Nguyên nhân dấu hiệu suy gan thận

Suy gan là tổn thương nặng nề nhất, xảy ra khi chức năng của gan không còn hoạt động được nữa. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh với những diễn tiến âm thầm của nó. Bài viết dưới đây tổng hợp những thông tin quan trọng về bệnh suy gan để độc giả hiểu thêm về bệnh.

Tổng quan về gan và chức năng chính của cơ quan 

Gan là bộ phận đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Nếu có bất kỳ vấn đề nào trong hoạt động của gan, sức khoẻ có thể bị tổn hại nghiêm trọng. 

Gan là cơ quan gì? Vị trí của gan

Gan là bộ phận nằm phía bên phải ổ bụng, lấn sang hướng bên trái và nằm ngay dưới cơ hoành chúng ta. Gan có tiếp giáp với nhiều bộ phận trong cơ thể, tiếp giáp với ruột non, thận và túi mật. 

Về hình dáng, gan có hình dạng tựa như nửa quả dưa hấu hình cắt chéo và chạy dọc theo phần cung sườn phải, từ đó bắt chéo qua vùng thượng vị và sườn trái. 

Nguyên nhân dấu hiệu suy gan thận

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể chúng ta

Các chức năng và cơ chế hoạt động của gan

Gan được xem là bộ phận rất quan trọng với sức khỏe chúng ta, gan đảm nhiệm các chức năng khác nhau với các nhiệm vụ chính là chuyển hoá, tổng hợp, thải độc, dự trữ và tạo mật. 

Với chức năng chuyển hoá, tuỳ vào mỗi chất, gan sẽ có các chức năng chuyển hoá khác nhau, ví dụ như với chất béo thì gan chúng ta sẽ tiết dịch mật để hấp thu và tiến hành phân huỷ các chất. Chức năng chuyển hoá của gan giúp cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, từ đó cung cấp cho cơ thể để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra bình thường. 

Chức năng tổng hợp cho phép các chất như protein, hormon điều hoà huyết áp và hormone duy trì áp lực máu hoạt động bình thường trong cơ thể. Trong tổng số các protein có mặt trong cơ thể chúng ta, gan sản xuất đến 50%. 

Bên cạnh đó, gan còn có chức năng tạo mật và dự trữ để đảm bảo mọi hoạt động trong cơ thể được diễn ra bình thường. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định sự quan trọng của gan với sức khỏe của mỗi chúng ta.

Định nghĩa suy gan

Suy gan được xem là một thuật ngữ phổ biến trong giới bệnh học ngày nay, với tỷ lệ người mắc có xu hướng tăng theo hàng năm.

Suy gan là gì?

Suy gan là một triệu chứng cho thấy gan không thực hiện được những chức năng chính đối với cơ thể hoặc gan vẫn còn hoạt động nhưng không đảm bảo được tính chính xác của nó. Khi tiếp xúc với nhiều hoá chất độc hại hoặc các vi khuẩn, virus tấn công, gan có thể bị tổn thương dẫn đến xơ gan hoặc suy gan.

Nguyên nhân dấu hiệu suy gan thận

Suy gan là triệu chứng khi gan bị suy giảm chức năng nghiêm trọng

Suy gan gồm các thể gì?

Suy gan được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau với mỗi thể đều có những tác động nhất định đối với sức khoẻ của chúng ta. 

Suy gan suy thận: Hội chứng này thể hiện rõ khi gan và thận của chúng ta đều gặp vấn đề và thường xuất phát ban đầu từ chứng suy gan nặng. Ngược lại, khi thận gặp vấn đề khiến độc tố tích tụ trong cơ thể cũng có thể gây nên suy gan. 

Suy gan và xơ gan: Đây là tình trạng gan bị tổn thương nhiều trong thời gian dài, khiến gan bị thay thế các mô sẹo so với mô gan khỏe mạnh như lúc đầu, từ đó dẫn đến tình trạng gan bị tổn thương mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

Suy gan cấp: Tình trạng mất chức năng gan xảy ra một cách nhanh chóng ở những người không có các bệnh nền về gan. Thời gian phát bệnh từ 48 giờ đến vài tuần. Bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng gây chảy máu, tăng áp lực trong não. 

Suy gan mạn: Suy gan mạn là kết quả của các chứng bệnh như xơ gan, bệnh diễn tiến từ từ, kéo dài vài tháng hoặc vài năm mới xuất hiện triệu chứng bệnh. 

Suy gan cấp ở trẻ em: suy gan cấp diễn ra ở trẻ em có các triệu chứng giống nhiễm Virus. Tỷ lệ trẻ em bị suy gan cấp không rõ nguyên nhân lên đến 44%, đối với trẻ dưới 2 tuổi, con số này sẽ tăng lên 63%. 

Nguyên nhân dấu hiệu suy gan thận

Suy gan có nhiều thể khác nhau

Thống kê dịch tễ về suy gan 

Hiện nay, chứng bệnh viêm gan cấp tính đang không ngừng gia tăng ở trẻ nhỏ. Thống kê trên thế giới cho thấy, có khoảng 2 tỷ người đã bị viêm gan B trên toàn thế giới, trong số đó, có nhiều trường hợp tiến triển thành suy gan, xơ gan thậm chí có thể gây đột quỵ. 

Tỷ lệ người mắc suy gan là nam cao hơn so với nữ giới, bệnh suy gan mạn thường gặp ở người trung niên. 

Dấu hiệu suy gan thường gặp

Suy gan ở mỗi thể bệnh khác nhau sẽ có những dấu hiệu khác nhau, từ đó, người bệnh cần chú ý những triệu chứng để nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn trị. 

Dấu hiệu của bệnh suy gan mãn tính

Suy gan mãn tính ít xuất hiện triệu chứng rõ ràng, chỉ khi bệnh diễn tiến nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải những dấu hiệu suy gan như: cơ thể mệt mỏi, có dấu hiệu sốt nhẹ, rối loạn tiêu hoá, xuất huyết dưới da và thậm chí là tình trạng vàng da. 

Dấu hiệu của suy gan cấp

Suy gan cấp xuất hiện đột ngột, người bệnh khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tứ chi đau nhức, vàng da vàng mắt,… nên đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa bệnh. 

Dấu hiệu của suy gan nặng

Người bị suy gan nặng thường sẽ gặp các triệu chứng như da vàng hơn, có dấu hiệu vàng mắt, chảy máu, bầm da,… thậm chí có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ.

 Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy gan

Bệnh gan mãn hay cấp tính dù đều xuất hiện ở gan nhưng lại xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. 

Nguyên nhân dẫn đến suy gan mãn tính

  • Suy gan mãn tính được xem là bệnh lý phổ biến với nhiều nguyên nhân gây bệnh như:

  • Viêm gan A, B, C: Các dạng viêm gan này đều mắc phải do virus gây bệnh, với tỷ lệ dẫn đến bệnh suy gan rất cao. Trong đó, viêm gan C là yếu tố chính với tỷ lệ mắc bệnh suy gan lên đến 75%. 

  • Sử dụng rượu bia trong thời gian dài: Sau khi hấp thu qua đường tiêu hoá, rượu bia sẽ được chuyển hoá thông qua gan, quá trình này khiến gan bị phá huỷ dẫn đến viêm kéo dài và thậm chí là không thể hồi phục gan. 

  • Người mắc bệnh xơ gan có nguy cơ cao bị suy gan: Xơ gan cũng là một chứng bệnh nguy hiểm có khả năng diễn tiến thành suy gan hoặc ung thư gan, từ đó khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

  • Suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng là tình trạng người bệnh bị thiếu chất với các protein, vitamin nhóm B cùng nhiều nhân tố kháng gan khác, khiến gan bị xơ và dẫn đến suy gan. 

  • Rối loạn hemochromatosis: Đây là tình trạng rối loạn di truyền khiến cơ thể bị tích tụ sắt nhiều, gây tổn thương mô, từ đó gây ra các biểu hiện rối loạn gan và gây nên xơ gan.

Nguyên nhân dấu hiệu suy gan thận

Có nhiều nguyên nhân gây suy gan

Nguyên nhân của bệnh suy gan cấp 

Chứng suy gan cấp diễn tiến đột ngột hơn so với suy gan mạn, nguyên nhân dẫn đến suy gan cấp như:

  • Viêm gan A,B,C: Viêm gan A,B, C gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm khiến tế bào gan bị tổn thương ồ ạt, từ đó gây suy gan cấp. 

  • Phản ứng với một số loại thuốc đặc biệt như Paracetamol: Uống thuốc quá nhiều có thể do uống quá liều thuốc Paracetamol, hoặc uống nhiều thuốc trong thời gian dài.

  • Ngộ độc khi ăn phải thực phẩm độc hại: khi ăn thực phẩm độc như nấm độc hay thực phẩm có hoá chất, có thể gây nên chứng suy gan cấp tính.

  • Sốc do nhiễm khuẩn hoặc do ký sinh trùng: Khi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến suy gan cấp với các dấu hiệu diễn tiến nhanh gây nhiều biến chứng. 

  • Biến chứng của gan nhiễm mỡ, tắc mạch ở gan: Bệnh gan nhiễm mỡ, tắc mạch ở gan hay viêm gan tự miễn đều có thể dẫn đến suy gan cấp. 

  • Mắc hội chứng Reye: Đây là dạng bệnh hiếm gặp ở não cấp tính, dẫn đến các chứng xâm nhập mỡ vào gan, từ đó dẫn đến suy gan cấp tính. 

Chẩn đoán và điều trị suy gan: Bệnh suy gan có chữa được không?

Bệnh suy gan cần được phát hiện và chẩn trị nhanh chóng và kịp thời để ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. 

Kỹ thuật chẩn trị

Xác định dựa trên triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, điện giải máu, phân tích nước tiểu và xem xét một số yếu tố dịch tễ khác. 

Người bệnh cần xét nghiệm máu: Đây là một xét nghiệm bắt buộc và dễ dàng phát hiện ra tình trạng gan người bệnh. Khi người bệnh bị suy gan cấp thì quá trình đông máu sẽ không diễn ra nhanh như lúc bình thường. 

Xét nghiệm hình ảnh học: Các bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh siêu âm để kiểm tra các tổn thương trên gan của người bệnh. 

Kiểm tra mô gan: Khi bị suy gan cấp nặng, các bác sĩ sẽ kiểm tra mô gan để xác định xem tình trạng suy gan đã diễn tiến ở mức độ nào. 

Nguyên nhân dấu hiệu suy gan thận

Các phương án để chẩn đoán và điều trị xơ gan

Phương án điều trị

Đa phần các trường hợp suy gan mạn hoặc cấp tính không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể kéo dài, ngăn chặn bệnh tiến triển và giảm thiểu biến chứng thông qua các phương pháp dùng thuốc, ghép gan. 

Điều trị bằng thuốc: Thuốc chống ngộ độc có thể được chỉ định điều trị cho người bệnh suy gan. Một số loại thuốc chống ngộ độc điều trị suy gan phổ biến nhu acetaminophen. 

Ghép gan: Bệnh nhân khi bị suy gan nghiêm trọng cần được ghép gan để khôi phục mô gan khỏe mạnh, đây là cách tốt nhất để cứu sống người bệnh suy gan. 

Biến chứng của bệnh suy gan

Một số biến chứng suy gan cấp và suy gan mãn như sau:

  •  Suy gan gây phù não: Tình trạng quá tải ở gan dẫn đến áp lực trong não cho người bệnh. 

  • Xuất huyết: quá trình đông máu của người bị suy gan sẽ gặp những trở ngại nhất định, từ đó gây nên rối loạn chảy máu, xuất huyết. 

  • Suy thận: Khi dùng thuốc quá liều trong quá trình điều trị suy gan, người bệnh có thể bị suy thận gây nguy hiểm đến tính mạng. 

  • Rối loạn chuyển hoá: Khi lượng dự trữ glycogen bị suy giảm, người bệnh có thể đối mặt với chứng rối loạn chuyển hoá. 

  • Tử vong do đột quỵ hoặc suy đa tạng: Đột quỵ thường gặp ở người xơ gan, suy gan mức độ nặng, một số trường hợp khác suy gan có thể dẫn đến suy đa tạng và tử vong. 

Mối liên hệ chặt chẽ giữa xơ gan, suy gan và đột quỵ

Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng xơ gan, suy gan làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh. Điều này là do sự suy yếu trong hoạt động của gan có thể làm gia tăng các nguy cơ trầm trọng khác của sức khỏe, khi gan bị quá tải, não cũng sẽ bị áp lực, quá trình đông máu bị ảnh hưởng, từ đó, người bệnh có nhiều nguy cơ gặp phải chứng đột quỵ hơn. 

Nguyên nhân dấu hiệu suy gan thận

Xơ gan, suy gan có mối liên hệ chặt chẽ với đột quỵ

Những lưu ý để ngăn ngừa cơn đột quỵ do suy gan

  • Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác gây nguy hại cho gan. 

  • Tiêm phòng vắc xin gây bệnh viêm gan A, B, C định kỳ để bảo vệ gan. 

  • Lưu ý trong sử dụng thuốc, tránh dùng paracetamol quá liều. 

  • Tầm soát định kỳ giúp nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu xơ gan có thể diễn tiến đến suy gan, ngăn ngừa đột quỵ. 

Gói tầm soát đột quỵ từ Bệnh Viện Chữ Thập Xanh với hệ thống tiên tiến cùng đội ngũ y bác sĩ tận tâm, có chuyên môn cao, giúp đánh giá chức năng 11 hệ thống cơ quan chính trong cơ thể, tầm soát nguy cơ đột quỵ từ các chứng bệnh nguy hiểm ở gan trong tương lai. 

Liên hệ ngay với bệnh viện Chữ Thập Xanh để đăng ký tầm soát, dự phòng cho sức khỏe của bạn và gia đình. 

Những câu hỏi phổ biến về suy gan

Suy thận giai đoạn 5 sống được bao lâu?

Giai đoạn 5 được xem là giai đoạn cuối của bệnh suy gan, tuổi thọ của người bệnh ở giai đoạn này được xem là rất ngắn, từ sau khi phát bệnh mà không có biến pháp thay thế gan hay hỗ trợ điều trị thì người bệnh chỉ có thể sống được 1 năm. 

Suy gan có chữa được không?

Suy gan có thể được  khắc phục biến chứng hoặc ngăn chặn tiến triển. Nếu người bệnh phát hiện sớm, tích cực điều trị hoặc có biện pháp thay thế gan thì người bệnh có thể hồi phục tích cực và kéo dài sự sống. Một số bệnh nhân có thể điều trị bằng phương án ghép gan để các mô gan khỏe mạnh hoạt động trong cơ thể. 

Suy gan có nguy hiểm không?

Đây là bệnh nguy hiểm nhất về gan, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Bạn nên tầm soát thường xuyên để tránh các nguy cơ thường gặp về gan và phòng ngừa đột quỵ do suy gan.