Nơi có mưa ít thường là ở đâu

Những câu hỏi liên quan

Trên Trái Đất, khu vực nào sau đây có lượng mưa lớn nhất ?

A. Xích đạo

B. Chí tuyến

C. Ôn đới

D. Cực

Quan sát bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới [hình 54], hãy:

- Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm, các khu vực có lượng mưa trung bình dưới 200mm.

- Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới.

Câu 21: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?

A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn.

B. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác.

C. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất.

D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm

Câu 22: Fomaldehyde là một được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, và xốp cách điện… và là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Khi hít phải sẽ đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Có thể sử dụng thực vật để hấp thụ lượng fomaldehyde trong nhà. Hãy xác định tên loài thực vật có thể hấp thụ fomaldehyde.

A. Cây dương xỉ. B. Cây xương rồng.

C. Cây lan ý. D. Cây hồng môn

Câu 23: Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?

A. Mối. B. Rận. C. Ốc sên. D. Bọ chét.

Câu 24: Loài chim nào dưới đây có khả năng bơi và lặn tốt nhất?

A. Chim thiên nga. B. Chim sâm cầm.

C. Chim cánh cụt. D. Chim mòng biển.

Câu 25: Đặc điểm cơ thể có bộ lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh, hô hấp bằng phổi có túi khí  thích hợp bay lượn  nào?

A. Cá. B. Thú. C. Chim. D. Bò sát.

Câu 26: Đâu là vi khuẩn có lợi.

A. Vi khuẩn lao. B. Vi khuẩn tả.

C. Vi khuẩn tụ cầu vàng. D. Vi khuẩn sữa chua.

Câu 27: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:

A. Có kích thước hiển vi. B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ.

C. Chưa có cấu tạo tế bào. D. Có hình dạng không cố định.

Câu 28: Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?

A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi. B. Đau bụng, đi ngoài, phân lẫn máu và chất nhầy

C. Ho, đau họng, khó thở. D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ.

Câu 29: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

A. Nấm men. B. Vi khuẩn. C. Nguyên sinh vật. D. Virus.

Câu 30: Trong các thực vật sau, loại nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt?

A. Cây bưởi B. Cây vạn tuế C. Nêu tản D. Cây thông

Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất?

A. Nam Á, Đông Nam Á

B. Nam Á, Đông Á

C. Tây Nam Á, Nam Á.

D. Bắc Á, Tây Phi.

Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất?

B. Nam Á, Đông Á

I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển

1. Ngưng đọng hơi nước [điều kiện]

- Không khí đã bão hòa mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc gặp lạnh.

- Có hạt nhân ngưng đọng [những hạt nhỏ li ti như hạt bụi, khói, muối biển,... do gió đưa tới].

2. Sương mù [điều kiện]

- Độ ẩm tương đối cao;

- Khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng;

- Có gió nhẹ.

3. Mây và mưa

- Mây: Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ lại thành từng đám => mây.

- Mưa:

+ Khi các hạt nước trong các đám mây vận động kết hợp với nhau, ngưng tụ thêm, kích thước lớn hơn và rơi xuống => mưa.

+ Nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 0oC trong điều kiện không khí yên tĩnh => tuyết rơi.

+ Mưa đá: xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng về mùa hạ, các luồng không khí đối lưu từ mặt đất bốc lên rất mạnh.

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1. Khí áp

- Khu áp thấp: mưa nhiều.

- Khu áp cao: mưa ít hoặc không mưa [vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi].

2. Frông

- Dọc frông không khí bị nhiễu loạn sinh ra mưa.

- Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua => mưa nhiều => mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

3. Gió

- Miền có gió mậu dịch: mưa ít.

- Miền có gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều [Tây Âu, tây Bắc Mĩ].

- Miền có gió mùa: mưa nhiều [vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa].

4. Dòng biển

- Vùng ven dòng biển nóng: mưa nhiều [không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa].

- Vùng ven dòng biển lạnh: mưa ít [không khí bị lạnh, không bốc lên được].

5. Địa hình

- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.

- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm, mưa nhiều; sườn khuất gió mưa ít.

III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

- Mưa nhiều nhất ở Xích đạo.

- Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến Bắc và Nam.

- Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới.

- Càng về 2 cực, lượng mưa càng ít.

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

Lượng mưa phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biển nóng hay lạnh chảy ven bờ.

Loigiaihay.com

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đổi khô vì nằm I khu vực cao áp thường xuyên, gió chủ yếu là gió mậu dịch, ven bờ lại có dòng biển lạnh.

– Nước ta nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, không bị cao áp ngự trị thường xuyên.

Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.

– Khu vực Xích đạo lượng mưa nhiều nhất do khí áp thấp, nhiệt độ cao; khu vực chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.

– Hai khu vực chí tuyến mưa ít do khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đôi lớn.

– Hai khu vực ôn đới mưa trung bình, khí áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

– Hai khu vực địa cực mưa ít nhất, do khí áp cao, do không khí lạnh, nước không bốc hơi lên được.

    Lượng mưa phân bố không đều trên các lục địa theo vĩ độ 40o B từ Đông sang Tây:

      – Bờ biên ven các lục địa mưa nhiều do có tính chất đại dương, càng vào sâu trong lục địa lượng mưa giảm.

      – Ven biển ở Bắc Mỹ và châu Âu, do có dòng biển nóng đi qua nên mưa nhiều hơn ven biển các lục địa khác.

– Khí áp

   + Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ thành giọt sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.

   + Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không cổ gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các khu cao áp còn chí tuyến thường là những hoang mạc lớn.

– Frông

   + Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng [khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh] cũng như frông lạnh [khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng , không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa trên cả frông nóng và frông lạnh.

   + Miền có Frông, nhất là miền có dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều. Đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

– Gió

   + Những vùng sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít; mưa ở đây chủ yếu do sự ngưng kết hơi nước bốc hơi từ hồ, ao, sông và rừng cây bốc lên.

   + Miền có gió mậu dịch ít mưa, vì gió này chủ yếu là gió khô.

   + Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.

– Dòng biển

   + Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì không khí trôn dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.

   + Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.

– Địa hình

   + Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

   + Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

– Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ: Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, nhiều ở hai vùng ôn đới ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam, tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam, càng ít khi càng về hai cực Bắc và Nam.

– Lượng mưa không đều do ảnh hưởng của đại dương: Mưa nhiều hay ít tuỳ thuộc vị trí gần đại dương hay xa đại dương và dòng biển nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ. Ở nhiệt đới, bờ đông lục địa, mưa nhiều hơn ở bờ tây; ở ôn đới, bờ tây mưa nhiều hơn bờ đông. Càng vào sâu trong nội địa, mưa càng ít.

Lượng mưa phân bố không đều trên các lục địa dọc vĩ tuyến 30oB:

– Trên lục địa Bắc Mĩ: phía Đông lượng mưa lớn hơn [1001 – 2000 mm/năm] do ảnh hưởng của dòng biển nóng, phía Tây lượng mưa nhỏ [< 500 mm/năm] do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

– Khu vực Bắc Phi và Tây Nam Á lượng mưa rất thấp [201 – 500 mm/năm, có nơi < 201 mm/năm] do chịu sự thống trị thường xuyên của áp cao chí tuyến, diện tích lục địa lớn, ven biển phía Tây Bắc chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

– Phía Đông thuộc khu vực Nam Á, Đông Á có lượng mưa lớn [> 1000 mm/năm] do nằm trong vùng hoạt động của gió mùa.

Video liên quan

Chủ Đề