong trường hợp lập theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh, doanh nghiệp vận dụng phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập và trình bày nội dung của Báo cáo tài chính hợp nhất và các văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế.

Trên đây là một số thông tin về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà Bảo Tín đã tổng hợp được. Nếu bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến báo cáo lưu chuyển hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tận tình nhé!

Cách lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200

Hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới nhất theo thông tư 200/2014/TT-BTC.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những báo cáo quan trọng phản ánh dòng tiền đi ra và vào của doanh nghiệp. Đối với báo cáo Lưu chuyển tiền tệ có cách lập là theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Bài viết dưới đây xin chia sẻ với các bạn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200 theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp.

1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” .

Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Ví dụ kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi… có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.

Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo qui định của chuẩn mực kế toán số 24 ” báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.

– Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính

– Luồng tiền từ hoạt động đầu từ là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền;

– Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:

– Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản.

– Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.

Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được qui đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.

Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Ví dụ:

– Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính.

– Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu

Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên bảng cân đối kế toán.

Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buột khác mà doanh nghiệp phải thực hiện.

2. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:

– Bảng cân đối kế toán

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước

– Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gởi ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác…

Hình ảnh: Cách lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200

3. Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Sổ kế toán chi tiết các tài khoản phải thu, phải trả phải được mở chi tiết theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

– Đối với sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi ngân hàng”, “Tiền đang chuyển” phải có chi tiết để theo dõi được 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính làm căn cứ tổng hợp khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ, đối với khoản tiền trả ngân hàng về gốc và lãi vay, kế toán phải phản ảnh riêng số tiền trả lãi vay và số tiền trả gốc vay trên sổ kế toán chi tiết.

– Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua thỏa mãn định nghĩa được coi là tương đương tiền phù hợp với qui định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” để loại trừ ra khỏi các khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư ngắn hạn. Giá trị các khoản tương đương tiền được cộng [+] vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

– Đối với các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không được coi là tương đương tiền, kế toán phải căn cứ vào mục đích đầu tư để lập bảng kê chi tiết xác định các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ phục vụ cho mục đích thương mại [mua vào để bán] và phục vụ cho mục đích nắm giữ đầu tư để thu lãi.

4. Hướng dẫnlập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200 theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ[Phương pháp trực tiếp]

Chỉ Tiêu

Mã số

Căn cứ lập

  1. I.Lưu chyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác: tiền thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, không bao gồm các khoản thu từ hoạt động đầu tư

01

+ Tổng số tiền thu từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ [giá thanh toán]:

Nợ TK 111, 112

Có TK 511

Có TK 33311

+ Thu các khoản nợ phải thu của khách hàng từ bán hàng hóa, ccdv kỳ trước:

Nợ TK 111, 112

Có TK 131

+ Thu tiền bán chứng khoán vì mục đích thương mại:

Nợ TK 111, 112

Có TK 121/515

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ: Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn [ …]

02

+ Tổng số tiền đã trả [giá TT] cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanhmua chứng khoán vì mục đích thương mại:

Nợ TK 121, 152, 153, 154, 156, 621, 622, 627, 641, 642

Nợ TK 133

Có TK 111, 112

+ TT các khoản nợ đã mua hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ các kỳ trước:

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

+ Trả trước cho người bán:

Nợ TK 331

Có TK 111,112

3. Tiền chi trả cho người lao động :

Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn [ …]

03

+ Phần chi trả cho người lao động

Nợ TK 334

Có TK 111,112

4. Tiền chi trả lãi vay: chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn [ …]

04

+ Hạch toán theo thực tế phát sinh

Nợ TK 635, 242

Có TK 111,112

+ Lãi vay phải trả:

Nợ TK 635

Có TK 335

+ Trả lãi vay:

Nợ TK 335

Có TK 111,112

5. Thuế TNDN đã nộp: Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn […].

05

Nợ TK 3334

Có TK 111,112

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

06

+ Thu từ bồi thường, phạt, thưởng:

Nợ TK 111, 112

Có TK 711

+ Thu nhận ký quỹ, ký cược:

Nợ TK 111, 112, 113

Có TK 344

+ Thu hồi ký quỹ, ký cược:

Nợ TK 111, 112, 113

Có TK 244

+ Thu ghi tăng các quỹ:

Nợ TK 111, 112, 113

Có TK 414, 418,…

7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh

07

+ Chi bồi thường, phạt:

Nợ TK 811

Có TK 111, 112, 113

+ Nộp các loại thuế [không bao gồm loại thuếTNDN], phí, tiền thuê đất:

Nợ TK 333

Có TK 111, 112, 113

+ Đi CKQ:

Nợ TK 244

Có TK111, 112, 113

+ Hoàn trả ký quỹ, ký cược:

Nợ TK 344

Có TK 111, 112, 113

+ Chi trợ cấp từ quỹ DP mất việc làm, khen thưởng

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20

Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07

  1. II.Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
  1. 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác: Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn […].

21

Nợ TK 211,213,217,241

Có TK 111,112

  1. 2.Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác

22

Căn cứ vào khoản chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác. Nếu thu nhỏ hơn chi thì ghi số âm

  1. 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác: Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn […].

23

Nợ TK 128,171

Có TK 111,112

  1. 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

24

Nợ TK 111,112

Có TK 128,171

  1. 5.Tiền chi đầu tư gốp vốn vào đơn vị khác

25

Nợ TK 221,222,2281,331

Có TK 111,112

  1. 6.Tiền thu hồi đầu tư gốp vốn vào đơn vị khác

26

Nợ TK 111,112

Có TK 221,222,2281,331

  1. 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

27

Nợ TK 111,112

Có TK 515

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

30=21+22+23+24+25+26+27

  1. III.Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
  1. 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu

31

Nợ TK 111,112

Có TK 411

  1. 2.Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu mua lại cổ phiếu đã phát hành: chi tiêu này ghi âm trong dấu […]

32

Nợ TK 411,419

Có TK 111,112

33

Nợ TK 111,112

Có TK 171,3411,3431,41112

  1. 4.Tiền trả nợ gốc vay: chi tiêu này ghi âm trong dấu […]

34

Nợ TK 171,3411,3431,41112

Có TK 111,112

  1. 5.Tiền trả nợ gốc thuê tài chính

35

Nợ TK 3412

Có TK 111,112

  1. 6.Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu: chi tiêu này ghi âm trong dấu […]

36

Nợ TK 338,421

Có TK 111,112

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt tài chính

40

40=31+32+33+34+35+36

Lưu chuyển tiền thuần trong năm

50

50=20+30+40

Tiền tương đương tiền đầu năm

60

Căn cứ số liệu mã số 110, cột "số đầu kỳ" trên bảng cân đối kê toán

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

Căn cứ vào TK 111, 112, 113, 128 và các TK liên quan [chi tiết các khoản thoả mãn là tương đương tiền], sau khi đối chiếu với TK4131, trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu có lãi tỷ giá và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn [...] nếu phát sinh lỗ tỷ giá.

Tiền và tương đương tiền cuối năm [70=50+60+61]

70

70=50+60+61

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ[Phương pháp gián tiếp]

Chỉ Tiêu

Mã số

Phương Pháp lập

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế

01

Chỉ tiêu này được lấy từ tổng lợi nhuận trước thuế [Mã số 50] trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu này là số âm [trường hợp lỗ thì ghi trong ngoặc đơn […]

2. Điều chỉnh các khoản

-Khấu haoTSCĐ và BĐSĐT

02

+ Chỉ tiêu này phản ánh số khấu hao TSCĐđã tríchđược ghi nhận vào báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo

Nợ TK 6274, 6414, 6424

Có TK 214

+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng [+] vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”

- Các khoản dự phòng

+ Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng giảm giá đã lập được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các tài khoản “dự phòng giảm giá hàng tồn kho”, “dự phòng phải thu khó đòi”

03

* Lập DP: ghi cộng [+]

+ Nợ TK 632/ Có TK2294

+ NợTK 635/ Có TK 2291

+ NợTK 642/ Có TK 2293

* Hoàn nhập DP [HNDP]: ghi trừ[-]

+ NợTK 2294/ Có TK 632

+ NợTK 2291/ Có TK 635

+ NợTK 2293/ Có TK 642

Nếu“lậpDP”>“HNDP”->ghi[+]

Nếu“lậpDP”ghi[-]

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện:

+ Chỉ tiêu này phản ánh lãi [hoặc lỗ] chênh lệch tỷ giá hối đoái đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế trong kỳ báo cáo có gốc ngoại tệ cuối kỳ báo cáo được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.

04

Số liệu chỉ tiêu này được trừ [-] vào số liệu chỉ tiêu “lợi nhuận trước thuế”, nếu có lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái hoặc được cộng [+] vào chỉ tiêu trên, nếu có lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Nợ TK 635

Có TK 413: lỗ

Nợ TK 413

Có TK 515: lãi

- Lãi , lỗ từ hoạt động đầu tư

Chỉ tiêu này phản ánh lãi, lỗ phát sinh trong kỳ đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế nhưng được phân lọai là luồng tiền từ hoạt động đầu tư gồm: Lãi/ lỗ từ việc thanh lý TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn mà doanh nghiệp mua và nắm giữ vì mục đích đầu tư như: lãi/ lỗ bất động sản đầu tư, lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi/ lỗ từ việc mua và bán lại các công cụ nợ [trái phiếu,kỳ phiếu, tín phiếu]; cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác [không bao gồm lãi lỗ mua bán chứng khoán vì mục đích thương mại].

05

Lãi ghi trừ[-]; lỗghi cộng [+]

- Chi phí lãi vay

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay đã ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.

06

Số liệu chỉ tiêu này được cộng [+] vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” Mã số [23] trên BCKQHĐKD

  1. 1]Nếu ghi nhận lãi vay theo thực tế phát sinh: Nợ TK 635/ Có TK 111, 112
  2. 2]Nếu ghi nhận theo kỳ kế toán:

- PS lãi vay: Nợ TK 635/ Có TK 335

- Trả lãi vay: Nợ TK 335/ Có TK 111, 112

-Các khoản điều chỉnh khác

07

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

08

MS01 + MS02 + MS03 + MS04 + MS05 + MS06

Tăng, giảm các khoản phải thu

- Không bao gồm các khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính: phải thu về tiền lãi cho vay, phải thu về cổ tức lợi nhuận được chia, phải thu về thanh lý nhượng bán TSCĐ, phải thu bán BĐS đầu tư…

09

Số dư nợ cuối kỳ trừ [-] số dư nợ đầu kỳ của các TK: N131, N133, N136, N138, N141, N331

Nếu số dư Nợ cuối kỳ trừ [-] số dư Nợ đầu kỳ > 0: ghi âm

Nếu số dư Nợ cuối kỳ trừ [-] số dư Nợ đầu kỳ

0: ghi âm

Nếu số dư Nợ cuối kỳ trừ [-] số dư Nợ đầu kỳ 0: ghi dương

- Nếu số dư có cuối kỳ trừ [-] số dư Có đầu kỳ

0: ghi âm

-Nếu số dư có cuối kỳ trừ [-] số dư Có đầu kỳ

0: ghi âm

-Nếu số dư có cuối kỳ trừ [-] số dư Có đầu kỳ

Chủ Đề