Như thế nào được gọi là thiếu kỹ năng khi xây dựng đội nhóm vững mạnh

Một trong những lời khuyên tôi thường hay hướng dẫn nhất khi tôi huấn luyện cho bất kỳ chủ doanh nghiệp là hãy tập trung xây dựng một đội nhóm chiến thắng. Lý do tại sao lại thế? Nếu bạn xây dựng được một đội ngũ nhân viên thực sự tự vận động, tự làm việc thì đương nhiên bạn là một nhà lãnh đạo thật sự xuất sắc. Không nhất thiết là bạn đang lãnh đạo một công ty lớn hay nhỏ. Bạn chắc chắn sẽ có rất nhiều thời gian tận hưởng thành quả mà chỉ một nhà lãnh đạo tài ba mới có.

Làm thế nào để xây dựng một đội nhóm chiến thắng

Cách tuyệt vời nhất là hãy gắn kết mọi nhân viên của bạn với nhau và cùng hướng họ xuôi dòng trên một con thuyền theo định hướng của chính bạn. Khi đó bạn phải đầu tư thời gian và công sức xây dựng lên một đội ngũ mạnh mẽ. Dưới đây là 6 chìa khóa vàng để thực hiện mà thông thường tôi chỉ chia sẻ với những chủ doanh nghiệp tham gia các chương trình huấn luyện doanh nghiệp của ActionCOACH:

Xem thêm: 6 bước quan trọng cải tiến Dịch vụ Khách hàng

  1. Lãnh đạo mạnh mẽ. Nhà lãnh đạo yếu kém sẽ dẫn tới đội ngũ nhân viên yếu kém. Chìa khóa đầu tiên để xây dựng đội nhóm chiến thắng là bạn phải nâng cao năng lực lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo tài giỏi thể hiện được khả năng dẫn đường và lôi kéo nhân viên làm việc hết lòng cho bạn và nhà lãnh đạo phải tạo được lòng tin bằng các kỹ năng truyền đạt để hướng mọi nhân viên tập trung vào tầm nhìn và sứ mệnh của mình. Nhà lãnh đạo xuất sắc luôn truyền cảm hứng tính sở hữu trong những đội ngũ nhân viên mà họ xây dựng lên. Hãy làm việc bằng cách xây dựng lòng tin với nhân viên, bắt đầu bằng cách hãy lắng nghe họ, và luôn chứng minh rằng mọi quyết định bạn đưa ra đều dựa trên những gì bạn tin là tốt nhất cho đội ngũ nhân viên.
    Xem thêm: 7 bước giải quyết vấn đề hiệu quả
  2. Đặt ra các mục tiêu chung. Đội nhóm chiến thắng cùng hợp tác làm việc hướng tới một mục tiêu đã định. Bạn cẩn phải trả lời câu hỏi, “Chúng ta đang đi tới đâu?” cho đội ngũ của bạn. Một đội nhóm chiến thắng phải có một mục tiêu rõ ràng và một kế hoạch hành động hợp lý để đạt được nó. Mục tiêu tuyệt vời nhất là theo công thức SMART
    Specific: Cụ thể
    Measurable: Đo lường được
    Achievable: Có thể đạt được
    Realistics: Thực tế
    Timebound: Có thời hạn Mục tiêu SMART sẽ không thể đủ để đội ngũ nhân viên toàn tâm toàn ý nếu họ không gắn kết thành một tập thể hợp nhất. Sự cam kết cần thiết này chính là sự đảm bảo tính hiệu quả và tinh thần đồng đội.

    Xem thêm: 10 cách thành công trong kinh doanh

  3. Giải thích rõ luật chơi [văn hóa doanh nghiệp]. Bạn thử tưởng tượng xem sẽ thế nào nếu bạn cố gắng thắng trong một ván cờ nhưng bạn hoàn toàn không hiểu luật chơi. Điều này có vẻ rất đơn giản, bạn chỉ cần hiểu vai trò của mỗi quân cờ và kết hợp các quân cờ lại để có một chiến thuật chơi cờ hợp lý. Nhưng rất kỳ lạ là nhiều chủ doanh nghiệp lại bỏ qua không giải thích luật chơi cho đội ngũ của họ. Điều này gây ra bực tức khó chịu cho nhân viên, làm cho họ rối trí bởi vì những gì họ mong muốn đều không rõ ràng. Liệu bạn đã bao giờ cho nhân viên của bạn biết rõ tầm nhìn của doanh nghiệp bạn là gì chưa? Bạn đã bao giờ đầu tư thời gian xây dựng giá trị cốt lõi và truyền thông về văn hóa doanh nghiệp tới từng nhân viên để họ hiểu rõ và thực hiện chưa? Bạn không thể bắn một mũi tên thẳng đến mục tiêu nếu bạn chưa xác định rõ sân chơi của bạn là gì. Tất nhiên không ai thích luật lệ cả, nhưng nếu bạn đặt chúng vào một tình huống thực tế, những quy tắc này luôn có ý nghĩa. Bạn cần phải giải thích chức năng của các quy tắc. Các quy tắc không phải sinh ra để kiểm soát và áp đặt, mà nó sinh ra là để nêu rõ cơ cấu và mục đích đi tới chiến thắng.
    Xem thêm: 7 tố chất khác biệt tạo nên nhà lãnh đạo xuất chúng
  4. Xây dựng một kế hoạch hành động. Những ý tưởng tuyệt vời, một tầm nhìn đầy cảm hứng và thậm chí một đội ngũ nhân viên yêu nghề cũng không tự tạo ra kết quả. Kết qua phải đến thừ hành động. Kế hoạch hành động bạn xây dựng lên phải cấu thành ba yếu tố đơn giản – Làm CÁI GÌ cho AI vào KHI NÀO. Sắp xếp kế hoạch của bạn thành các bước có trình tự logic, giao việc của từng bước cho những nhân viên phù hợp năng lực. Chỉ định trách nhiệm và thời hạn hoàn thành, chỉ vậy thôi bạn đã sẵn sàng bước về phía trước. Hãy luôn kết thúc các buổi họp của bạn bằng một kế hoạch hành động – nói mà không làm thì hiệu quả.
    Xem thêm: 8 Bí mật dẫn tới Thành công
  5. Chấp nhận hỗ trợ rủi ro. Một khi bạn đặt ra luật chơi, đội ngũ nhân viên cần phải được khuyến khích sáng tạo trong khuôn khổ những luật chơi đã đề ra. Sự tiến bộ của đội ngũ luôn đạt được bằng cách thử những điều mới, thậm chí nếu điều đó có nghĩa là rủi ro vấp ngã luôn rình rập. Thomas Edison đã từng nói, “Tôi không bao giờ thất bại. Tôi đã tìm ra 10.000 cách không hiệu quả khác nhau.” Nếu Edison không liên tục thử sai, bất chấp mọi thất bại, thì ngày nay chúng ta vẫn ở trong bóng đêm. Với một số người, để tối đa hóa tiềm năng của họ, ta phải cho họ thử những điều mới và có thể mắc sai lầm. Đội nhóm chiến thắng luôn sắn sằn căng hết mình tới giới hạn tối đa. Không bao giờ đề nỗi lo mắc sai lầm hay thất bại vướng bận. Bạn phải học cách đón chào những giải pháp khác nhau cho những thử thách và khuyến khích những lối tư duy đa chiều. Khi bạn và đội nhóm chiến thắng của bạn đã nắm bắt được rủi ro, bạn sẽ tận hưởng được thành quả mà đội ngũ và kinh doanh của bạn đem lại. Tất nhiên, chấp nhận rủi ro chỉ hiệu quả khi bạn có một khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, chia sẻ mục tiêu và có luật chơi rõ ràng.
    Xem thêm: 6 bước xây dựng Doanh nghiệp thành công
  6. Gắn kết mọi người vào đội ngũ của bạn. Đội nhóm chiến thắng được tạo ra khi mỗi thành viên hiểu rằng họ được toàn đội chào đón và mỗi nhân viên đều phải cam kết tham gia 100%. Một số nhân viên cần phải thay đổi nhanh chóng hoặc ra đi. Dù điều đó nghe có vẻ rất thô bạo, nhưng nó là vì lợi ích chung tốt nhất cho đội nhóm chiến thắng và công việc kinh doanh của bạn, và đương nhiên nó cũng tốt cho cả người ra đi [nếu người đó không cam kết 100%].

KHÁM PHÁ:  Phân tích SWOT - Những điều cần biết

Xem thêm: 6 bước tạo một USP thành công và hiệu quả

Hy vọng bạn sẽ áp dụng được những kiến thức này để xây dựng đội ngũ nhân viên thực sự hiệu quả để đưa doanh nghiệp của bạn đi tới thành công. Tôi luôn đam mê tạo ra sự thịnh vượng do vậy bạn hãy liên hệ với tôi nếu cần chia sẻ hoặc bạn có thể trao đổi bằng cách comment ở phần dưới bài viết này.

– Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội

Sự gắn kết của một đội nhóm kinh doanh bắt nguồn từ đâu? Cùng áp dụng 7 bước dưới đây và nhận về thành quả!

Base Resources - Một báo cáo đã chỉ ra rằng, hiện nay chỉ có ít hơn 30% nhân sự kinh doanh thực sự tham gia đến tận cùng của một dự án, kể cả trong những giai đoạn bận rộn và quan trọng nhất. Thống kê thực tế này chỉ ra nguyên nhân khiến hạn mức đạt được trung bình chỉ đạt 58.4% và nhiệm kỳ trung bình là 1.4 năm.

Hơn nữa, việc nhân viên kinh doanh làm việc kém năng suất, không đạt được chỉ tiêu sẽ khiến công ty mất nhiều tháng và tốn đến 150% lương của nhân viên cũ để tìm được người thay thế.

Vậy giải pháp đặt ra là cần xây dựng một nền văn hóa nhóm vững chắc với sự tham gia của tất cả các nhân viên. Nếu đạt được điều đó, công ty bạn có thể giảm turnover rate xuống tới 87%, đồng nghĩa với việc tạo dựng được một nền văn hóa mạnh mẽ hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

 Dưới đây là 7 bước để xây dựng một đội nhóm kinh doanh hiệu quả được đưa ra phân tích:

  • Tuyển dụng các "chiến binh văn hoá" vào đội nhóm

  • Để các "chiến binh văn hoá" có thẩm quyền khi tuyển dụng ứng viên

  • Đặt mục tiêu cá nhân thống nhất với mục tiêu đội nhóm

  • Chia sẻ lẫn nhau những câu chuyện thành công

  • Đưa ra những phản hồi nhất quán

  • Sử dụng dữ liệu thực tế để xác định các vấn đề về sự gắn kết

  • Để các thành viên cùng tự đưa ra giải pháp

Cùng bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên cho đội nhóm kinh doanh của bạn!

Văn hóa gắn kết nhân viên là gì?

Trước khi bắt đầu xây dựng văn hóa gắn kết cho đội nhóm kinh doanh của bạn, cần tìm hiểu định nghĩa của khái niệm này.

Đừng chỉ nghĩ sự gắn kết ở đây chỉ là những chương trình team building nội bộ, cuộc gặp mặt trên bàn nhậu hay một trận bóng giao hữu,…

Employee engagement - Sự gắn kết của nhân viên là những suy nghĩ, cảm nhận của họ về công ty và cách họ hành xử [ví dụ như làm việc] dựa trên những suy nghĩ và cảm nhận đó.

Đừng đánh đồng sự hài lòng với sự gắn kết. 2 điều này không mang ý nghĩa giống nhau. Dưới đây là những khác biệt giữa những nhân viên hài lòng với công ty và những nhân viên có sự gắn kết thực sự:

Mọi nhân viên đều cần được cảm thấy an tâm, có ý nghĩa và khả thi trước khi họ có thể thực sự gắn kết với công việc:

  • An tâm: Có thể sống là chính mình tại công ty mà không sợ những hậu quả tiêu cực.

  • Có ý nghĩa: Có thể đạt được những lý do cá nhân sau công việc

  • Khả thi: Có đủ năng lực để hoàn thành tốt công việc được giao

Là người lãnh đạo một đội nhóm kinh doanh, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bạn là gắn kết các thành viên trước khi nghĩ về cách tối đa hóa hiệu suất và cách tạo động lực thúc đẩy họ trong công việc. Mục tiêu cuối cùng là để cả nhóm cùng phát triển, song song với sự phát triển của doanh nghiệp.

Dưới đây là 7 bước hàng đầu để xây dựng một nhóm kinh doanh hiệu quả. Tài liệu này được xây dựng dựa trên dữ liệu thu thập được từ hàng nghìn trưởng phòng kinh doanh và được thử nghiệm trực tiếp.

7 bước xây dựng đội nhóm kinh doanh hiệu quả

1. Tuyển dụng các "chiến binh văn hoá" vào đội nhóm

Khi bạn không có mặt, ai trong đội nhóm là người chèo lái cả team theo loại hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng mà bạn muốn xây dựng? Đó là người theo đuổi mạnh mẽ một nền / nhóm văn hóa cụ thể - những "cultural warriors" - "chiến binh văn hóa" của bạn.

Hãy suy nghĩ về chân dung chiến binh văn hoá lý tưởng bạn mong muốn. Họ sẽ là người như thế nào? Đầy tham vọng? Ưa thử thách? Chín chắn? Tỉ mỉ? Điều này sẽ định hướng cho chiến lược tuyển dụng nhân sự của bạn.

Bạn có thể đang tìm kiếm nhiều đặc điểm khác nhau. Vấn đề là bạn chọn ra không quá 5 đặc điểm và phân chia mức độ chấm điểm cho chúng - từ hoàn toànđối lập tới đặc biệt nổi bật. Dựa trên điểm số đánh giá khi phỏng vấn, bạn sẽ đánh giá được họ có phù hợp với văn hóa hay không.

2. Để các "chiến binh văn hoá" có thẩm quyền khi tuyển dụng ứng viên

Các đơn giản nhất để giúp nhân viên trong đội nhóm của bạn có được suy nghĩ của người lãnh đạo là đối xử với họ như những ông chủ thực sự. Một khi đã xác định được những "chiến binh văn hoá", hãy trao cho họ quyền tham gia vào quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng. Họ là những người có đủ hiểu biết và đam mê với văn hóa công ty, tại sao bạn không tiếp nhận những phản hồi và đánh giá từ các thành viên này?

Một cách tiếp cận độc đáo là đưa cho các thành viên này quyền từ chối ứng viên. Nếu họ nói không, bạn cần hiểu rằng có lý do chính đáng nào đó bạn cần lắng nghe và đồng thuận. Điều này sẽ giúp bạn chia sẻ được áp lực xây dựng một đội ngũ hoàn hảo.

Một lợi ích khác khi cho phép thành viên trong đội nhóm tham gia phỏng vấn là tăng tính khách quan và tích cực từ phía bạn tới ứng viên. Đứng trên cương vị người quản lý, đôi khi bạn không thể hiểu được insight của những ứng viên vừa ra trường muốn được học hỏi kinh nghiệm. Hoặc có thể áp lực từ phía nhà quản lý khiến ứng viên mất tự nhiên trong câu trả lời; những nhân viên đồng cấp trong tương lai mới là đối tượng phù hợp để chia sẻ.

Bạn sẽ thấy bức tranh chân thực về khả năng thành công của những ứng viên này trong đội nhóm của mình thông qua lời nhận xét từ những "chiến binh văn hoá".

3. Đặt mục tiêu cá nhân thống nhất với mục tiêu đội nhóm

Bạn có thực sự hiểu về mục tiêu của các thành viên trong đội nhóm?

Đây là động lực chính thúc đẩy sự tham gia của các thành viên, do đó hiểu rõ mục tiêu của các thành viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các thành viên một cách phù hợp.

Trong tuần thứ 2 của tháng 1, bạn nên tổ chức một cuộc hội thảo kéo dài khoảng 2 giờ để xây dựng các mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của đội nhóm. Sự tham gia vào buổi thảo luận này sẽ giúp các thành viên được xích gần lại nhau hơn và cảm thấy có trách nhiệm với nhau hơn trong suốt cả năm tiếp theo.

Với tư cách một nhà quản lý, bạn gần như sẽ cố gắng làm tốt hơn khi đã biết được mục tiêu của nhân viên. Đừng để việc đặt mục tiêu dừng lại ở những câu từ chung chung như doanh số và mức lương. Hãy giúp nhân viên của bạn đi sâu vào các mục tiêu cụ thể như “tiết kiệm tiền mua nhà” hay “đưa các con đến công viên giải trí Disney”.

Trên thực tế, mục tiêu chính là động lực níu giữ một nhân viên kinh doanh trong cả những thời điểm thăng trầm của công việc.

4. Chia sẻ lẫn nhau những câu chuyện thành công

Đằng sau mỗi cuộc gọi "cold call" là một viễn cảnh khác nhau về khách hàng và những thách thức có thể giải quyết. Có những cuộc gọi kết nối tới khách hàng tiềm năng lớn, và không loại trừ có những ngày nhân viên kinh doanh của bạn làm việc mà không thu về kết quả.

.

Bạn có thể cân nhắc các cuộc họp 2 tuần/lần để chia sẻ trong nội bộ đội nhóm kinh doanh những câu chuyện về tình huống ứng phó xuất sắc của nhân viên với khách hàng. Những buổi họp này tiếp thêm niềm tin, động lực làm việc cho nhân viên và cũng là hi vọng vào thành quả tốt đẹp mình có thể làm được.

5. Đưa ra những phản hồi nhất quán

Cuộc khảo sát với quy mô hơn 5000 nhân viên kinh doanh về sự gắn kết đội nhóm đã kết luận điều quan trọng nhất chính là những phản hồi nhất quán.

Rất ít nhà lãnh đạo muốn dành thời gian cho việc này; tuy nhiên nếu muốn hoàn thiện đội nhóm tốt hơn, bạn cần cho nhân viên thấy những thông tin phản hồi. Việc này đôi lúc sẽ khiến bạn cảm thấy đau đầu nếu chưa biết vận dụng khéo léo, nhưng khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo thì sẽ đem lại những tác dụng tuyệt vời.

Nhân viên sẽ thường xuyên đến tìm bạn để trình bày những vấn đề họ gặp phải trong công việc. Hãy kiên nhẫn lắng nghe và tìm hiểu kỹ càng vấn đề trong cuộc giao tiếp, từ đó đưa ra các phản hồi chất lượng và thường xuyên hơn. Đừng quên bám sát vào chiến lược kinh doanh và tình hình đối thủ cạnh tranh của bạn để tạo ra sự nhất quán trong mọi trường hợp.

Nhờ phương pháp phản hồi tích cực, những nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất sẽ cởi mở hơn đối với việc học hỏi và giúp đỡ những nhân viên khác. Văn hóa phản hồi và gắn kết sẽ được lan tỏa rộng rãi trong toàn đội nhóm.

6. Sử dụng dữ liệu thực tế để xác định các vấn đề về sự gắn kết

Các nhà lãnh đạo thường sử dụng trực giác để đánh giá về hiệu suất làm việc của cả nhóm kinh doanh. Đó là một phương pháp thiếu chính xác, kể cả đối với những đội nhóm nhỏ.

Thay vào đó, bạn nên chú ý đến những vấn đề mà các nhân viên kinh doanh ở nhiều cấp độ cùng gặp phải. Ví dụ, cả những nhân viên xuất sắc, trung bình và yếu cùng đề cập đến sự công bằng khi được hỏi ý kiến về việc gắn kết, thì bạn cần hiểu đó là một vấn đề quan trọng cần giải quyết.

Để xác định những vấn đề của đội nhóm, bạn cần có những dữ liệu chắc chắn nếu không muốn loay hoay "mò kim đáy bể". Nắm được những nguyên nhân khiến mọi người không thực sự gắn kết sẽ giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn tới các đề xuất gia tăng hiệu suất.

7. Để các thành viên cùng tự đưa ra giải pháp

Không phải lúc nào bạn cũng là người đưa ra giải pháp sáng suốt nhất cho mọi vấn đề. Hãy để mọi người trong đội nhóm cùng tham gia thảo luận bằng cách đưa cho thành viên những dữ liệu của chính họ và yêu cầu họ xác định căn nguyên dẫn đến việc thiếu gắn kết.

Bạn chỉ cần dùng các câu hỏi đơn giản như "Đội nhóm chúng ta cần cải thiện điều này. Chúng ta nên làm gì đây?" rồi đặt niềm tin vào đúng người.

Hãy kết nối mọi người ngay từ bây giờ

Thật dễ hiểu khi bạn luôn trông đợi nhân viên trong đội nhóm kinh doanh của mình là những người yêu công việc và có thể truyền cảm hứng cho đồng nghiệp. Tuyển dụng có chọn lọc ngay từ ban đầu là điều nên làm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thúc đẩy họ tiến bộ bằng cách đặt họ vào môi trường công việc an tâm, có ý nghĩa và khả thi mà họ luôn mong muốn.

Gắn kết nhân viên theo 7 bước trên đây, nhân viên của bạn sẽ không ngừng tiến bộ và trở thành một đội nhóm kinh doanh tuyệt vời.

Bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp thường có tỉ lệ và tốc độ đào thải rất cao. Việc liên tục phải tìm kiếm nhân viên phù hợp mới và onboarding lại từ đầu khiến tuyển dụng trở thành bài toán gây ức chế cho nhiều doanh nghiệp. Để thu hút các ứng viên tiềm năng và thuận lợi gắn kết họ với đội nhóm, doanh nghiệp cần có bộ máy quản trị tuyển dụng khoa học và cập nhật nhất.

Hệ thống quản trị tuyển dụng ATS Base E-Hiring hướng tới phục vụ các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn: giúp bạn quản lý quy trình tuyển dụng tự động, tự động thu thập hồ sơ ứng viên từ mọi nguồn, tạo thang điểm đánh giá năng lực, quản lý lịch phỏng vấn và giao tiếp với ứng viên tự động,...

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp để nâng cao hiệu quả tuyển dụng đội ngũ nhân viên kinh doanh, bạn có thể đăng ký ngay tại đây để được tư vấn về Hệ thống quản trị tuyển dụng Base E-hiring. 

Video liên quan

Chủ Đề