Dưa lê được trồng nhiều ở đâu

  • Nông nghiệp

Ổn định đầu ra cho dưa lê nhờ liên kết tiêu thụ

10/07/2021 06:00 GMT +7

  • Nguồn: Báo Sóc Trăng
  • Thứ Bảy, 10/07/2021 | 06:00

Thích và chia sẻ bài viết này trên:

STO - Trong những năm gần đây, một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cù Lao Dung, nhiều hộ nông dân đã phát triển thêm mô hình trồng dưa lê. Đây là một trong những loại nông sản cho thu nhập khá, bởi đầu ra sản phẩm ổn định. Do doanh nghiệp liên kết từ đầu vào đến đầu ra, bao tiêu sản phẩm nên bà con yên tâm sản xuất, giá dưa được doanh nghiệp báo luôn đầu vụ. Vì vậy, hộ dân tính toán được phần lợi nhuận sau thu hoạch dưa...

Anh Hồ Thanh Phong - thương lái liên kết thu mua dưa lê trao đổi với bà con nông dân trồng dưa lê về cách thức liên kết cho vụ dưa tiếp theo.Ảnh: THÚY LIỄU

Một trong những hộ chuyển đổi cây màu kém hiệu quả sang trồng dưa lê liên kết đầu ra, ổn định đời sống đó là hộ anh Dương Hữu Thọ, ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam [Cù Lao Dung]. Chúng tôi đến tham quan ruộng dưa lê của anh Thọ đúng lúc anh vừa thu hoạch xong diện tích dưa 6.000m2 và anh đang tất bật rửa lại toàn bộ số dưa đã thu hoạch, giao đơn vị thu mua. Anh Hữu Thọ bộc bạch: “Doanh nghiệp họ hỗ trợ hạt giống, phân bón và các loại thuốc vi sinh suốt quá trình trồng dưa, kể cả hướng dẫn kỹ thuật nên tôi đã mạnh dạn ký hợp đồng triển khai trồng luôn dưa lê với diện tích đất 6.000m2".

Theo anh Thọ, dưa lê được người tiêu dùng tin dùng; đồng thời dưa có thời gian sinh trưởng ngắn, từ lúc xuống giống dưa đến thu hoạch là 48 ngày, đến dưa chín, không phải thu hoạch hết 1 đợt như dưa hấu mà chia theo nhiều đợt thu hoạch trong thời gian tầm 1 tháng mới thu hết lượng trái, bình quân dưa cho năng suất từ 2 - 3,5 tấn/1.000m2, dưa ít gặp các loại dịch bệnh, sâu hại tấn công nên hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, do thời gian trồng đến lúc thu hoạch ngắn, nên dưa lê trồng được 3 vụ/năm.

“Tôi vừa mới thu hoạch xong dưa lê vụ thứ 2, năng suất đạt gần 18 tấn, có giảm hơn so vụ trước, bởi ảnh hưởng thời tiết. Tuy nhiên, do đã có kinh nghiệm trồng nên chất lượng dưa tốt hơn, chi phí đầu tư giảm, đơn vị bao tiêu 6.000 đồng/kg. Theo tính toán, trong vụ dưa này tôi bỏ túi số tiền hơn 70 triệu đồng/6.000m2, lợi nhuận tốt hơn nhiều so với một số loại rau màu khác và trồng dưa lê cũng yên tâm hơn vì có thương lái bao tiêu, chỉ cần chăm sóc để dưa phát triển tốt, cho trái nhiều, thu nhập sẽ tăng. Dự kiến trong vụ tới, tôi mở rộng diện tích trồng dưa lê là 1ha” - anh Hữu Thọ phấn khởi cho biết thêm.

Anh Hồ Thanh Phong - thương lái liên kết thu mua dưa lê của các hộ dân tại huyện Cù Lao Dung thông tin: “Nhận thấy một số địa phương trên địa bàn Cù Lao Dung có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng dưa lê nên chúng tôi đã trao đổi với bà con nông dân mở rộng diện tích trồng dưa và bao tiêu đầu ra. Để nông dân yên tâm sản xuất, chúng tôi liên kết luôn với đơn vị cung ứng hạt giống, phân bón, thuốc vi sinh các loại nhằm đưa đến nông dân cũng như khuyến cáo bà con trồng dưa theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong năm 2020, chúng tôi đã liên kết bao tiêu 10ha trồng dưa lê/10 hộ. Trong vụ dưa năm 2021, diện tích bao tiêu là 20ha, tập trung tại xã An Thạnh Nam và mới mở diện tích liên kết tại xã An Thạnh Tây thêm 2ha. Bên cạnh đó, chúng tôi thu mua dưa lê không giới hạn diện tích, nếu bà con đáp ứng thu hoạch dưa tầm 3 tấn/chuyến xe trở lên sẽ thu mua hết và giá bao tiêu là 6.000 đồng/kg, dưa có trọng lượng 200 gram trở lên là đạt chuẩn. Ngoài ra, ngay đầu vụ chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ tiền mua hạt giống, tiền thuê nhân công chăm sóc dưa…”.

THÚY LIỄU

Bình Luận

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

  • Thống nhất quy trình phòng trừ tạm thời sâu đầu đen hại dừa

    STO - Ngày 23-3, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN-PTNT] Sóc Trăng, đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT chủ trì cuộc họp trao đổi, đề xuất các giải pháp quản lý và phòng trừ sâu đầu đen hại dừa.

  • Để vụ tôm nuôi nước lợ thành công cần kết hợp nhiều yếu tố

    STO - Diện tích thả nuôi tôm 53.000ha, sản lượng cả năm 2021 ước đạt trên 189.700 tấn, kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ đạt 990 triệu USD... Đây là kết quả nuôi tôm thành công rực rỡ trong mùa vụ vừa qua, đã góp phần tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng.

  • Giới thiệu phương pháp tưới nhỏ giọt và trồng cây trên ống nhựa PLA

    STO - Ngày 21-3, tại Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Lê Văn Đáng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng có buổi làm việc với ông Masaaki Uesugi - Giám đốc Công ty TNHH Tromso, tỉnh Hiroshima [Nhật Bản] về việc hợp tác triển khai các mô hình canh tác tiết kiệm nước và lắp đặt hệ thống nước uống hộ gia đình.

  • Hơn 100 học viên tham dự lớp tập huấn lấy mẫu thức ăn thủy sản, mẫu phân bón

    STO - Sáng ngày 21-3, tại khách sạn Quê Tôi [Sóc Trăng], Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương và Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I tổ chức lớp đào tạo, cấp chứng chỉ lấy mẫu thức ăn thủy sản và tập huấn lấy mẫu phân bón.

  • Bình ổn giá phân bón

    Từ cuối năm 2020 đến nay, giá phân bón liên tục tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nông dân. Riêng những tháng vừa qua, giá phân bón đã lập đỉnh, tạo nên mức giá cao nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây.

  • Giải pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp phục hồi sau đại dịch Covid-19

    STO - Nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Sóc Trăng có thế mạnh về trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, với nhiều loại đặc sản, nhiều thương hiệu nông sản hàng hóa nổi tiếng đã khẳng định trên thị trường trong nước và xuất khẩu, qua đó, góp phần không nhỏ trong việc giúp nông dân làm giàu, nông nghiệp - nông thôn đổi mới.

  • Các địa phương quyết liệt phòng, chống xâm nhập mặn

    STO - Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng, độ mặn đo được tại các sông, kênh đang ở mức độ cao, theo dự đoán trong tuần độ mặn sẽ ở mức từ 4,2 - 21‰ và tiếp tục sẽ tăng cao trong vài ngày tới. Chính vì vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống mặn theo kế hoạch hàng năm cũng như thực hiện theo chỉ đạo của ngành nông nghiệp, UBND tỉnh, nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân khi mặn lên cao...

  • Gia tăng "vị ngọt" cho cây ăn trái

    STO - Sau 4 năm [2018 - 2021] triển khai Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh, Sóc Trăng đã thu kết quả tích cực, bởi có nhiều loại trái cây đặc sản được liên kết doanh nghiệp xuất khẩu.

  • Độ mặn tiếp tục tăng trong nửa đầu tuần tới

    STO - Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng, trong tuần qua, độ mặn lớn nhất ở đa số các điểm đo xuất hiện trong nửa cuối tuần, riêng tại huyện Trần Đề, huyện Long Phú và xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên [Sóc Trăng] xuất hiện vào đầu tuần. Độ mặn cao nhất tuần được đo từ ngày 14-2 đến ngày 20-2 tại các trạm sông/kênh ở huyện Trần Đề tại xã Thạnh Thới Thuận, thị trấn Trần Đề; huyện Long Phú tại thị trấn Long Phú, thị trấn Đại Ngãi; huyện Kế Sách tại xã An Lạc Tây; huyện Mỹ Xuyên tại xã Thạnh Phú; TX. Ngã Năm và TP. Sóc Trăng [Sóc Trăng] có độ mặn cao từ 2,5 - 18,4‰.

  • Gặp gỡ giám đốc các hợp tác xã sản xuất trái vú sữa xuất khẩu

    STO - Diện tích cây ăn trái toàn tỉnh Sóc Trăng hơn 29.000ha, tập trung nhiều tại các huyện: Kế Sách, Cù Lao Dung, Châu Thành, Long Phú, Mỹ Tú, TX. Ngã Năm và TX. Vĩnh Châu, với đa dạng các loại trái cây đặc sản như: bưởi da xanh, sầu riêng, xoài, nhãn, vú sữa... Các loại cây ăn trái nêu trên đã đem lại nguồn thu nhập tốt cho các nhà vườn, đặc biệt trong đó, trái vú sữa tím là loại trái cây đặc sản nổi tiếng của tỉnh khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong 4 năm qua và trái vú sữa tím hiện vẫn đang được các công ty, doanh nghiệp liên kết cùng các hợp tác xã [HTX] thu mua, phục vụ thị trường xuất khẩu.

>> Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề