Người ta quy ước như thế nào về điện tích âm điện tích dương

Cho mạch điện như hình 18,trong đó Ra = 3R [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Tính 3/7 + 25 + 1/4 [Vật lý - Lớp 5]

1 trả lời

Tính hiệu điện thế tối đa qua đoạn mạch trên [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Tính trọng lượng của vật [Vật lý - Lớp 8]

1 trả lời

Câu hỏi:

Quy ước chiều dòng điện là?

A. Chiều dịch chuyển của các ion.

B. Chiều dịch chuyển của các electron.

C. Chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

D. Chiều dịch chuyển của các ion âm.

Đáp án đúng C.

Quy ước chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các điện tích dương, dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích, các hạt mang điện ở đây là các hạt electron mang điện tích âm cùng ptoton mang điện tích dương có khả năng dịch chuyển để tạo ra dòng điện.

Giải thích lý do chọn đáp án C:

– Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Trong một mạch điện, dòng điện được tạo ra từ sự di chuyển của các hạt electron dọc theo chiều dài dây dẫn, các hạt mang điện cũng có thể là ion hat chất điện ly nữa.

Dòng điện electron di chuyển và có hướng theo dây dẫn mà đi qua các thiết bị tiêu thụ điện để phục vụ nhu cầu của con người.

– Từ định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể xác định được cực dương và cực âm theo chiều của chúng, có quy ước rằng hướng hiện tại là theo nơi mà một điện tích dương sẽ di chuyển chứ không phải là một điện tích âm.

Trường hợp các electron thực hiện chuyển động thực tế trong một tế bào theo một chiều nhất định thì dòng điện chạy theo hướng ngược lại. Dòng điện chạy ngược chiều với các hạt mang điện tích âm chẳng hạn như electron trong kim loại, dòng điện chạy cùng chiều với chất mang điện tích dương.

– Quy ước chiều dòng điện:

+ Quy ước chiều dòng điện chiều dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn đến các thiết bị điện sau đó đến cực âm của nguồn điện.

Các electron trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng từ cực âm qua cực dương của nguồn điện. Về chiều quy ước dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại ngược nhau.

+ Hình vẽ bên dưới là sơ đồ một mạch điện gồm 01 bóng đèn, 01 nguồn và 01 công tắc có chiều mũi tên chỉ chiều của dòng điện.

+ Các điểm đầu của các vật tiêu thụ điện được nối với nhau và các điểm cuối của chúng cũng được nối với nhau tạo thành nhiều nhánh, ta nói các vật đó được mắc song song với nhau.

+ Chiều chuyển động của các electron ngược với chiều của dòng điện theo quy ước.

+ Các vật tiêu thụ điện nối với nhau tạo thành một dãy liên tiếp ta nói các vật đó được mắc nối tiếp với nhau.

+ Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều.

+ Dòng điện cung cấp bởi pin và ác quy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều.

– Cường độ dòng điện là chỉ số cho biết độ mạnh yếu của một dòng điện được đo bằng Ampe kế. Mỗi một nguồn điện sẽ có một cường độ dòng điện khác nhau, đơn vị là Ampe.

Như vậy, Câu hỏi Quy ước chiều dòng điện là? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời và phân tích chi tiết trong bài viết. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. Khi một vật nhiễm điện [mang điện tích] có khả năng hút các vật khác. Nếu hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau?

Để giải đáp thắc mắc trên chúng ta cùng tìm hiểu về hai loại điện tích, khi nào vật nhiễm điện âm? khi nào vật nhiễm điện dương? sự tương tác giữa hai loại điện tích này và sơ lược về cấu tạo nguyên tử qua bài viết này.

I. Hai loại điện tích

Bạn đang xem: Hai loại điện tích, Sơ lược về cấu tạo nguyên tử – Vật lý 7 bài 18

– Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

• Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.

Quy ước:

– Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương [+]

– Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm [-].

II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử

Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử

– Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện dương

– Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ nguyên tử.

– Tổng điệnt ích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

– Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sáng nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

→ Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.

→ Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.

III. Bài tập vận dụng lý thuyết hai loại điện tích

* Câu C2 trang 52 SGK Vật Lý 7: Trước khi cọ xát, có phải trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại những loại hạt nào cấu tạo nên vật?

* Lời giải:

– Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

* Câu C3 trang 52 SGK Vật Lý 7: Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ?

* Lời giải:

– Khi chưa cọ xát các vật chưa nhiễm điện [trung hòa về điện] nên không thể hút các vật nhỏ như giấy vụn.

* Câu C4 trang 52 SGK Vật Lý 7: Sau khi cọ xát, vật nào trong hình 18.5b SGK [hình dưới] nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm?

* Lời giải:

– Trước cọ xát, thước và vải đều trung hòa về điện.

– Sau khi cọ xát, như hình 18.5b, mảnh vải nhiễm điện dương [6 dấu [+] và 3 dấu [-], thước nhựa nhiễm điện âm [7 dấu [-] và 4 dấu [+]].

Do đó thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron. Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt electron.

> Có thể em chưa biết: Trước đây hơn 2000 năm, người ta đã phát hiện sự nhiễm điện của phách khi cọ xát vào lông thú. Theo tiếng Hi Lạp, hổ phách là êlectrôn. Sau này người ta dùng từ electron để đặt tên cho hạt mang điện tích âm trong nguyên tử, tiếng Việt còn gọi là điện tử.

Như vậy, với bài viết về hai loại điện tích, sơ lược về cấu tạo nguyên tử các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

+ Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

+ Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.

+ Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Video liên quan

Chủ Đề