Nguyên nhân gây ngộ độc chì

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHIỄM ĐỘC CHÌ Ở TRẺ NHỎ

                                                                                                      ThS.BS Nguyễn Thị Yên

           Tình trạng nhiễm độc chì được phát hiện đầu tiên trong lịch sử là khoảng 200 năm trước công nguyên bởi Nicander (Rome) với bệnh cảnh thiếu máu và đau bụng cho là có liên quan với thùng đựng nước uống hay thức ăn được làm bằng chì.

Đến nay với sự phát triển nhanh chóng của y học hiện đại chúng ta đã nghiên cứu và tìm ra đường hấp thu vào cơ thể của chì, cơ chế gây bệnh và phương pháp điều trị ngộ độc Chì. Tuy nhiên, số lượng người nhiễm độc chì vẫn còn nhiều, nguy hiểm hơn là có cả ở đối tượng trẻ nhỏ. Theo báo cáo của WHO năm 2010 thì mỗi năm có 143.000 người chết do nhiễm độc chì. Trong số đó trẻ em chiếm 30% với 600.000 trẻ bị khuyết tật về trí tuệ do nhiễm độc kim loại này.

Ở Việt Nam hiện tại còn có rất ít nghiên cứu về nhiễm độc chì trong các bệnh nghề nghiệp cũng như ở trẻ em. Theo thống kê của trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, trẻ em Việt Nam nhiễm độc chì chủ yếu do sử dụng thuốc “cam”, số còn lại không rõ nguyên nhân.

Chì là một kim loại nặng thường tồn tại trong không khí dưới dạng sunfua chì, ô xít chì vàng, ô xít chì đỏ, ô xít chì nâu, sunfat chì và một một số hợp chất chì khác.

Hiện tại môi trường ô nhiễm và các làng nghề tái chế, sửa chữa ắc quy là một trong những nguồn phơi nhiễm chì. Ngoài ra còn một lượng chì nhỏ từ các loại sơn có chứa chì, bụi từ khu đất nhiễm chì, nguồn nước ô nhiễm chì….Đối với trẻ nhỏ còn có nguy cơ từ những loại đồ chơi không đạt chất lượng có chứa chì.

Nguyên nhân gây ngộ độc chì

Chì có độc tính gì với cơ thể?

+ Tác dụng chung của chì với cơ thể:

– Chì là chất độc phức tạp, có nhiều tác dụng khác nhau trên hầu hết các cơ quan của cơ thể.

+ Độc tính với thần kinh:

– Với thần kinh trung ương, chì gây tổn thương tế bào, kích thích thần kinh trung ương và có thể gây chết tế bào thần kinh.

– Gây hủy hoại, thoái hóa dây thần kinh.

+ Độc tính với máu:

– Chì gây thiếu máu do ức chế qua trình tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ của hồng cầu do làm giảm sức bền của màng hồng cầu nên dễ gây tan máu.

+ Độc tính trên thận:

– Gây tổn thương thận, làm giảm thải trừ a xít uric qua nước tiểu nên gây tăng a xít uric và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh gout.

+ Độc tính trên hệ tim mạch:

– Thông qua nhiều cơ chế khác nhau chì gây tăng co bóp thành mạch máu dẫn tới tăng huyết áp.

+ Trên khả năng sinh sản:

– Ngộ độc chì gây giảm chức năng sinh sản ở cả nam và nữ giới. Giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng, thay đổi bất thường hình thái và tính di chuyển của tinh trùng, đặc biệt khi chì máu trên 40mcg/dL. Đối với nữ giới chì độc với trứng.

+ Trên bào thai:

–  Chì qua được nhau thai để tới bào thai. Nếu mẹ bị ngộ độc chì thì bào thai sẽ bị ngộ độc chì. Chì máu mẹ trên 15mcg/dL tăng nguy cơ chậm phát triển của thai. Chì máu dưới 25mcg/dL có thể rút ngắn thời gian mang thai, giảm cân nặng của trẻ khi sinh. Chì còn gây tăng tăng tỷ lệ để non, sẩy thai, chậm phát triển trẻ sau sinh, tăng tỷ lệ các dị tật thai nhi và suy giảm sớm về tình trạng thần kinh tâm thần sau đẻ.

– Chì gây dị tật thai: thường là u máu, u lympho, tràn dịch màng tinh hoàn, tổn thương da, hở hàm ếch…

+ Nội tiết:

– Giảm chức năng tuyến giáp, chức năng nội tiết tuyến yên-thượng thận được thấy trên công nhân làm việc với chì. Trẻ em có nồng độ chì máu tăng có hiện tượng giảm tiết hormone và đặc biệt là hormon tăng trưởng (GH).

+ Hệ xương:

– Xương là nơi chì tập trung nhiều nhất của cơ thể.

– Chì làm giảm hình thành xương mới và mất cân bằng các tế bào xương. Giảm tăng trưởng xương và giảm chiều cao ở trẻ em bị ngộ độc chì.

+ Tiêu hoá:

–  Co thắt ruột gây cơn đau bụng chì.

 Biểu hiện ngộ độc chì ở trẻ em

–  Phần lớn trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng (ví dụ khám chuyên khoa tâm thần và đánh giá bằng thang điểm đánh giá phát triển tinh thần) và xét nghiệm chì niệu, chì máu hoặc chì trong móng, tóc.

Triệu chứng lâm sàng:

– Thần kinh: hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém, chậm phát triển tinh thần. Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) thì 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn.

– Tiêu hoá: Nôn, đau bụng, chán ăn

– Máu: thiếu máu

Những biểu hiện kín đáo:

– Trẻ chậm phát triển, giảm khả năng nghe, chậm phát triển về thần kinh nhận thức, các hành vi hung hăng, bạo lực, chứng tăng vận động và giảm tập trung.

– Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chỉ số IQ của trẻ em và nồng độ chì máu, kể cả khi nồng độ chì máu dưới 10mcg/dL. Với chứng bệnh tăng vận động và giảm tập trung, ngay cả khi nồng độ chì máu dưới 10mcg/dL, trẻ có chì máu càng cao thì càng dễ mắc chứng bệnh này. Ngộ độc chì ở trẻ em đặc biệt được quan tâm ở các nước phát triển vì lo ngại về ảnh hưởng của chì lên phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Phát hiện và chẩn đoán ngộ độc chì

          Hiện tại do trường ô bị nhiễm môi rất nhiều, nguy cơ nhiễm độc chì ở trẻ là có ở khắp mọi nơi, tuy nhiên, phần lớn trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng. Chính vì vậy việc xét nghiệm định lượng chì máu có thể sớm phát hiện được những tình trạng này.

Viện Y học biển đã triển khai xét nghiệm định lượng chì máu với độ chính xác cao, rất thuận tiện và nhanh chóng có kết quả. Quý vị có thể liên hệ theo số điện thoại 0225 3 519317 nhánh 412 hoặc SĐT cấp cứu là 0225 3 519317

Nhiễm độc chì có triệu chứng gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm độc chì là gì?.
Chậm tăng trưởng..
Gặp khó khăn trong học tập..
Cáu gắt..
Mất cảm giác ngon miệng..
Sụt cân..
Lờ đờ và mệt mỏi..
Đau bụng..

Ngộ độc chì từ đau?

Nguyên nhân của ngộ độc chì Sơn chì thường được sử dụng cho đến năm 1960, không phổ biến vào đầu những năm 1970 và hầu hết được loại bỏ vào năm 1978. Do đó, đối với một số lượng đáng kể các ngôi nhà cũ, sơn chì vẫn gây ra một số nguy cơ. Ngộ độc chì thường gây ra bởi việc ăn uống trực tiếp các vỏ bọc có chứa chì.

Người bị nhiễm chì thì phải làm sao?

Bệnh nhân bị ngộ độc chì cấp cần đưa đến bệnh viện cấp cứu và dùng thuốc giải độc chì chuyên sâu. Trường hợp ngộ độc mạn tính thì cần loại bỏ khả năng tiếp xúc với chì từ trong đất, cát, vật liệu xây dựng, nguồn nước phải kiểm tra có bị nhiễm chì hay không, không để các bé tiếp xúc với pin.

Nhiễm độc chì gây bệnh gì?

Các triệu chứng của nhiễm độc chì là ăn không ngon, sụt cân, buồn nôn, đau bụng, vận động khó khăn, bị “chuột rút”, tăng nguy cơ cao huyết áp, về lâu về dài sẽ gây ra các bệnh về thận, tổn hại cho não và gây ra bệnh thiếu máu.