Nghị định 85 2023 nđ cp

Nghị định 85 2023 nđ cp

Nghị định 85: Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng giám định tư pháp (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 18 Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Văn phòng giám định tư pháp như sau:

Văn phòng giám định tư pháp có quyền:

  • Thuê giám định viên tư pháp và nhân viên làm việc cho Văn phòng;

  • Thu chi phí giám định tư pháp theo quy định của pháp luật;

  • Thực hiện dịch vụ giám định ngoài tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức;

  • Được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

Văn phòng giám định tư pháp có nghĩa vụ:

  • Niêm yết công khai chi phí giám định tư pháp;

  • Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật;

  • Chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;

  • Báo cáo Sở Tư pháp và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo định kỳ hàng năm;

  • Nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chi tiết xem tại Nghị định 85/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/9/2013.

Ty Na

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo 5 cấp độ. Ảnh: baochinhphu.vn

Theo đó, thông tư 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết, hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, bao gồm: xác định hệ thống thông tin và thuyết minh cấp độ an toàn hệ thống thông tin; yêu cầu bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin; chế độ báo cáo. 

Đối tượng áp dụng Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Thông tư quy định đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ quản hệ thống thông tin là một trong các trường hợp sau: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng, thiết lập, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin.

Đối với yêu cầu bảo đảm an toàn hệ thống thông tin thực hiện theo yêu cầu cơ bản quy định tại Thông tư này và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11930:2017 về Công nghệ thông tin - các kỹ thuật an toàn - yêu cầu cơ bản về  an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. 

Yêu cầu cơ bản đối với từng cấp độ quy định tại Thông tư này là các yêu cầu tối thiểu để bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, bao gồm yêu cầu cơ bản về quản lý, yêu cầu cơ bản về kỹ thuật và không bao gồm các yêu cầu bảo đảm an toàn vật lý. 

Việc xây dựng phương án bảo đảm an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu cơ bản theo từng cấp độ thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 4  Nghị định 85/2016/NĐ-CP.

Cụ thể, đối với hệ thống thông tin cấp độ 1, 2, 3: Phương án bảo đảm an toàn thông tin phải xem xét khả năng dùng chung giữa các hệ thống thông tin đối với  các giải pháp bảo vệ, chia sẻ tài nguyên để tối ưu hiệu năng, tránh đầu tư thừa, trùng lặp, lãng phí.

Đối với hệ thống thông tin cấp độ 4, 5: Phương án bảo đảm an toàn thông tin cần được thiết kế bảo đảm tính sẵn sàng, phân tách và hạn chế ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khi một thành phần trong hệ thống hoặc có liên  quan tới hệ thống bị mất an toàn thông tin.

Quy chế bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cho hệ thống phải được  xây dựng, đáp ứng các yêu cầu an toàn về quản lý theo cấp độ an toàn hệ thống  thông tin tương ứng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành trước khi Hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt. 

Đồng thời, Thông tư cũng quy định rõ về hoạt động kiểm tra, đánh giá; chế độ báo cáo đối với việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ...

Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/10/2022, thay thế Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống  thông tin theo cấp độ. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp giải quyết.

P.V

Ngày 14/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, Điều 22 quy định các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan bao gồm:

1. Các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,

2. Các trường hợp miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, cụ thể:

  • Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

  • Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác và sinh hoạt của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao;

  • Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

3. Các trường hợp miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng như sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

  • Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại của hàng miễn thuế.

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

Quy định trên không áp dụng trong trường hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có cảnh báo về an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia hoặc có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan.

Nghị định 85/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 và bãi bỏ Quyết định 43/2017/QĐ-TTg; bãi bỏ các Điều 4, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23; quy định liên quan đến thủ tục tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, vào, rời cảng thủy nội địa tại các Điều 5, 6, 7, 10 Quyết định 34/2016/QĐ-TTg; Điều 8 Nghị định 27/2011/NĐ-CP; Điểm 1 khoản 7 Điều 7 Nghị định 132/2018/NĐ-CP; Cụm từ “sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi” tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP; Nội dung quy định về kiểm tra chuyên ngành tại khoản 5, khoản 6 Điều 60 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP.

Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ