Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời trên những cơ sở nào

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Nhànước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiến” cùng với những kiến thức tham khảo về sự ra đời của nhà nước Âu Lạc là tài liệu đắt giá môn Lịch sử 6 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm:Nhànước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiến

A. chống quân Hán xâm lược của nhân dân huyện Tượng Lâm

B. chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt.

C. chống quân Nam Hán xâm lược của ngườiViệt

D. chống quân Đường xâm lược của người Việt

Trả lời:

Đáp án đúng: B. chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt.

Nhànước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiếnchống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt.

Hãy cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về sự ra đời của nhà nước Âu Lạc qua bài viết dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về sự ra đời của nhà nước Âu Lạc

1.Nguyên nhân của cuộc khánh chiến chống quân Tần

Sau khi tiêu diệt 6 nước Sơn Đông, thống nhất Trung Quốc và lên ngôi Hoàng đế,Tần Thủy Hoàngtiếp tục ý định mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Phía bắc, ông saiMông Điềmmang 30 vạn quân đánh đuổi ngườiHung Nô, lập ra 44 huyện và xâyVạn lý Trường thành. Phía nam, từ khi diệtnước Sởnăm223 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thu phục một bộ phậnBách Việt, lập ra quậnCối KêvàMân Trung. Kế tục chủ trương "bình Bách Việt" của các vua Sở thờiChiến Quốc, Thủy Hoàng sai Lâu thuyền tướng quânĐồ Thưmang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam.

Tư liệu cổ nhất ghi chép về cuộc chiến này là sáchHoài Nam tửcủa hoàng thânnhà Hánlà Hoài Nam vươngLưu An, sống sau thời Tần khoảng trên 50 năm. Lưu An lý giải thêm nguyên nhân nam tiến của vua Tần

“[nhà Tần] lại hamsừngtê,ngàvoi, lông trả, ngọc châu và ngọc cơ của ngườiViệt, bèn sai Đồ Thư mang 50 vạn binh chia làm 5 đạo…”

2. Diễn biến:

Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa. "Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn".

Giữa lúc đó, ở phương Bắc, nhà Tần thông nhất Trung nguyên. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu [hay Âu Việt], vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng, sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt... Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”.
Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.

3. Kết quả:

Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu - Lạc Việt đã làm quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong". Sáu năm sau, “người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư”. Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.

4. Ý nghĩa:

Cuộc kháng chiến chống Tần là cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên giữa dân tộc ta với một đế chế Đại Hán ở Trung Quốc. Đó là cuộc kháng chiến của một và nước chống lại nạn xâm lược lớn của một đế chế lớn mạnh tàn bạo ở Phương Đông.

Trước thử thách ác liệt đó, nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. Quân Tần đã bị tiêu diệt nặng nề, bị “ đại bại”, bị đánh bật ra khỏi nước ta và phải co lại giữ ba quận đã lập được ở phía bắc nước ta.

Cuộc chiến đấu kéo dài 5 đến 6 năm đã thắt chặt quan hệ đoàn kết gắn bó vốn có người Tây Âu và người Lạc Việt. Thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến càng củng cố và nâng cao uy tín của Thục Phán không những trong cộng đồng người Tây Âu mà cả trong người Lạc Việt.

Tất cả tình hình diễn ra trước và trong cuộc kháng chiến chống Tần là những bước chuẩn bị cho sự thành lập nước Âu Lạc thay thế nước Văn Lang và chuyển ngôi vua từ Hùng Vương sang An Dương Vương Thục Phán.

5. Nước Âu Lạc ra đời

- Năm 207 TCN, Thục Phán hợp nhất đất đai Tây Âu và Lạc Việt, lập ra nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê [Cổ Loa – Đông Anh - Hà Nội ngày nay], đây là nơi đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, gần với sông Hồng, có sông Hoàng chảy qua. Sông Hoàng là nơi nối với sông Hồng ở mạn Bắc và sông Cầu ở mạn Nam.

- Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi, đừng đầu là An Dương Vương, giúp vua có Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu. Làng, chạ vẫn do Bồ chính cai quản.

→ Nhìn chung, bộ máy nhà nước thời An Dương Vương đã chặt chẽ hơn, quyền lực nhà vua cũng cao hơn.

Sự ra đời của Nhà Nước là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người. Nhà nước xuất hiện trong điều kiện là sức sản xuất phát triển đến đỉnh cao xuất hiện sự phân hóa xã hội, dẫn đến những mâu thuẫn không thể điều hòa được.

Tuy nhiên, quy luật trên không hoàn toàn đúng với tất cả các nhà nước trên thế giới. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là một điển hình, sự ra đời của hai nhà nước này có những đặc thù riêng, tách biệt với các nhà nước khác. Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: “Phân tích đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc” 

Danh mục tài liệu tham khảo

  • Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.

Quy luật hình thành Nhà nước trên thế giới theo lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác.

Theo lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, có hai yếu tố dẫn đến sự hình thành nhà nước đó là: xuất hiện chế độ tư hữu và có mẫu thuẫn xã hội gay gắt đến mức không thể tự dung hòa được.

Trong lịch sử phát triển của loài người đã trải qua ba lần phân công lao động: lần phân công thứ nhất, chăn nuôi đã trở thành một ngành kinh tế độc lập và tách ra khỏi trồng trọt; lần phân công thứ hai, thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp, lần phân công thứ ba; sản xuất tách bạch với trao đổi dẫn đến sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân.

Từ đây, lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều, và dẫn đến có của cải dư thừa kèm theo đó là sự tích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phận chiến đoạt của cải dư thừa đó [do nắm quyền quản lý, cai quản] hoặc giàu lên nhờ tích trữ, đầu cơ từ đây đã có sự phân hóa giàu nghèo, giữa người có của và người không có của,

Sự phân hóa giàu nghèo này dẫn đến hiện tượng phân tầng xã hội, phân chia thành các tầng lớp khác nhau từ đó dẫn đến phân chia giai cấp đồng thời và kéo theo xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và điều không tránh khỏi là đấu tranh giai cấp, lúc này nhà nước đã có tiền đề rõ ràng cho sự ra đời của mình.

Phân tích đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội, tạo ra một tình trạng loạn lạc hỗn độn.

Xã hội lúc này đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng lắm là để làm cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức gọi là hợp pháp và để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời và đó chính là nhà nước.

Và như vậy là Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, nó không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt và xã hội mà là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự.

phân tích đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước văn lang – âu lạc

Đặc thù trong quá trình ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Đặc thù trong tiền đề ra đời

Như đã nói ở trên, nhà nước xuất hiện trên cơ sở kinh tế – xã hội là xuất hiện chế độ tư hữu và mâu thuẫn xã hội gay gắt đến mức không thể tự mình điều hòa được. Tuy nhiên, trong sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu lạc thì tiền đề kinh tế – xã hội cần thiết cho nhà nước ra đời đã xuất hiện nhưng chưa thực sự chín muồi. Cụ thể:

Về cơ sở kinh tế: thời kỳ này đã có sự biến đổi từ nền kinh tế tự nhiên nguyên thủy sang nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đồng thời xuất hiện nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề gốm, cũng như sự xuất hiện của nghề luyện kim đồng thau. Việc xuất hiện các nghề trồng trọt, chăn nuôi và các công cụ lao động bằng đồng, sắt đã tạo ra năng suất lao động cao, và tạo ra của cải dư thừa cho xã hội.

Từ đây, mầm mống của chế độ tư hữu đã xuất hiện, tuy nhiên, tư liệu sản xuất chính là ruộng đất vẫn thuộc sở hữu chung của công xã nông thôn. Sở hữu tư nhân xuất hiện nhưng phát triển chậm, chủ yếu là sở hữu với sản phẩm lao đông, đất ở, cồn cụ lao động.

Về cơ sở xã hội: Những gia đình nhỏ trở thành những đơn vị kinh tế độc lập. Chế độ mẫu hệ dần dần chuyển sang chế độ phụ hệ. Công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chỗ cho công xã nông thôn, kết hợp cả 3 quan hệ láng giềng, địa lý và huyết thống. Xã hội có sự phân hóa rõ nét ở cả sự phân hóa giàu nghèo và sự phân hóa về địa vị xã hội nhưng chưa sâu sắc, chưa mang tính đối kháng.

Trên cơ sở kinh tế – xã hội thực sự chín muồi như vậy, nhà nước Văn Lang – Âu Lạc vẫn xuất hiện do có sự tác động của các yếu tố bên ngoài:

Thứ nhất, do sự tác động của nhu cầu trị thủy, thủy lợi. Thiên nhiên nước ta có nhiều thuận lợi đối với cuộc sống con người. Cuối thời Hùng Vương, dân cư đã tràn xuống chinh phục vùng đồng bằng châu thổ của các con sông lớn và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước nên công cuộc trị thủy – thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng. Chính điều này đã đặt ra nhu cầu gắn kết cộng đồng lại bởi một người hay một nhóm người không thể làm được công việc đó.

Thứ hai, do tác động của yếu tố chiến tranh. Vị trí địa lý nước ta nằm trên những luồng giao thông tự nhiên nên yếu tố tự vệ chống lại các nối đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở nên cấp thiết. Các tư liệu khảo cổ đã ghi nhận được rằng trong giai đoạn Phùng Nguyên, tỷ lệ vú khí so với toàn tộ hiện vật rất nhỏ như ở di tích Văn Điển là 0,28%, di tích Phùng Nguyên là 0,84%.

Tuy nhiên, đến giai đoạn Đông Sơn, tỷ lệ vũ khí tăng vọt lên trên trên 50%. Như vậy, thời bấy giờ chiến tranh đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội, đòi hỏi các cộng cộng đồng, thị tộc, bộ lạc phải gắn kết với nhau để bảo vệ lợi ích chung.

Như vậy, dù cơ sở kinh tế – xã hội chưa thực sự chín muồi nhưng do các yếu tố khác thúc đẩy nên nhà nước Việt cổ đã được hình thành sớm.

Phân tích quá trình ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Đặc thù trong con đường hình thành nhà nước

Trong chế độ công xã nguyên thủy ở nước ta lúc đầu chưa có quyền lực nhà nước, mà chỉ có quyền lực xã hội do cộng đồng giao cho một người hoặc một nhóm người để thực hiện chức năng quản lý xã hội. Ban đầu, quyền lực này được trao cho những người có uy tín trong xã hội, thứ quyền lực này xuất phát từ trong xã hội và đại diện cho lợi ích của toàn xã hội.

Người đừng đầu có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, do đó họ cũng đồng thời được trao cho quyền lực rất lớn. Và dần dần, họ nhận ra ưu thế khi sử dụng thứ quyền lực này, vì vậy, thay vì được trao cho những người có uy tín, kinh nghiệm quản lý trong xã hội thì thứ quyền lực này đã trở thành một “thứ tài sản” đặc biệt để thừa kế cho các thế hệ tiếp sau.

Bên cạnh các biện pháp dân chủ vốn đặc trưng trong công xã nguyên thủy, các biện pháp cưỡng chế để thực hiện quyền lực của cá nhân ngày càng phổ biến, trong xu hướng đó, quá trình chuyển hướng quyền lực diễn ra và quyền lực xã hội được trao nhằm để thực hiện chức năng xã hội dần dần biến thành quyền lực nhà nước. Những người thực hiện chức năng xã hội dần biến thành quan chức, những quan chức hợp thành bộ máy nhà nước. Đối với họ, quản lý xã hội trở thành một nghề chuyên nghiệp, họ là những người tách ra khỏi xã hội và tựa hồ đứng trên xã hội.

Như vậy, quá trình chuyển hóa từ quyền lực xã hội sang quyền lực nhà nước chính là một đặc thù của sự hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

Đặc thù trong thiết chế nhà nước và pháp luật

Thiết chế nhà nước và pháp luật thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc được tổ chức đơn giản, sơ khai, bảo tồn nhiều yếu tố của thị tộc.

Bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc rất đơn giản, đứng đầu là vương, giúp việc cho Vương có Lạc hầu, Lạc tường [Các bộ] và cuối cùng là Bồ chính [Công xã nông thôn].

Trong hệ thống pháp luật của thời Văn Lang – Âu Lạc, tập quan giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất. Đó là những tập quán vốn có từ thời nguyên thủy và được bảo đảm thực hiện không chỉ bằng sự tự nguyện mà bằng cả sức mạnh cưỡng chế của nhà nước; là những tập quán chính trị, được hình thành trong quá trình vận máy nhà nước và điều hành xã hội như tập quán truyền ngôi cho con, tập quán cống nạp… Ngoài ra còn có pháp luật kiểu khẩu truyền, là những mệnh lệnh của vua được sứ giả truyền đi các nơi.

Sở dĩ thiết chế nhà nước và pháp luật thời kỳ này còn sơ khai đơn giản là do được xây dựng trên một cơ sở nền tảng kinh tế – xã hội chưa chín muồi, khi mà chế độ tư hữu chưa thật sự rõ ràng, mâu thuần trong xã hội cũng không đến mức quá gay gắt do đó mà thiết chế nhà nước và pháp luật cũng không cần quá chặt chẽ.

Bên cạnh đó, do được hình thành sớm nên còn bảo lưu yếu tố của thi tộc, bộ lạc, đặc biệt là của công xã nông thôn với lối sống tự quản, tự trị. Ngoài ra do thời gian tồn tại ngắn nên cũng khó có thể hoàn thiện được bộ máy nhà nước và pháp luật một cách tối ưu.

Những ảnh hưởng của các đặc thù trên ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của nhà nước Việt Nam

Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc là thời kỳ dựng nước của dân tộc ta, đặt nền móng để từ đây viết nên nhiều trang sử chói lọi. Chính vì vậy, các di tồn của thời kỳ này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng nhà nước và pháp luật Việt Nam trong tiến trình lịch sử:

Thứ nhất, những di tồn về nhà nước:

  • Nguyên tắc tổ chức: luôn tổ chức nhà nước dựa trên nguyên tắc tập quyền.
  • Bản chất của nhà nước: tính xã hội nổi trội hơn tính giai cấp.
  • Chức năng của nhà nước: hai yếu tố trị thủy – thủy lợi và chiến tranh tự vệ chi phối đến việc thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
  • Do tổ chức bộ máy nhà nước ban đầu sơ khai, đơn giản nên những yếu tố tự trị, tự quản làng xã được duy trì để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Từ đây, hình thành chế độ tự trị, tự quản làng xã có ảnh hưởng đến lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, những di tồn về pháp luật:

  • Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng và duy trì những tập quán đã được hình thành và còn phù hợp.
  • Việc ban hành những quy định của pháp luật luôn đảm bảo phù hợp với truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Từ những phân tích trên đây, có thể thấy trong quá trình hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có những nét đặc thù riêng, xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đất nước thời bấy giờ. Những đặc thù trên không chỉ ảnh hưởng đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc mà những di tồn của nó còn ảnh hưởng đến nhà nước Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phân tích đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề