Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là gì

Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kế lập nhiệm vụ thiết kế để chủ đầu tư phê duyệt là chưa phù hợp với quy định?

Hỏi: Câu hỏi của độc giả Lê Văn Tuyến tại hòm thư [email protected] hỏi

Công ty tôi có tham gia phần việc tư vấn của công trình có tổng mức <15 tỷ. Chủ đầu tư đã lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Sau khi chỉ định thầu và ký hợp đồng, Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế để chủ đầu tư phê duyệt. Khi tôi thắc mắc, chủ đầu tư trả lời đây là hai phần viêc khác nhau, Chủ đầu tư yêu cầu như vậy có đúng không?

Dự án có tổng mức >15 tỷ, khi Chủ đầu tư đã lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi rồi, sau khi trúng thầu nhà thầu tư vấn có phải lập nhiệm vụ thiết kế giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi để chủ đầu tư phê duyệt không? Với bước thiết kế bản vẽ thi công, khi chủ đầu tư đã lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công rồi, sau khi trúng thầu nhà thầu tư vấn có phải lập nhiệm vụ thiết kế giai đoạn lập thiết kế bản vẽ thi công để chủ đầu tư phê duyệt không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì nhiệm vụ khảo sát do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Theo quy định tại Điều 85 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì chủ đầu tư có nghĩa vụ xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình (theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP). Do đó, việc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kế lập nhiệm vụ thiết kế để chủ đầu tư phê duyệt là chưa phù hợp với quy định.

Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình được quy định tại Điều 18 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng như sau:

1. Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

2. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết

3. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:

  1. Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình;
  1. Mục tiêu xây dựng công trình;
  1. Địa điểm xây dựng công trình;
  1. Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;

đ) Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.

4. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trên đây là quy định về Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

Hiện nay những công trình xây dựng có vai trò rất lớn trong cuộc sống, tất cả các nơi như nhà cửa, nơi làm việc, bệnh viện, trường học… đều là thành quả của công trình xây dựng. Khi tiến hành xây dựng một công trình nào đó sẽ cần trải qua các bước theo quy định pháp luật, việc thiết kế và thi công công trình cần tuần tự bởi sự kiên cố của công trình có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của mọi người. Bước không thể thiếu trong thiết kế xây dựng đó chính là văn bản ghi nhận nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Dưới đây là Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình mới năm 2023 mà Tư vấn luật đất đai gửi đến bạn đọc, mời bạn đọc theo dõi.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP
  • Luật Xây dựng sửa đổi bổ sung năm 2020

Thiết kế xây dựng công trình có ý nghĩa như thế nào?

Thiết kế xây dựng (Construction Design) được hiểu là việc đưa ra các ý tưởng, giải pháp để từ đó triển khai và tạo thành những công trình kiến trúc trong tương lai. Thiết kế kiến trúc giúp biến các ý tưởng trên bản vẽ thành thực tế nhằm có những công trình xây dựng chất lượng và vững chắc. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình thiết kế kiến trúc và đòi hỏi có các kỹ năng nhất định.

Nhiệm vụ thiết kế công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình này phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê tố chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.

Việc lập nhiệm vụ thiết kế công trình có vai trò vô cùng quan trọng, đây giống như một văn bản khái quát và sơ bộ để nhà đầu tư có thể nắm bắt được quy mô, hình dáng cấu trúc và dự trù được chi phí ban đầu để hoàn thiện công trình.

Quy định pháp luật về nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

Quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng

Việc thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đê xuât chủ trương đâu tư xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Chi tiết quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng như sau:

Theo Điều 32 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng như sau:

– Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.

– Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.

– Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:

+ Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;

+ Mục tiêu xây dựng công trình;

+ Địa điểm xây dựng công trình;

+ Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;

+ Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.

Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là gì

– Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

Quy định về hồ sơ thiết kế kiến trúc

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được dùng làm căn cứ để thiết kế xây dựng sau khi được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu. Khoản 2, Điều 2, Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định hồ sơ thiết kế xây dựng có các loại như:

– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cơ sở là tài liệu kiến trúc được xây dựng sơ bộ ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu hình bày những nội dung đánh giá sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng, để xem xét quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.

– Hồ sơ thiết kế xây dựng cơ sở là tài liệu tham khảo về thiết kế cơ sở của giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu tóm tắt những nội dung chính về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế đã được phê duyệt, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

– Thiết kế kiến trúc kỹ thuật là giải pháp kiến trúc cho việc xây dựng các bước sau thiết kế cơ sở; Thiết kế sơ bộ là bản vẽ kiến trúc lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án đã được phê duyệt, trình bày được những yêu cầu kỹ thuật chính so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đang áp dụng, là căn cứ để tiến hành các bước thiết kế tiếp theo.

– Thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công là nội dung quan trọng của thiết kế bản vẽ xây dựng các giai đoạn sau thiết kế cơ sở; Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các đặc tính kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết kết cấu tương ứng với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đang áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện cho triển khai thi công xây dựng công trình.

– Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và các bước thiết kế liên quan (nếu có) theo kinh nghiệm nước ngoài, tương ứng với từng giai đoạn thiết kế công trình mà người quyết định đầu tư lựa chọn khi quyết định đầu tư xây dựng.

Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình mới năm 2023

Hướng dẫn soạn thảo Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

Khi soạn thảo cần có những nội dung sau:

Phần mở đầu gồm có:

– Quốc hiệu tiêu ngữ, địa điểm, thời gian lập văn bản thiết kế công trình

– Tên cơ quan/ tổ chức/ cá nhân lập văn bản, số hồ sơ

– Tên văn bản: Nhiệm vụ thiết kế loại công trình gì?

Phần nội dung cần có các ý chính như sau:

– Căn cứ pháp lý lập văn bản nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình: : căn cứ pháp lý cần nêu đầy đủ các luật còn hiệu lực, văn bản của ủy ban nhân dân Tỉnh về dự án đầu tư….

– Các yêu cầu về quy hoạch và kiến trúc

– Quy mô và công năng của công trình

– Thời hạn hoàn thành hồ sơ thiết kế

Phần kết

– Trong phần kết cần có nơi nhận, chữ kí của người ban hành.

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.