Ngày tham gia cách mạng là ngày nào năm 2024

Kết nạp đảng vào ngày 03/02/1945 và có tham gia hoạt động cách mạng có thuộc diện người hoạt động cách mạng trước năm 1945? Chào anh chị, cho tôi hỏi ông tôi Kết nạp Đảng vào ngày 03/02/1945 và có tham gia hoạt động cách mạng. Anh chị cho tôi hỏi ông tôi có thuộc diện người hoạt động cách mạng trước năm 1945 hay không? Cảm ơn anh chị đã tư vấn.

Kết nạp đảng vào ngày 03/02/1945 và có tham gia hoạt động cách mạng có thuộc diện người hoạt động cách mạng trước năm 1945?

Tại ' onclick="vbclick('707AE', '364020');" target='_blank'> có quy định điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 như sau:

1. Người hoạt động cách mạng được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 khi có một trong các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:

  1. Đã tham gia một tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
  1. Được kết nạp hoặc kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Đông Dương trước ngày 19 tháng 8 năm 1945.

2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành, nếu kết nạp đảng vào ngày 03/02/1945 và có tham gia hoạt động cách mạng thì có thể thuộc diện người hoạt động cách mạng trước năm 1945.

Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945 như thế nào?

Tại Điều 9 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có quy định về chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 như sau:

1. Cấp “Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945” theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên Tỉnh ủy trả lời, trường hợp của ông Duy không sử dụng lý lịch đảng viên khai năm 1975 làm căn cứ xem xét, xác nhận. Ông Duy hỏi, Tỉnh ủy trả lời như vậy có đúng không?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời ông Nguyễn Duy như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ thì người hoạt động cách mạng còn sống, căn cứ xác nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 có một trong các giấy tờ sau:

- Lý lịch cán bộ, đảng viên khai từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý;

- Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20/4/1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30/4/1975.

Căn cứ quy định trên, trường hợp của ông Duy kết nạp Đảng năm 1946 không có thời gian liên tục hoạt động ở các chiến trường B, C, K, do vậy Lý lịch đảng viên khai tháng 2/1975 không làm căn cứ để xem xét xác nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945.

Đồng thời, thời gian tham gia hoạt động cách mạng của ông ghi nhận tại lý lịch từ tháng 8/1945, chưa đủ cơ sở xem xét xác nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945.

Ngày 19/8 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa: Cách mạng Tháng Tám thành công

17/08/2021 07:37

Bạn có biết, ngày 19/8 hàng năm không chỉ là ngày đại thắng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà còn là ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. Mời bạn tham khảo bài viết này để có thể biết thêm những thông tin cơ bản về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 19/8 nhé!

Ngày 19/8 là ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. Cụ thể, vào ngày 12/12/2005, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, trong đó quy định: “Ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Cũng vào ngày 19/8 hơn 75 năm trước (năm 1945) là cột mốc lịch sử đáng nhớ của dân tộc ta, mở ra một thời kỳ mới của đất nước. Cách mạng tháng 8 nổ ra, toàn thể nhân dân tiến về Quảng trường Nhà hát Lớn mít tinh, biểu tình và cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi ở Hà Nội.

Năm 2021, ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (tức ngày 19/8 dương lịch) sẽ rơi vào thứ Năm (ngày 12/07 âm lịch).

Ngày tham gia cách mạng là ngày nào năm 2024

Nói đến lịch sử của ngày 19/8 ta phải kể về năm 1945 với trang sử hào hùng của quân dân Việt Nam ta trong cuộc Cách mạng tháng 8 giành thắng lợi, mở đầu cho Ngày Quốc khánh trọng đại của nước Việt Nam.

Năm 1958, quân Pháp tấn công Đà Nẵng, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Thời bấy giờ nhân dân ta khốn cùng, nhiều cuộc đấu tranh, phong trào khởi nghĩa liên tiếp nổ ra để đòi lại nền độc lập dân tộc.

.jpg)

Vào tháng 8 năm 1945, thời cơ của dân tộc ta đến khi cuộc chiến tranh thế giới đi đến hồi kết. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, quân dân ta đồng lòng nghe theo chỉ thị để chờ ngày tiến công. Cụ thể, từ ngày 13/8 - 17/8, các cơ quan đầu não của Đảng liên tiếp họp và phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945, nhân dân đồng loạt kéo về Nhà hát lớn Hà Nội để thực hiện cuộc mít tinh lớn chưa từng có trong lịch sử với sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ. Cuối ngày, quân dân ta đã nhanh chóng làm chủ khu vực này. Thắng lợi ở Hà Nội đã trở thành sức mạnh kéo theo sự bùng nổ và tiếp thêm sức mạnh cho các cuộc giải phóng ở những tỉnh thành khác.

Vào thời điểm đó, lực lượng vũ trang ở Bắc Bộ gọi là Sở Liêm phóng, ở Trung Bộ gọi là Sở trinh sát, ở Nam Bộ gọi là Quốc gia tự vệ cuộc, dù vẫn chưa có tên gọi chung nhưng đều có nhiệm vụ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Đó cũng là các tổ chức tiền thân của Công an nhân dân Việt Nam.

Chính vì thế, ngày 19/8 đã trở thành Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.

Ngày 19/8 đánh dấu sự thành công của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi sự áp bức bóc lột gần 100 năm của thực dân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày tham gia cách mạng là ngày nào năm 2024

Đây còn là ngày tôn vinh sự hy sinh, cống hiến của lực lượng công an nhân dân luôn đóng vai trò nòng cốt trong các cuộc chiến. Họ vừa là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc vừa có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

Với vai trò gợi nhớ đến sự thành công của cuộc Cách mạng tháng 8 cùng sự hi sinh của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam, mỗi năm cứ đến ngày 19/8, mỗi người con Việt Nam, các con cháu thế hệ sau đều đồng lòng hướng về lực lượng Công an Nhân dân và bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các vị anh hùng đã không tiếc xương máu để mang lại nền độc lập cho nước nhà như hiện nay.