Xe tăng đặt tại tượng đài chiến thắng mang số hiệu bao nhiêu

.

Cập nhật lúc: 21:35, 23/04/2021 [GMT+7]

Những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi tìm gặp trung tá, cựu chiến binh [CCB] Trần Cao Khuê, hiện ngụ tại xã Bàu Trâm, TP.Long Khánh. Ông nguyên là Tiểu đoàn trưởng Tăng thiết giáp [TTG] 21 miền Đông Nam bộ - chỉ huy đơn vị tăng được điều về phối hợp giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh trong 12 ngày đêm lịch sử cách nay 46 năm.

Cựu chiến binh Trần Cao Khuê [giữa] giới thiệu chiếc xe tăng 714 tham gia chiến dịch giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh năm 1975. Ảnh: Văn Tuấn

* Kỷ niệm khó quên

Dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng khi nhắc đến những kỷ niệm trong 12 ngày đêm giải phóng Xuân Lộc - được mệnh danh “cánh cửa thép bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông” của chính quyền Sài Gòn, ông Khuê vẫn nhớ rất rõ. Ký ức của người CCB về sự kiện này cách nay 46 năm như vừa mới diễn ra.

CCB Trần Cao Khuê kể lại, sau chiến thắng của quân ta giúp nước bạn Lào trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971; chiến thắng tại Bù Bông, Kiến Đức và giải phóng tỉnh Phước Long đầu năm 1975, Tiểu đoàn TTG 21 miền Đông Nam bộ thuộc Sư đoàn 7 [Quân đoàn 4] được điều về phối hợp trong chiến dịch giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh từ ngày 9 đến 21-4-1975.

Khi vào giải phóng, mở cánh cửa thép Xuân Lộc - Long Khánh có rất nhiều đơn vị, nhưng bộ đội TTG chỉ có Tiểu đoàn 21 miền Đông Nam bộ với 2 đại đội 1 và 3. Nhiều xe tăng của ta mới chỉ vào đến đồi Hoàng Diệu [khu vực bia ghi công 36 liệt sĩ thuộc P.Bảo Vinh, TP.Long Khánh ngày nay] đã bị địch bắn đứt xích không thể tiếp tục chạy. Riêng 2 chiếc xe tăng T54 và số hiệu 714 [hiện đang trưng bày trên tượng đài] vượt qua đồi Hoàng Diệu, trực tiếp phối hợp với nhiều đơn vị vào giải phóng Xuân Lộc
[TP.Long Khánh ngày nay].

Đôi mắt CCB 85 tuổi như chùng xuống khi nhớ về trận chiến đấu ác liệt nhất diễn ra vào trưa 15-4-1975 giữa quân ta và Sư đoàn 18 ngụy. Ông Khuê bùi ngùi: “Sự giằng co ác liệt, khiến nhiều chiến sĩ của ta hy sinh khi vừa đến đồi Hoàng Diệu. Trong đó, tôi không bao giờ quên được trưởng xe Đinh Văn Quá [quê tỉnh Thanh Hóa] - một lái xe tăng giỏi giành nhiều thành tích trong các trận giải phóng Phước Long, giúp nước bạn Lào giải phóng… đã hy sinh chỉ cách vài giờ trước khi Xuân Lộc - Long Khánh được giải phóng ngày 21-4. Nhiều chiến sĩ của ta [cả bộ đội chủ lực và địa phương] hy sinh ngay chốt đồi Hoàng Diệu hiện chưa tìm được hài cốt”…

Ông Khuê kể, sau ngày giải phóng, ông và đồng đội đã đề xuất ý kiến với cấp trên được nhận chiếc xe tăng 714 làm kỷ niệm trưng bày tại tượng đài chiến thắng Long Khánh ngày nay. Chiếc xe tăng này vừa tham gia giải phóng Long Khánh vừa là biểu tượng chiến thắng ghi dấu ấn của những ngày khói lửa mà Tiểu đoàn TTG 21 miền Đông Nam bộ đã vinh dự được tham gia trong Chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử…

* Tham gia giáo dục thế hệ trẻ

Trở về với cuộc sống đời thường, CCB Trần Cao Khuê luôn tự hào vì ông đã cùng những người lính có mặt trên khắp chiến trường Đông Dương, được tham gia vào nhiều trận đánh lịch sử, trong đó có chiến thắng giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh năm 1975. Được chứng kiến ngày đất nước hoàn toàn độc lập, được sống trong hòa bình, ông càng nhớ về những đồng đội đã hy sinh, không kịp chứng kiến giờ phút thống nhất đất nước nên dù tuổi cao, ông vẫn cùng CCB tham gia giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; giới thiệu về tượng đài xe tăng, về ký ức 12 ngày đêm giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh.

Đồng thời, ông còn tham gia các hoạt động kể chuyện truyền thống cho thanh niên trước khi nhập ngũ; nói chuyện với giáo viên, học sinh các nhà trường khi có nhu cầu. Những CCB tham gia giải phóng Long Khánh - Xuân Lộc ở nhiều đơn vị ngày ấy như CCB Nguyễn Xuân Đào, Tiểu đoàn 440, Sư đoàn 341 [Quân đoàn 4 trước đây, Quân khu 4 ngày nay] hay CCB Trần Văn Bang, cùng Tiểu đoàn TTG 21 thường ngồi lại mỗi dịp kỷ niệm, cùng nhắc nhớ về những đồng đội đã hy sinh, cùng tìm thông tin về đồng đội…

Ông Khuê bộc bạch: “Tôi chỉ mong thế hệ trẻ hãy khắc ghi truyền thống để kế thừa trong xây dựng đất nước, xây dựng quân đội vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc mà cha ông đã phải đổ xương máu cho độc lập hoàn toàn”.

Nam Anh


CHUYỆN VỀ CHIẾC XE TĂNG 

Ở TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

Nguyễn Đình Thi

Nếu có dịp đến thành phố Buôn Ma Thuột bạn sẽ thấy ở ngã 6 có một tượng đài , trên tượng đài là một chiếc xe tăng T54 do Liên Xô sản xuất , mang số hiệu 980 . Đây là chiếc xe tăng của đại đội 9 - Trung đoàn xe tăng 273 - Quân đoàn 3 , do đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đã cùng bộ binh Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 24 - Sư đoàn 10 đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 23 địch ở thị xã Buôn Ma Thuột ngày 10 và 11/3/1975 . Về chiến công của chiếc xe tăng 980 trong trận đánh Buôn Ma Thuột , Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng - nguyên Đại đội trưởng đại đội 9 xe tăng , nguyên Tư lệnh binh chủng tăng , thiết giáp , nguyên Tư lệnh Quân khu 4 , Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân , người trực tiếp chỉ huy chiếc xe tăng 980 kể như sau : Sáng 10/3/1975 , khi tấn công vào Buôn Ma Thuột , xe tăng 980 đi ở thê đội 2 , khi đến gần cửa mở thì xe tăng đi đầu bị xa lầy , không lên được . Xe tăng 980 từ phía sau lập tức lách sang bên , vượt lên tấn công . Lúc này tại cửa mở của Tiểu đoàn bộ binh 4 , hỏa lực địch bắn ra xối xả . Rất nhiều cán bộ , chiến sỹ hy sinh và bị thương nằm la liệt ở cửa mở . Xe 980 lúc này cũng dính một quả đạn của địch chui vào nòng pháo làm pháo thủ số 2 - Nông Văn Vĩnh bị thương nặng mất hẳn một cánh tay , trên xe lúc này chỉ còn 3 người , gồm pháo thủ số 1- Phan Lạc Vinh , lái xe Mai Đình Mỹ và đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng . Bất chấp nguy hiểm , xe 980 lao vào giữa làn đạn địch tấn công , tiêu diệt nhiều cụm hỏa lực địch , hỗ trợ bộ binh Tiểu đoàn 4 đánh chiếm cửa mở . Sau khi bộ binh Tiểu đoàn 4 chiếm được cửa mở , xe tăng 980 lại dẫn đầu đội hình đánh phát triển vào bên trong . Mục tiêu tấn công của Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 24 và xe tăng Tiểu đoàn 3 là Sở chỉ huy Sư đoàn 23 - Cơ quan chỉ huy đầu não của địch ở Buôn Ma Thuột và Nam Tây Nguyên nên địch tập trung phòng thủ ở đây rất kiên cố . Lô cốt , công sự , hàng rào được chúng dựng lên dày đặc , kéo dài tới hơn 1km suốt từ đầu kho Mai Hắc Đế vào tới Sở chỉ huy Sư 23. Không nao núng , xe tăng 980 vẫn kiên cường chiến đấu , bắn cháy 1 xe M113 và diệt nhiều lô cốt , ụ súng của địch , hỗ trợ bộ binh đánh chiếm khu gia binh , khu Quân y và khu truyền tin . Sáng 11/3 , địch dùng cả máy bay ném bom vào đội hình tấn công của bộ binh và xe tăng . Xe tăng 980 vừa dùng hỏa lực tiêu diệt quân địch ở mặt đất , vừa dùng súng máy 12,7ly bắn trả máy bay địch . 10 giờ 20 phút ngày 11/3 , sau khi tiêu diệt các ổ hỏa lực địch ở 2 bên đường và khu Bộ tham mưu , bắn cháy 1 xe M113 ở phía trước cổng Sở chỉ huy Sư đoàn 23 , xe tăng 980 là chiếc xe tăng đầu tiên cùng bộ binh Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 24 xông vào đánh chiếm và làm chủ Sở chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy , sau đó tiếp tục cùng bộ binh đánh phát triển , chiếm tiếp ngã 5 rồi ngã 6 . Chiến công tiêu diệt Sở chỉ huy Sư đoàn 23 của Tiểu đoàn 3 xe tăng , trong đó có xe tăng 980 đã góp phần giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột . Để ghi nhớ chiến công của quân và dân ta trong trận Buôn Ma Thuột lịch sử , đặc biệt là vai trò của xe tăng trong trận đánh này . Sau ngày giải phóng chính quyền tỉnh Đắc Lắc quyết định xây dựng ở khu vực ngã 6 , khu trung tâm nhất của thành phố Buôn Ma Thuột tượng đài CHIẾN THĂNG . Trên tượng đài này lúc đầu là một chiếc xe tăng T34 mang số hiệu 945 [ là ngày ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 ] . Sau khi tượng đài được dựng lên có nhiều ý kiến phản hồi chưa đồng thuận về việc chọn chiếc xe tăng T34 và số hiệu 945 vì trong trận Buôn Ma Thuột ta không dùng xe tăng T34 mà dùng xe tăng T54 . Còn số hiệu 945 cũng chưa phù hợp , nên chọn số hiệu 980 là số hiệu chiếc xe tăng T54 đầu tiên có mặt tại Sở chỉ huy Sư đoàn 23 và ngã 6 trong trận đánh Buôn Ma Thuột ngày 11/3/1975 . Tiếp thu ý kiến phản hồi của nhân dân và các nhà nghiên cứu lịch sử . Năm 1997 , chính quyền tỉnh Đắc Lắc quyết định sửa đổi , thay chiếc xe tăng trên tượng đài từ xe tăng T34 thành xe tăng T54 và số hiệu xe từ số 945 thành số 980 . 980 chính là số hiệu chiếc xe tăng do đại đội trưởng đại đội 9 - Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy cùng tác giả bài viết này đã có mặt tại Sở chỉ huy Sư đoàn 23 sáng ngày 11/3/1975 . Giờ đây khu tượng đài này trở thành điểm tham quan của du khách . Hàng ngày tại khu vực tượng đài có rất đông người dân và du khách tới đây tham quan . Ai cũng ngưỡng mộ và cảm phục tinh thần chiến đấu quả cảm của tập thể chiếc xe tăng Anh hùng này

Ảnh: Tác giả bài viết và các đồng đội Trung đoàn 24 chụp hình tại tượng đài Chiến thắng - Tp Buôn Ma Thuột

Cùng xem, ngã 6 qua nhiều năm đã thay đổi như thế nào nhé 

Trước đây, nơi đây chỉ là một bùng binh đầy cỏ dại với một cột đèn ba ngọn và vài tấm áp phích.

Ngã 6 – năm 1967

Xung quanh đó còn có nhà thờ, công xưởng của Buốcgeri, nhà Giám đốc Lục Lộ, bến xe … là phố chợ khá nhộn nhịp với đầy đủ các hiệu buôn, hiệu thuốc, hiệu bán thực phẩm của người Việt và người Hoa.

Những năm sau khi giành toàn quyền tại Buôn Ma Thuột [sau 1975], một tượng đài được dựng lên với điểm nhấn chính là chiếc xe tăng bằng sắt thép T-34 của Nga, chiếc xe tăng đã mở đầu trận đánh vào Buôn Ma Thuột…và lúc ấy, hướng tượng đài hướng về phía Đại Lộ Thống Nhất [nay là đường Lê Duẩn].

Ngã 6 – năm 1985

Ngã 6 – Năm 1987

Ngã 6 – 1989

Ngã 6 – Tháng 03/1990

Đến năm 1997, chiếc xe tăng ấy đã được đưa vào Bảo tàng để trưng bày và thay vào đó là một chiếc xe tăng bằng bê-tông – được sử dụng cho đến bây giờ.

Những năm sau đó, chỉ trong vòng một thời gian ngắn Ngã sáu Buôn Ma Thuột đã có một bộ mặt bề thế mang dáng dấp của một phố thị trẻ, với quần thể kiến trúc bao quanh như Đài tưởng niệm, Khách sạn, Trung tâm văn hóa, những cơ sở dịch vụ tổng hợp, Công ty Du lịch DakLak, Đài phát thanh truyền hình…

Ngã 6 – năm 2006

Năm 200x

Đến đầu năm 2010, khách sạn Thắng Lợi được bàn giao cho Saigon Tourist đầu tư và xây dựng khách sạn mới, mang tên Sài Gòn – Ban Mê.

Ngã 6 – năm 2010

Ngã 6 – năm 2011

Nếu để ý, bạn sẽ thấy là chiếc xe tăng hiện nay mang số hiệu 980 và khác mẫu với chiếc xe tăng thật đã được trưng bày ở những năm trước 1997 – mang số hiệu 945. Để hiểu rõ hơn, mình xin trích đoạn từ một bài báo khi nói về trận đánh lịch sử này:

…trong những ngày diễn ra trận tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, chiếc xe tăng 980 do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đã dẫn đầu mũi đột kích thọc sâu, tung hoành ngang dọc, tiến công vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23, quân đội Sài Gòn, rồi tiến ra sân bay Hòa Bình…

…Chúng tôi lao thẳng tới Sở chỉ huy Sư đoàn 23, cùng Trung đoàn 24 Sư đoàn 10 tiến công như vũ bão.

…Chính tại đó, xe chúng tôi đã đứng bắn chi viện cho bộ binh xung phong. Bắn rất nhiều, nhân dân quanh đó thấy xe tăng ta bắn còn hò reo cổ vũ, vui lắm! Sau đó, chúng tôi tiếp tục phát triển sang khu vực sân bay Hòa Bình.

Và chiếc xe tăng đó đã theo Đoàn Sinh Hưởng cùng đoàn quân thắng như chẻ tre tới đầu cầu Đà Rằng – Tuy Hòa. Tại đây, sau khi xe 980 diệt 4 khẩu pháo án ngữ lối vào thị xã Tuy Hòa thì xe bị trục trặc nên phải để lại. Về sau này, TP.Buôn Ma Thuột, khi dựng tượng đài chiến thắng ở Ngã sáu, đã lấy xe tăng 980 làm biểu tượng cho khí thế tiến công như chẻ tre của quân đội ta, muốn lưu danh tinh thần chung của quân dân ta tham gia trận tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột…

và đây là hình ảnh của Ngã 6 những năm sau đó…

Ngã 6 – năm 2012 – Ảnh: Hoàng Mạnh Tuấn

Ngã 6 – năm 2013 – Ảnh: Hoàng Mạnh Tuấn

Ngã 6 – năm 2014 – Ảnh: Nguyễn Việt Tân

và đây là Ngã 6 năm 2015, khi Buôn Ma Thuột về đêm…

Ngã 6 – Năm 2015 – Ảnh: Phụ Hồ Phố Núi

Ngã 6 – Năm 2015 – Ảnh: Phụ Hồ Phố Núi

Video liên quan

Chủ Đề