Người bị tạm giữ là gì

Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ để điều tra hình sự là một trong những để quan trọng cần được quan tâm nhằm bảo vệ người bị tạm giữ trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về biện pháp ngăn chặn này, Luật sư hình sự của Luật Long Phan PMT sẽ đi trình bày cụ thể hơn về “quyền và nghĩa” vụ của người bị tạm giữ theo thủ tục hình sự.

Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ để điều tra hình sự

Các trường hợp bị tạm giữ để điều tra hình sự

Biện pháp tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật tố tụng hình sự. Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 [BLTTHS] quy định các trường hợp bị tạm giữ để điều tra hình sự. Cụ thể:

  • Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp [đã có lệnh giữ của người có thẩm quyền]
  • Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang
  • Người bị bắt theo quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền
  • Người phạm tội tự thú, đầu thú

Như vậy, đối với một trong những trường hợp trên, cơ quan, người có thẩm quyền giữ người, bắt người theo quy định của BLTTHS có thể áp dụng biện pháp tạm giữ để điều tra hình sự.

>>> Xem thêm: Trường hợp nào được phép bắt người

Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ được quy định theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

Người bị tạm giữ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa

>>> Xem thêm: Người Chưa Đủ 18 Tuổi Bị Tạm Giam Bao Lâu?

Quyền của người bị tạm giữ

Người bị tạm giữ để điều tra hình sự theo quy định tại Điều 59 BLTTHS 2015 trong thời hạn tạm giữ có những quyền sau:

  • Được biết lý do bị tạm giữ, nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS.
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ: cơ quan có thẩm quyền khi tạm giữ người phải thông báo và giải thích những quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ cho họ biết.
  • Khi trình bày lời khai, trình bày ý kiến không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay buộc phải thừa nhận hành vi phạm tội: Người bị tạm giữ để điều tra có quyền trình bày về những vấn đề liên quan đến việc họ bị tạm giữ. Đây là quyền không phải là nghĩa vụ của họ, do đó họ không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc phải nhận mình có tội. Trong trường hợp này, họ có quyền im lặng.
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị tạm giữ có quyền tự bào chữa cho mình hoặc nhờ người khác có hiểu biết sâu rộng về luật pháp để bào chữa cho mình hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý.
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu: Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ có quyền cung cấp những tài liệu, chứng cứ cho cơ quan điều tra để chứng minh sự trong sạch của mình hoặc củng cố thêm sự tin cậy trong lời khai của bản thân. Họ cũng có quyền yêu cầu cơ quan điều tra đưa ra những cơ sở tạm giữ họ.
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá: Đối với những tài liệu, chứng cứ, đồ vật liên quan đến vụ án, người bị tạm giữ có quyền đưa ra quan điểm, ý kiến của mình đồng thời yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá trong trường hợp có cơ sở cho rằng tài liệu chứng cứ thiếu tính chính xác, khách quan.
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ: Người bị tạm giữ có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật, quyết định tạm giữ sai quy định, khiếu nại các quyết định khác có liên quan đến việc tạm giữ xâm phạm quyền lợi của người bị tạm giữ.

Bên cạnh những quyền trên, người bị tạm giữ còn được hưởng những quyền lợi khác theo quy định tại Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015:

  • Được bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm;
  • Đảm bảo chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế;
  • Được gặp người thân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
  • Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ;
  • Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu bị tạm giữ trái luật;
  • Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi quy định của pháp luật về tạm giữ.

Nghĩa vụ của người bị tạm giữ

Song song với quyền lợi được hưởng khi bị tạm giữ, người bị tạm giữ để điều tra phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

  • Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ: trong thời hạn bị tạm giữ để điều tra, người bị tạm giữ phải nghiêm túc tuân thủ, chấp hành các quy định, yêu cầu của đơn vị quản lý tạm giữ;
  • Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và Bộ luật tố tụng hình sự về tạm giữ người

Nhìn chung, đây là những nghĩa vụ cơ bản mà người bị tạm giữ trong quá trình điều tra hình sự phải tuân thủ thực hiện. Mọi hành vi làm trái quy định của pháp luật trong thời hạn tạm giam có thể là cơ sở tạo tình thế bất lợi cho người bị tạm giữ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Luật sư bảo vệ khách hàng khi bị tạm giữ để điều tra hình sự

Luật sư bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi bị tạm giữ

>>> Xem thêm: Điều Kiện Bảo Lãnh Cho Người Bị Tạm Giam

Việc tạm giữ người để điều tra hình sự có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người bị tạm giữ. Sự có mặt của luật sư sẽ giúp khách hàng dễ dàng giải quyết vụ việc hơn, người bị tạm giữ có thể kết thúc thời hạn tạm giam nhanh hơn. Bởi luật sư sẽ giúp giải quyết những vấn đề sau:

  • Ngăn chặn, xử lý khi khách hàng bị xâm phạm quyền lợi trong quá trình lấy lời khai;
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi để bảo vệ khách hàng;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện các công việc mà họ bị hạn chế trong thời hạn tạm giữ;
  • Làm việc trực tiếp với cơ quan điều tra;
  • Đại diện khách hàng gửi đơn khiếu nại, tố cáo đối với những quyết định, hành vi vi phạm pháp luật;
  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả tự do cho khách hàng khi hết thời hạn tạm giữ
  • Tham gia phiên tòa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong trường hợp vụ án hình sự được đưa ra xét xử;

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ và chi tiết những quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ để điều tra hình sự. Quý bạn đọc nếu chưa hiểu rõ hay có vấn đề khác cần giải đáp về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự thì có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ miễn phí. Xin cảm ơn!

Tạm giữ là gì?

Căn cứ Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Trong đó, theo khoản 2 Điều 117, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ là:

a] Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b] Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

c] Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Bên cạnh đó, quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung về: Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định; Căn cứ ban hành quyết định; Nội dung; Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành quyết định và đóng dấu.

Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ. Đồng thời, người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Tạm giữ và thời hạn tạm giữ [Ảnh minh họa]

Thời hạn tạm giữ là bao lâu?

Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thời hạn tạm giữ như sau:

- Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

- Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

- Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

- Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Người bị tạm giữ có quyền gì?

Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

Trong đó, người bị tạm giữ có quyền:

- Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác;

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;

- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

Ngoài ra, người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ; Chấp hành nội quy của cơ sở tạm giữ [theo khoản 2 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015].

Trên đây là các quy định về tạm giữ và thời hạn tạm giữ. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân?

Video liên quan

Chủ Đề