Người lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì năm 2024

Nhiều người chủ quan trước tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn vì nghĩ rằng triệu chứng này không đáng lo ngại và sẽ tự khỏi. Thế nhưng, chóng mặt buồn nôn đổ mồ hôi hay đổ mồ hôi lạnh chóng mặt có thể cảnh bảo bệnh lý nguy hiểm.

Người lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Khi gặp chứng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế thăm khám. Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả. Vậy chóng mặt toát mồ hôi là bệnh gì, nguyên nhân nào gây ra?

Toát mồ hôi lạnh chóng mặt là bệnh gì?

Chóng mặt toát mồ hôi thường là triệu chứng của một bệnh lý hay vấn đề nào đó liên quan đến tim mạch, thần kinh, nội tiết, nhiễm khuẩn, sức khỏe tổng thể… Đôi khi, chóng mặt toát mồ hôi lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. (1)

Chóng mặt là cảm giác choáng váng, đứng không vững, muốn ngất xỉu. Khi bị chóng mặt, bạn có thể cảm thấy mọi thứ xung quanh như đang quay cuồng. Chóng mặt có thể xuất hiện kèm theo tình trạng toát mồ hôi lạnh, buồn nôn. Vậy nguyên nhân dẫn đến triệu chứng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn là gì?

Nguyên nhân toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn

Có nhiều nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn, ví dụ như: (2)

1. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới định mức bình thường. Hạ đường huyết có thể xảy ra ở người bị tiểu đường và tình trạng này là do tác dụng phụ của một vài loại thuốc, ví dụ như insulin. Bạn cũng có thể bị hạ đường huyết nếu ăn không đủ bữa trong ngày. Hạ đường huyết thường diễn ra một cách đột ngột. Ngoài đổ mồ hôi lạnh chóng mặt, người bị hạ đường huyết còn có thể gặp một vài triệu chứng khác như: đau đầu, lú lẫn, mờ mắt, lo lắng, cáu gắt, run rẩy, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…

2. Đau tim

Cơn đau tim xuất hiện khi lưu lượng máu đến tim bị chặn hoặc giảm đáng kể. Triệu chứng chính của cơn đau tim là khó chịu hoặc đau ngực. Tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn hay chóng mặt buồn nôn đổ mồ hôi cũng có thể xảy ra. Những triệu chứng đau tim khác gồm có: khó chịu ở bụng trên/cổ/hàm/lưng, cảm thấy mệt mỏi một cách bất thường (xuất hiện phổ biến hơn ở phụ nữ), hụt hơi.

Người lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì năm 2024
Đau tim có thể khiến người bệnh bị toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn

3. Cường giáp

Cường giáp là tình trạng tại tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp có vai trò rất quan trọng với quá trình tiêu hóa, trao đổi chất… Cường giáp có thể khiến người bệnh bị đổ nhiều mồ hôi. Người bệnh cũng có thể bị chóng mặt do nhịp tim đập nhanh/không đều. Những triệu chứng khác của cường giáp gồm có: mệt mỏi, nóng/không dung nạp nhiệt, lo lắng/khó chịu, khó ngủ, giảm cân không rõ lý do, tăng tần suất đi tiêu…

4. Bốc hỏa, nóng bừng

Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh. Khi vùng dưới đồi (vùng não kiểm soát nhiệt độ cơ thể) nhạy cảm hơn với các thay đổi về nhiệt độ hoặc khi nồng độ estrogen giảm trong thời kỳ mãn kinh (chu kỳ kinh nguyệt đã dừng trong 12 tháng liên tiếp)… có thể dẫn đến hiện tượng bốc hỏa ở phụ nữ. Nóng bừng (bốc hỏa) là các đợt nóng dữ dội, đột ngột ở phần trên cơ thể, bao gồm ngực, cổ, mặt. Các cơn bốc hỏa kéo dài khoảng 30 giây đến 5 phút có liên quan đến những triệu chứng sau đây: ra mồ hôi lạnh chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh…

5. Lo lắng thái quá

Lo lắng có thể dẫn đến triệu chứng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn, đặc biệt là khi lo lắng quá nhiều. Nhiều người mắc chứng hoảng sợ và rối loạn lo âu cho biết tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt xuất hiện ở thời điểm chuẩn bị hoặc trong lúc lên cơn hoảng loạn. Cơn hoảng loạn là sự khó chịu hoặc sợ hãi mãnh liệt có thể kéo dài vài phút, dẫn đến những triệu chứng thực thể, bao gồm: chóng mặt buồn nôn đổ mồ hôi, hụt hơi, tê và ngứa ran, đau ngực, nhịp tim tăng nhanh…

Khi bạn cảm thấy lo lắng quá mức, lượng hormone gây căng thẳng (cortisol, adrenaline…) sẽ được tiết ra nhiều trong cơ thể. Điều này có thể tác động đến hệ thống tiền đình (hệ thống cảm giác ở tai trong) và dẫn đến triệu chứng chóng mặt. Một số nghiên cứu cho thấy người bị rối loạn lo âu có nguy cơ cao gặp chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV).

Người lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì năm 2024
Có thể bị chóng mặt buồn nôn đổ mồ hôi khi cảm thấy lo lắng quá mức

6. Huyết áp thấp gây ngất xỉu

Ngất xỉu là tình trạng bị bất tỉnh trong một thời gian ngắn, xảy ra khi huyết áp giảm đột ngột khiến lưu lượng máu lên não giảm, nguồn cung cấp oxy lên não không đủ. Người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt toát mồ hôi lạnh trước khi ngất. Trong hầu hết các trường hợp, ngất xỉu không phải là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng. Bạn có thể gặp triệu chứng khác trước khi ngất xỉu, ví dụ như: tầm nhìn thay đổi, da nhợt nhạt, mất kiểm soát cơ bắp, da lạnh/ẩm ướt, lo lắng và/hoặc bồn chồn…

7. Say tàu xe

Say tàu xe là cảm giác không khỏe khi di chuyển bằng tàu hỏa, xe buýt, ô tô, thuyền hay máy bay. Tình trạng say tàu xe xảy ra khi não nhận được các tín hiệu trái ngược nhau từ mắt và tai trong về chuyển động của cơ thể. Chứng say tàu xe chỉ xuất hiện tạm thời, thường biến mất khi chuyển động dừng lại. Những triệu chứng say tàu xe có thể gồm có toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn, nôn mửa…

8. Nguyên nhân hay yếu tố khác

Những nguyên nhân khác gây đổ mồ hôi lạnh chóng mặt gồm có: (3)

  • Kiệt sức do nhiệt hoặc say nắng: Cả hai tình trạng này đều xuất hiện do thiếu nước và tiếp xúc với nhiệt độ cao. Các triệu chứng bao gồm toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn, nhịp tim cao bất thường, da ẩm ướt, suy nhược, chuột rút, ngất xỉu…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc khác nhau cũng như sự tương tác thuốc (thuốc có nguy cơ gây hại khi sử dụng cùng nhau) có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn.
  • Hội chứng Dumping: Những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy có thể xuất hiện khi thức ăn nhanh chóng di chuyển từ dạ dày đến tá tràng (phần đầu tiên của ruột non). Hội chứng này thường xảy ra ở những người đã từng cắt bỏ một phần của hệ thống tiêu hóa.
  • Hội chứng cai rượu: Hội chứng cai rượu xuất hiện khi một người uống rượu thường xuyên trong một khoảng thời gian dài và ngừng uống rượu. Những triệu chứng của hội chứng này gồm có đổ mồ hôi lạnh chóng mặt, bồn chồn, lo lắng, khó chịu, gặp ác mộng, ảo giác, co giật, run…

Cách chẩn đoán bệnh chóng mặt buồn nôn toát mồ hôi

Bác sĩ có thể giúp người bệnh xác định nguyên nhân dẫn đến chứng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn. Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng đang gặp phải (kéo dài bao lâu, bắt đầu khi nào) và tiến hành thăm khám lâm sàng. Để đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện một số cận lâm sàng (xét nghiệm, chụp chiếu…), ví dụ như:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ phát hiện bất kỳ vấn đề nào về lượng đường trong máu, nồng độ hormone và sức khỏe tim mạch của người bệnh.
  • Điện tâm đồ: Đây là xét nghiệm đơn giản, giúp đo nhịp tim và hoạt động điện của tim. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện bệnh lý ở tim.
  • Điện động đồ: Máy điện động đồ có thể được ứng dụng để thực hiện một số xét nghiệm đo hoạt động điện của mắt. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện những rối loạn ở hệ thống tiền đình.
  • Thử nghiệm ngất: Thử nghiệm bàn nghiêng thường được dùng để giúp bác sĩ đánh giá nguyên nhân gây ngất chưa rõ nguyên nhân (mất ý thức, ngất xỉu). Người bệnh sẽ nằm thẳng trên một chiếc bàn có thể thay đổi tư thế (từ nằm sang đứng). Trong quá trình kiểm tra, người bệnh được kết nối với máy đo huyết áp và điện tâm đồ. Qua đó, bác sĩ có thể đo phản ứng của cơ thể người bệnh trước những thay đổi về vị trí.
  • Kiểm tra hình ảnh: Chụp x-quang, CT, MRI cung cấp cho bác sĩ hình ảnh chi tiết về các cấu trúc và mô bên trong cơ thể người bệnh. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
    Người lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì năm 2024
    Điện tâm đồ giúp bác sĩ phát hiện ra những vấn đề về tim mạch có thể gây toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn

Tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn khi nào cần đến bệnh viện khám?

Nếu bị toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn bất thường, chưa rõ nguyên nhân hoặc trong thời gian dài, dễ tái phát, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, chữa trị. Đặc biệt, người bệnh cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức nếu bị chóng mặt toát mồ hôi lạnh kèm theo những triệu chứng như: khó thở, lú lẫn, đau ngực, ngất xỉu, mạch không đều, nhức đầu (đặc biệt là khi diễn ra nghiêm trọng và đột ngột), mất thị giác/thính giác, nôn tái phát, tê cơ thể (chân, tay, mặt…), chân/cánh tay yếu, mất ý thức.

Bị toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn phải làm sao?

Nếu tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có thể tự khỏi thì bạn không cần quá lo lắng. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này có thể chỉ đơn thuần là do thời tiết thay đổi, nhiễm lạnh, cúm hoặc căng thẳng nhất thời. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số cách giúp khắc phục tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn, ví dụ như:

  • Ngưng làm việc:
    • Nếu bạn vẫn tiếp tục làm việc khi bị toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn thì có thể khiến triệu chứng kể trên diễn ra tồi tệ hơn. Điều này còn nguy hiểm hơn nếu bạn đang làm những công việc nặng nhọc, tiềm ẩn rủi ro, ví dụ như bê vác vật nặng, điều khiển phương tiện giao thông/máy móc, thực hiện công việc trên cao…
    • Cần ngừng làm việc ngay khi xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi chóng mặt, thay vào đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thực hiện các biện pháp giúp cải thiện triệu chứng. Nếu có thể, bạn hãy tìm đến một giấc ngủ ngắn nhưng sâu giấc. Bạn cũng có thể nghe nhạc, ngồi thiền, xoa bóp nhẹ nhàng hai bên thái dương để thư giãn.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Khi bị chóng mặt buồn nôn đổ mồ hôi, bạn nên tìm cho mình một tư thể thoải mái. Đồng thời, bạn cần hạn chế thực hiện những hoạt động chuyển tư thế đột ngột, ví dụ như cúi ngửa đầu, xoay đầu, đứng dậy, ngồi xuống, ngồi dậy khi đang nằm… Để giúp hệ thần kinh làm quen với sự thay đổi tư thế tốt hơn, bạn có thể nhắm mắt lại. Từ từ mở mắt ra khi cơ thể ổn định ở tư thế mới để hạn chế cảm giác chóng mặt, buồn nôn.
  • Uống nước gừng pha mật ong: Gừng là vị thuốc dân gian rất được ưa chuộng, có tính ấm. Gừng có thể giúp làm giảm tình trạng căng thẳng thần kinh, từ đó góp phần cải thiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu. Người bị toát mồ hôi lạnh về đêm uống trà gừng giúp làm ấm cơ thể, tránh gặp tình trạng nhiễm lạnh và dễ ngủ hơn.
  • Tránh dùng bia rượu, cà phê, hút thuốc lá: Nạn cần tránh dùng bia rượu, hạn chế sử dụng cà phê, nước đá lạnh, nước ngọt có ga khi đang bị toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn. Mặt khác, nên tăng cường uống nước tinh khiết hoặc nước khoáng ion vì có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng chóng mặt buồn nôn đổ mồ hôi diễn ra liên tục, nghiêm trọng thì bạn cần được bác sĩ thăm khám, tiến hành chữa trị càng sớm càng tốt.

Người lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì năm 2024
Ngay khi xuất hiện tình trạng chóng mặt buồn nôn đổ mồ hôi bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Cách phòng ngừa tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn

Dưới đây là một số cách giúp bạn ngăn ngừa chứng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn:

  • Nâng cao thể trạng bằng cách tập thể dục mỗi ngày (thực hiện với cường độ phù hợp).
  • Dành một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi sau mỗi ngày làm việc.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu dưỡng chất. Bạn nên tăng cường bổ sung khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa tự nhiên có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả… Bổ sung các hoạt chất thiên nhiên từ Ginkgo biloba (bạch quả) và Blueberry (việt quất) có thể giúp bạn điều hòa máu não, góp phần cải thiện tình trạng đau đầu, thiếu máu não, tránh chóng mặt…
  • Giữ cho tinh thần của bản thân luôn vui vẻ, lạc quan.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, ví dụ như thuốc lá, rượu bia…
  • Đặc biệt, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám sức khỏe định kỳ. Cần chữa trị, kiểm soát tốt các bệnh lý có nguy cơ gây ra chứng chóng mặt buồn nôn đổ mồ hôi.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn có thể là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe nhất thời, không đáng lo ngại nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó tốt hơn hết, ngay khi gặp tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt, bạn hãy đến cơ sở y tế thăm khám sớm.

Người lúc nóng lúc lạnh uống thuốc gì?

Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì? Trong trường hợp, sốt cao trên 38,9°C, kèm theo cảm giác nóng lạnh và gây khó chịu, bạn có thể cần điều trị bằng thuốc hạ sốt không kê đơn. Bạn có thể dùng thuốc có chứa hoạt chất paracetamol (acetaminophen) để hạ sốt và giảm nhẹ cảm giác nóng lạnh.

Sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì?

Sốt nóng lạnh chỉ đơn thuần là một cơn sốt giao mùa khi thời tiết thay đổi đột ngột, hay do các virus vi khuẩn gây ra, hay có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang mắc phải những căn bệnh khá nguy hiểm như: Thương hàn, lao phổi, sốt phát ban,... hay thậm chí là do ung thư gan, não, phổi, tủy sống,...

Trẻ sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì?

Sốt lúc nóng lúc lạnh là một triệu chứng phổ biến và có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các bệnh truyền nhiễm đến các bệnh lý nghiêm trọng như lao phổi, sốt phát ban, ung thư não,… Sự thay đổi nhanh chóng trong nhiệt độ cơ thể có thể là dấu hiệu của một hệ miễn dịch đang hoạt động chống lại bệnh tật ...

Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì?

Để mau chóng khỏi bệnh, người bị sốt nóng lạnh nên làm những việc sau:.

Bổ sung nước liên tục cho cơ thể..

Ăn các loại thức ăn dạng lỏng như: Súp, cháo,....

Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây để bổ sung vitamin..

Xông hơi bằng lá bưởi hoặc lá ngải cứu..

Ăn sữa chua để cải thiện đường ruột..