Người bị bệnh tim có nên đi máy bay

- Với người bệnh xơ vữa động mạch vành: Nếu bệnh nhân có cơn đau thắt ngực ổn định thì có thể không phải hạn chế đi máy bay. Trước khi máy bay hạ cánh chừng 30 phút, bệnh nhân nên uống một viên lenitral 2,5 mg hoặc 1 viên imdur 30 mg, vì khi xuống mặt đất, tác động giãn động mạch vành do thiếu ôxy trên cao mất đi, mạch vành lúc này có thể bị co thắt. Ngược lại, nếu người bệnh bị đau thắt ngực không ổn định thì nhất thiết không được đi lại bằng máy bay, trừ khi máy bay được trang bị phương tiện cấp cứu và có nhân viên y tế chuyên khoa theo dõi trên suốt hành trình.

- Với người bệnh nhồi máu cơ tim: Cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Trong trường hợp bệnh nhân hết đau ngực, không bị suy tim, hoặc chỉ còn đau ngực nhẹ, thời gian đau ngắn thì có thể đi máy bay sau thời gian 3 tháng kể từ khi bị nhồi máu cơ tim. Ngược lại, người bệnh không nên đi máy bay nếu có biến chứng xảy ra trong giai đoạn nhồi máu cơ tim cấp hoặc nhồi máu cơ tim ổn định. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh cần được một kíp cấp cứu lưu động hộ tống trên đường bay.

- Với người mắc bệnh van tim hoặc bệnh tim bẩm sinh không tím: Có thể được phép đi lại bằng máy bay nếu tình trạng bệnh ổn định hoặc được kiểm soát tốt bằng các thuốc điều trị.

Quảng cáo

- Với người mắc bệnh tim có tím: Trong phần lớn trường hợp, hành trình bằng máy bay không cần đặt ra những biện pháp dự phòng đặc biệt. Bình ôxy chỉ cần khi bệnh nhân bị thiếu ôxy rõ rệt. Nếu bệnh nhân tím nhiều và đa hồng cầu nặng, người bệnh nên uống nhiều nước trong khi bay để bù lại thể tích nước bị mất do không khí khô trên máy bay gây ra.

- Với người bệnh suy tim: Khi tình trạng suy tim mất bù đã thuyên giảm, người bệnh có thể đi máy bay được. Nếu suy tim trái nặng, gây những biến chứng cấp tính thì không nên đi bằng máy bay.

Quảng cáo

- Với những người bệnh bị blốc nhĩ thất: nếu bệnh trạng ở cấp II hoặc cấp III thì không nên đi máy bay, ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Đối với những người đã được đặt máy tạo nhịp tim thì có thể đi máy bay bình thường.

- Với bệnh nhân tăng huyết áp: Không có chống chỉ định đi máy bay đối với những trường hợp tăng huyết áp mức độ vừa và bệnh nhân cảm thấy bình thường với số đo huyết áp hiện tại của bản thân. Nhưng đối với những bệnh nhân tăng huyết áp nặng, ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan nội tạng và có nguy cơ gây phù phổi cấp thì không được phép đi máy bay.

Sự lo lắng khi máy bay cất cánh và hạ cánh cũng có thể gây tác động xấu đối với bệnh nhân. Điều này càng cần phải lưu ý đối với những người thần kinh dễ bị kích thích do dùng các thuốc chống trầm cảm kéo dài. Sau khi máy bay hạ cánh, người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt nếu có chênh lệch nhiều múi giờ ở nơi đến.

TS Tạ Mạnh Cường, Sức Khỏe & Đời Sống

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Tim mạch can thiệp, khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Máy bay hiện đang là một phương tiện di chuyển được ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người ai cũng có thể đi máy bay. Trên máy bay mặc dù đã được trang bị đầy đủ thuốc men và thiết bị hỗ trợ cấp cứu khi xảy ra các tai nạn sức khỏe như khó thở khi đi máy bay, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, ngất...do cơ thể không thích ứng được với sự thay đổi của khí quyển khi lên cao, nhưng, mọi sự chuẩn bị đều có giới hạn nhất định.

Như chúng ta đã biết, càng lên cao không khí càng lạnh, nồng độ khí oxy càng loãng và áp lực khí quyển sẽ càng thấp. Khi máy bay lên trên ở độ cao từ 2000m trở lên, cơ thể có thể xảy ra các phản ứng của mạch máu như giãn mạch máu não, co thắt các động mạch nội tạng, cung lượng tim tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ lượng máu vào oxy cho não cũng như các cơ quan nội tạng trong cơ thể, mạch nhanh.

Tuy nhiên không phải ai đi máy bay cũng xảy ra hiện tượng này, thực tế, các phản ứng này xảy ra với tần số không cao. Ngược lại, khi máy bay hạ cánh hay khi bắt đầu cất cánh, sự chuyển động thay đổi về không gian và độ cao sẽ tạo cho hành khách một áp lực nhất định. Tác động này rất dễ ảnh hưởng đến những người có chứng bệnh về thần kinh dễ bị kích thích.

Để giảm thiểu những ảnh hưởng từ các yếu tố của chuyến bay, hiện tại trên máy bay, tại tất cả các khoang máy bay đều đã được trang bị một hệ thống điều áp giúp khách hàng có thể đáp ứng thích nghi được với sự thay đổi của nhiệt độ, khí quyển và nồng độ oxy trong chuyến bay nhưng những thiết bị này chỉ mang tính hỗ trợ và xử lý tạm thời. Vậy nên trước khi lên máy bay, bạn nên cân nhắc kỹ càng về vấn đề sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang có vấn đề sức khỏe đặc biệt là vấn đề về tim mạch.

Người bị bệnh tim có nên đi máy bay

Hình ảnh đặt stent mạch vành

Trong thời buổi hiện đại, tất cả các máy bay đều đã được trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị cần thiết để hỗ trợ đảm bảo sức khỏe cho khách hàng trong chuyến bay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ai cũng có thể di chuyển bằng máy bay.

Theo các số liệu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim hay gặp các biến cố về tim mạch trên máy bay chiếm khoảng 10-20% tổng số các trường hợp bị tai nạn về sức khỏe.

Theo các bác sĩ chuyên gia đầu ngành về tim mạch, đi máy bay sẽ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở các tĩnh mạch sâu. Điều này xảy ra do ngồi lâu trên máy bay dẫn đến ứ máu ở chân, đi tiểu ít cộng với nồng độ oxy loãng khi lên cao nên dễ gây ra các khối tắc mạch, đồng thời những điều này cũng như một yếu tố kích thích khởi phát các bệnh lý tim mạch và hô hấp.

Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến những người có vấn đề về tim phổi nhất là đối với những bệnh nhân đang có đặt stent mạch vành. Do đó, đối với những bệnh nhân đặt stent mạch vành, khi muốn di chuyển bằng phương tiện máy bay cần phải đi khám sức khỏe trước khi lên máy bay. Nếu bác sĩ điều trị chuyên khoa khẳng định tình trạng hiện tại của bạn có thể đi máy bay thì khi đó bạn hãy cân nhắc về điều này, đồng thời phải tuân thủ theo những chỉ định, dặn dò của bác sĩ khi đã được phép tham gia chuyến bay.

Các trường hợp lưu ý không được đi máy bay:

  • Bệnh nhân nhồi máu cơ tim, mới xuất viện chưa quá 2 tuần.
  • Bệnh nhân được đặt stent hoặc nong mạch vành mới xuất viện chưa quá 2 tuần.
  • Bệnh nhân làm phẫu thuật bắc cầu mạch vành mới xuất viện chưa quá 3 tuần.
  • Người có tiền sử cơn đau thắt ngực không ổn định, đau ngực ngay cả khi nghỉ ngơi và cơn đau thường xuất hiện bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước nào.
  • Bệnh nhân bị suy tim nặng, khó kiểm soát.
  • Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nặng đặc biệt là rối loạn nhịp thất và trên thất chưa kiểm soát được.
  • Bệnh nhân có vấn đề về hô hấp thường xuyên phải hỗ trợ thở oxy.

Trên các khoang máy bay tuy đã được thiết kế các thiết bị hỗ trợ để cung cấp đủ oxy nhưng mức oxy này không đạt mức được như môi trường ngang mực nước biển nên nó vẫn có thể gây ra tình trạng giảm oxy trong máu. Trong chuyến bay dù mọi thứ đã được chuẩn bị đầy đủ nhưng các tai nạn về sức khỏe vẫn có thể xảy ra ngoài dự kiến của nhân viên phục vụ chuyến bay cũng như của khách hàng. Khi xảy ra các biến cố, điều cần thiết là phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn tinh thần sẽ khiến cho bệnh tình diễn biến xấu hơn đồng thời ảnh hưởng đến cả những hành khách khác trên cùng chuyến bay.

Người bị bệnh tim có nên đi máy bay

Bệnh nhân đặt stent mạch vành muốn đi máy bay cần được khám sức khỏe trước đó

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây xảy ra các tai nạn sức khỏe đặc biệt là đối với bệnh nhân tim mạch cần lưu ý một số điều như sau:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trước và trong chuyến bay.
  • Khi bị bệnh tim mạch, không đến những vùng có độ cao trên 1500m, các vùng quá nóng hay quá lạnh. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đi.
  • Không đi du lịch vùng cao trong 6 tháng sau khi được phẫu thuật tim hoặc đã từng có tiền sử nhồi máu cơ tim.
  • Tránh vận động nhiều ngay khi vừa lên cao, cần có thời gian để thích nghi với không khí loãng, thường là 1-2 ngày, có thể co duỗi chân tại chỗ để làm tăng lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, hạn chế nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Không dùng các chất kích thích thần kinh như rượu bia thuốc lá hay thuốc ngủ, thuốc giảm đau ức chế thần kinh...
  • Báo với nhân viên trên máy bay ngay khi có dấu hiệu mệt mỏi khó thở.
  • Khi đi máy bay nên mang theo đầy đủ các giấy tờ liên quan đến sức khỏe bệnh tình của bản thân, các thuốc đã được bác sĩ kê đơn sử dụng và điều trị.

Máy bay không giống những phương tiện khác dưới mặt đất có thể tìm ngay các địa điểm hay cơ sở y tế để xử lý ngay tức khắc khi có tai nạn sức khỏe xảy ra. Do đó, việc chuẩn bị một sức khỏe tốt trước khi lên máy bay là điều rất quan trọng đặc biệt đối với những bệnh nhân tim mạch và hô hấp.

Hiện tại ở bệnh viện Vinmec đã và đang vận dụng thành công phương pháp đặt stent mạch vành cho các bệnh nhân bị bệnh lý về tim mạch. Sau khi đặt stent, khi bệnh nhân đã phục hồi sức khỏe, bệnh nhân có đủ điều kiện để có thể di chuyển được bằng máy bay với điều kiện phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Kỹ thuật đặt stent mạch vành đã được triển khai tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng với tỷ lệ thành công lên tới 98%. Kỹ thuật được thực hiện bởi đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa tim mạch can thiệp thuộc bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng và Vinmec Times City (Hà Nội). Với Hệ thống cathlab hiện đại, trang thiết bị y tế vô trùng, không gian yên tĩnh, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và giảm thiểu tối đa nguy cơ sau đặt stent.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02257309888 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hải Phòng.