Ông đã từng dạy học ở trường Dục Thanh ông là ai

Đây là ngôi trường do các sĩ phu yêu nước sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân tại Trung Kỳ. Ngôi trường cổ này còn ghi dấu quãng thời gian thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học trước khi vào Sài Gòn, trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước.

Ông đã từng dạy học ở trường Dục Thanh ông là ai

Ảnh: Toàn cảnh trường Dục Thanh

1. Giới thiệu chung về trường Dục Thanh

Phan Thiết là điểm du lịch thu hút mỗi năm bởi nơi đây có thời tiết mát mẻ quanh năm, nhiều bãi biển đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Điểm nổi bật ở đây là, ở Phan Thiết còn tồn tại khu di tích trường Dục Thanh đã có lịch sử hơn 100 năm tuổi.

1.1. Sơ lược về ngôi trường Dục Thanh

Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Điểm GD Thanh Thiếu Niên) là 1 ngôi trường do nhiều sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận Thanh lập vào năm 1907 để ủng hộ phong trào Duy Tân do Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

Đây cũng là ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn trong chuyến xuất ngoại.

Năm 1910 Nguyễn Tất Thành trở Thanh thầy giáo trẻ nhất dạy học tại đây, năm đó ông chỉ mới 20 tuổi. Tại đây, thầy Thanh nhận dạy Quốc Văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Ngoài ra thầy còn nhận dạy tiếng Pháp khi giáo viên Pháp văn vắng mặt.

Ngày nay trong trường Dục Thanh trở Thanh một bảo tàng sống, lưu giữ gần như toàn bộ những kỷ vật cách đây gần một thế kỷ. Trong đó có nhà Ngự - nơi các thầy giáo và học trò ăn ở nội trú, Ngọa Du Sào, cây khế sau vườn (người ta vẫn gọi là cây khế Bác Hồ).

Khu di tích trường Dục Thanh đã trở thanh một trong những nơi gắn liền với thân thế và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Một điểm tham quan, học hỏi về lịch sử đáng chú ý khi bạn đến với Phan Thiết.

Tuy nhiên ngôi trường xưa Bác dạy đã bị chiến tranh tàn phá hư hỏng và dỡ bỏ từ lâu. Nhưng trong số học sinh mà thầy Thanh dạy năm xưa là bác sĩ Nguyễn Kim Chi, bác sĩ Nguyễn Quý Phầu, cụ Từ Trường Phùng, cụ Nguyễn Đăng Lâu. Nguyện vọng của nhân dân là muốn phục chế lại ngôi trường Dục Thanh nên sau này quê hương được giải phóng đã xây dựng lại ngôi trường nhằm bầy tỏ lòng kính mếnh của mình đối với vị lãnh tụ vĩ đại và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hiện nay và mai sau.

1.2. Vị trí địa lý trường Dục Thanh

Tọa lạc ở làng Thanh Đức, nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết. Trường tọa lạc ngay cạnh bờ sông Cà Ty tuyệt sắc, hiền hòa ở tp. Phan Thiết.

2. Điều đặc biệt ở trường Dục Thanh

Từ ngoài cổng trường Dục Thanh, điều đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy chính là những mái nhà đầy rêu phong. Dù đã qua hơn trăm năm, nhưng những kiến trúc bên trong trường Dục Thanh vẫn được bảo vệ nguyên vẹn.

Quang cảnh bên trong trường Dục Thanh được phủ một màu xanh mát của cây xanh. Những cây xanh ở đây được chăm sóc rất kỹ, trong đó có gốc khế cụ Nguyễn Thông trồng từ khi thành lập trường đến nay vẫn xanh tốt, hoa lá um tùm. Kiến trúc trường Dục Thanh gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng dạy học, một nhà lầu nhỏ, một nhà Ngư để giáo viên, học sinh lưu trú và một nơi tiếp khách được đặt tên là Ngọa Du Sào.

Phòng dạy học của trường Dục Thanh được xây bằng gỗ rất rộng, bên trong phòng học vẫn còn những bộ bàn ghế, bảng đen và 1 chiếc trống trường. Nhà Ngư nằm ở phía bên phải phòng học là nơi lưu trú của học sinh và giáo viên trong trường. Phía sau phòng học và nhà Ngư là Ngọa Du Sào. Nơi đây được sử dụng làm chỗ tiếp khách quý, luận thơ và bàn công việc trong trường.

Bác Hồ khi mới vào trường là một thầy giáo trẻ tên là Nguyễn Tất Thanh. Thầy là giáo viên dạy chữ Quốc Ngữ, Hán Văn và truyền bá tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Từ khi bắt đầu dạy học cho tới khi rời Phan Thiết vào Sài Gòn, trường Dục Thanh là nơi ở của Bác Hồ suốt khoảng thời gian này.

Đến tham quan trường Dục Thanh bạn sẽ được xem những hiện vật gắn bó với thời gian dạy học ở đây như bộ trường kỷ bác ngồi, bộ giường gỗ bác nằm ngủ, những bản văn bác soạn dạy học, tráp văn thư, nghiên mài mực… Tất cả những vật dụng Bác sử dụng được bảo quản rất cẩn thận như hồi bác còn ở.

3. Thông tin thêm khi du lịch trường Dục Thanh

3.1. Giá vé tham quan

  • Khách tham quan trường Dục Thanh hoàn toàn miễn phí.

  • Nếu bạn đi theo đoàn có thể liên hệ văn phòng ở đây để thuê hướng dẫn viên để biết thêm thông tin về lịch sử của ngôi trường này.

3.2. Thời gian mở cửa tham quan

  • Mở cửa: 07:00 - 17:00 (hằng ngày)

Loại hình: Di tích - Truyền thống , Trải nghiệm địa phương

Địa chỉ: Trường Dục Thanh, Trưng Nhị, Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, Việt Nam

Ngày đăng: 23 Tháng 09 Năm 2020

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 trong khu đất của anh em cụ Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh, con của nhà thơ, nhà văn yêu nước Nguyễn Thông (1827 - 1884).

  • Người đánh xe ngựa đưa Nguyễn Tất Thành về trường Dục Thanh

Ông đã từng dạy học ở trường Dục Thanh ông là ai

Các đoàn viên thanh niên tham quan Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Trường Dục Thanh, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) – nơi cách đây 107 năm thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học trước khi vượt đại dương đi tìm đường cứu nước hiện không chỉ lưu giữ những hiện vật quý của Bác trong thời gian ở đây mà còn là nơi sinh hoạt chính trị, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung.

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 trong khu đất của anh em cụ Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh, con của nhà thơ, nhà văn yêu nước Nguyễn Thông (1827 - 1884). Trường dạy chữ quốc ngữ là chính, bên cạnh đó, trường dạy thêm Hán văn, Pháp văn. Trường mang tên Dục Thanh với ý nghĩa giáo dục thanh niên lòng yêu nước, hưởng ứng truyền bá tư tưởng của phong trào Duy Tân. Ðây là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở miền trung lúc bấy giờ.

Tháng 9/1910, được sự giới thiệu của cụ Trương Gia Mô, bạn cũ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết và dạy học ở Trường Dục Thanh. Tham gia giảng dạy trong trường có bảy thầy giáo, Nguyễn Tất Thành là thầy giáo trẻ nhất (20 tuổi), chủ yếu dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn cho lớp Nhì... Đặc biệt, thầy giáo Nguyễn Tất Thành còn truyền dạy cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên. Ngoài giờ học, thầy Nguyễn Tất Thành dẫn học trò đi thăm những cảnh đẹp ở Phan Thiết như: bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức Nghĩa... Đến tháng 2/1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời Trường Dục Thanh vào Sài Gòn. Rồi sau đó, ngày 5/6/1911 từ Bến Nhà Rồng, Người đã lên tàu ra đi tìm đường cứu nước.

Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến năm 1978 - 1980, Trường Dục Thanh đã được phục chế, tôn tạo như lúc thầy Thành dạy học. Năm 1986, Khu di tích Dục Thanh được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Những hiện vật gốc được lưu giữ trong quần thể Khu di tích Dục Thanh đều gắn với những kỷ niệm sâu sắc về thời gian Người dạy học tại đây. Ngoài lớp học với mái ngói rêu phong được bao bọc bởi 4 bức tường gỗ giản dị với bộ bàn ghế Bác ngồi giảng bài, hiện Trường Dục Thanh còn lưu giữ rất nhiều kỷ vật quý giá về Bác như: bộ trường kỷ Bác ngồi, bộ ván gỗ Bác ngủ mỗi đêm, chiếc án thư, chiếc tủ đứng Bác để tư trang cá nhân, tráp văn thư…

Trong khuôn viên khu di tích, còn có cây khế năm xưa thầy giáo Nguyễn Tất Thành thường hay tưới nước, chăm sóc mà bây giờ người dân nơi đây gọi là Cây khế Dục Thanh, Cây khế Bác Hồ... Bên cạnh khu Di tích Dục Thanh là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận. Đây là nơi trưng bày gần 900 tài liệu, hiện vật, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông đã từng dạy học ở trường Dục Thanh ông là ai

Toàn cảnh Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết). Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Cứ mỗi dịp Tháng 5 về, Trường Dục Thanh lại trở nên nhộn nhịp. Nhiều đoàn khách từ khắp các tỉnh, thành về thăm Trường Dục Thanh, thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh với mong ước một lần được ghé thăm nơi Bác đã từng sống và làm việc, để bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính lên Người.


Anh Nguyễn Chí Thanh, sinh viên đến từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đây là lần đầu tiên anh được đến thăm Trường Dục Thanh, chiêm ngưỡng những kỷ vật, nghe kể về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của thầy giáo Nguyễn Tất Thành, anh cảm thấy tự hào và biết ơn công lao to lớn của Bác.

Theo Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Bình Thuận, mỗi năm khu di tích Dục Thanh đón hàng chục nghìn lượt tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu, nhất là vào mỗi dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (19/5). N hiều trường học, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức dâng hương, báo công dâng lên Bác… thể hiện niềm kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tại Khu di tích Dục Thanh, thường xuyên tổ chức triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý”. Ngoài giới thiệu một số hình ảnh vế tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, triển lãm còn giới thiệu những cá nhân, tập thể điển hình là những tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ của tỉnh Bình Thuận và cả nước.

Hồng Hiếu (TTXVN)

Ông đã từng dạy học ở trường Dục Thanh ông là ai

Ra mắt sách “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh”

Cuốn sách “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” của nhà văn Sơn Tùng ra mắt độc giả Thủ đô đúng dịp kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2016).

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Bình Thuận,
  • Trường Dục Thanh,
  • Ngày sinh Bác Hồ,
  • thày giáo Nguyễn Tất Thành,