Ông mai hữu tín là ai

Doanh nhân Mai Hữu Tín: Có rất nhiều từ "nếu như", nhưng thời gian không chờ ai cả

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn kỹ nghệ Gỗ Trường Thành [TTF] Mai Hữu Tín nói về năm 2022 với nhiều thận trọng, nhưng bài học là ai chuẩn bị tốt hơn sẽ dễ dàng vượt qua hơn.

Năm 2021 của doanh nhân Mai Hữu Tín đã kết thúc thế nào? Điều gì ông muốn nhắc đến vào thời điểm đầu năm 2022 này?

Đưa được TTF trở lại hoạt động như một doanh nghiệp bình thường với các nhà máy đầy việc là một điều đáng mừng. Nhưng cùng các cộng sự cố gắng vượt qua dịch, nhất là khi chưa có vaccine, thật sự là một trải nghiệm tệ hại với cảm giác bất lực chưa từng có và sẽ không bao giờ muốn trải qua lần nữa.

Còn với Chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp Bình Dương Mai Hữu Tín?

Mọi doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng đã hết lòng chia sẻ nguồn lực cùng chính quyền cứu dân và cứu chính người lao động của mình. Tinh thần đó thật đáng được ghi nhận và là một điểm son trong quan hệ giữa các lực lượng chính trong xã hội khi có khó khăn.

Vậy còn cá nhân ông, năm 2021 đã để lại những gì và có điều gì ông cảm thấy tiếc nuối vì nếu có thể làm được, tình hình có thể đã khác?

Năm của nhiều mất mát cá nhân khi phải xót xa chứng kiến sự ra đi của rất nhiều người cùng lúc và càng cảm thấy mình nhỏ bé trước những hiểm họa như vậy, càng thấm thía là mọi tiến bộ có được là vì có lý trí, có khoa học, và có chủ nghĩa nhân văn. Tiếc thay không phải lúc nào cũng có đủ những điều đó…

Thực ra, tôi cảm thấy đau đớn hơn là tiếc nuối. Mọi sự ngạo mạn đều sẽ trả giá, không chuẩn bị trước cho những tình huống xấu đương nhiên là phải trả giá…

Sẽ cần rất nhiều câu từ để nói về bài học mà năm 2021 dành cho chúng ta. Nhưng với cá nhân ông, bài học gì đáng giá nhất? Điều đó sẽ làm thay đổi quan điểm kinh doanh của ông không? Vì sao?

Những gì đã xảy ra [dịch, đỗ vỡ chuỗi cung ứng…] đều đã được tiên đoán trước. Chúng ta có thể thấy điều này khi đọc nghiên cứu của các tác giả Yuval Harari [Nhà nghiên cứu lịch sử người Irasel, tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng toàn cầu là Sapiens: Lược sử loài người và Homo Deus: Lược sử tương lai - PV] hay Bill Gates…

Chúng tôi đã có những chuẩn bị nhất định về tâm lý. Những khiếm khuyết cụ thể xảy ra trong đời thực khi thật sự đối phó với chúng mới gây suy tư. Chấp nhận thay đổi và sẵn sàng thay đổi luôn nằm trong văn hóa kinh doanh của chúng tôi từ đầu. Chúng tôi sẽ cố gắng đi nhanh hơn nữa vì hiểu thêm rằng rủi ro thật sự sẽ lớn hơn điều mình nghĩ. Càng nhanh thì cơ hội tồn tại càng cao.  

Sự bật nhanh trở lại sau dịch, tốc độ của các doanh nghiệp ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhất là khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/2021/NQ-CP Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Chúng ta đều hiểu là dù thế nào, doanh nghiệp cũng phải tìm cách để hoạt động, mở cửa, để có việc làm. Hơn thế thị trường bên ngoài đang phục hồi, cầu tăng...

Có rất nhiều từ "nếu như", nhưng thời gian không chờ ai cả. Tự cứu mình trước khi trời cứu luôn đúng.

Về các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế mà Chính phủ đang rốt ráo triển khai, ông có ý kiến, chờ đợi gi? Doanh nghiệp nói chung cần gì để phục hồi? 

Trước hết là luôn cần có vốn với chi phí chấp nhận được. Và bất kỳ chính sách gì giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian đều quý, không phải chỉ vì dịch mà bởi vì chúng ta luôn phải cạnh tranh.

Năm 2022 trong kế hoạch của ông sẽ như thế nào?

Hết sức thận trọng. Vẫn chưa có gì rõ ràng về khả năng khống chế được dịch hoàn toàn. Những vấn đề lớn như vậy của nhân loại chỉ có thể nhờ cậy vào những bộ óc tốt nhất, nắm trong tay công nghệ tốt nhất và hoạt động trong môi trường tốt nhất.  

Có thể thấy một TTF lột xác sau các bước tái cơ cấu?

Chắc chắn. Chúng tôi đang lấn sang các bước trong chuỗi giá trị trong ngành mà từ trước đến giờ chúng ta vẫn thua mọi người, đó là thiết kế, bán lẻ, thương hiệu lớn…

Có thể có sự bứt phá nào trong lĩnh vực nông nghiệp của UNIfarm [công ty thành viên của Công ty U&I]? 

Nhu cầu còn rất lớn, việc tăng diện tích canh tác và mở rộng hệ thống phân phối là các ưu tiên lớn nhất.

Vậy còn cá nhân ông, ông sẽ ưu tiên gì trong năm 2022?

Học nhiều hơn và chuẩn bị tốt hơn, nhất là về quản trị, cập nhật những kiến thức mới nhất, những cách làm hiệu quả nhất.  Tháng 1 tôi ở Harvard và tháng 6 sẽ đến Stanford. 

Có thể nói Covid-19 "kiểm tra" năng lực thích ứng của cả Chính phủ, doanh nghiệp, người dân? Ông có nghĩ năm 2022 sẽ khởi đầu cho những tư duy mới, cách làm mới không?

Tôi cho rằng cả bộ máy đã làm rất tốt việc tìm đủ vaccine cho dân trong lúc khó khăn. Ứng vạn biến tiếp tục là một thế mạnh của người Việt, ở mọi nơi, mọi thành phần. Nhưng dịch, cũng như mọi khó khăn khác, là một phần của cuộc sống.

Rồi sẽ có những dịch khác, những khó khăn khác. Ai chuẩn bị tốt hơn sẽ dễ dàng vượt qua hơn. Và nếu có thể chuẩn bị cùng những người, những nơi tốt nhất thì hay biết bao.

Những thay đổi trên có làm sự phát triển bền vững hơn không?

Chỉ vài năm thôi mọi người sẽ quên những khó khăn, mất mát mà Covid 19 gây ra. Trí nhớ dài hạn của chúng ta thường bị những lo toan hàng ngày chiếm chỗ. Tôi tin hơn vào sự linh hoạt của doanh nghiệp, nhất là những nơi thật sự vận hành theo kinh tế thị trường.

Người nổi tiếng> Doanh nhân> Mai Hữu Tín

Doanh nhân Mai Hữu Tín là ai? Mai Hữu Tín là một trong những doanh nhân trẻ thành đạt của Việt Nam hiện nay ông từng là Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam khoá IV nhiệm kỳ 2011-2014 và là Đại biểu Quốc hội khoá 12, 13. Hiện nay, ông đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư U& I; vào ngày 2 tháng 8 năm 2017 vừa qua, tại Đại hội WVVF nhiệm kỳ II [2017-2022] diễn ra tại Ấn Độ, doanh nhân Mai Hữu Tín đã được bầu làm chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới [WVVF] chính thức trở thành tân chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam [VVF] trong nhiệm kỳ lần này.Ngay từ khi còn là một cậu học sinh lớp 12 doanh nhân Mai Hữu Tín đã giành được chức vô địch Vivinam toàn quốc. Sau khi học xong trung học phổ thông ông thi đỗ vào trường Đại học Ngoại Ngữ; khi mới là sinh viên năm hai của trường này ông Mai Hữu Tín là người Bình Dương đầu tiên đạt điểm TOEFL 650 ông trở thành phiên dịch viên tiếng Anh cho Liên hiệp Công ty Xuất nhập khẩu Sông Bé. Sau đó, từ công việc phiên dịch, ông Mai Hữu Tín tiếp tục làm cho một vài công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn khác của Việt Nam. Đến năm 1998 khi ông 29 tuổi, ông thành lập công ty Cổ phần Đầu tư U& I với số vốn có được 200 triệu đồng. Đến năm 2004, ông hoàn thành luận án Tiến sĩ quản trị kinh doanh ở Mỹ.Sau gần 20 năm điều hành với cương vị Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Cổ phần Đầu tư U& I hiện nay công ty do ông điều hành đã phát triển lên tới 39 công ty thành viên và liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: Bất động sản, xây dựng, logistics, dịch vụ tài chính, bán lẻ, nông nghiệp, truyền thông và công nghiệp. Gần đây ông cũng đang đầu tư thêm lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể thành lập ty trồng hoa lan, sáng lập thương hiệu UniFarm.Nhìn lại chặng đường phát triển của ông Mai Hữu Tín có thể thấy rằng với tài năng và sự nhìn nhận của mình ông Tín đã trở thành một doanh nhân gắn liền với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng. Đó là chủ sở hữu của doanh nghiệp Toàn Mỹ - doanh nghiệp cung cấp bồn nước inox đầu tiên tại Việt Nam; Unicons, một công ty xây dựng lớn, hay Unifarm với trang trại nông nghiệp công nghệ cao rộng 500 ha. Hay công ty cổ phần truyền thông Trí Việt do chính công ty U& I đầu tư và thực hiện phát triển kênh HTV3 - một kênh giải trí dành cho thiếu nhi và thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, ông còn là người nổi tiếng với thương vụ “giải cứu” công ty Giấy Sài Gòn sau khi ông là người mua lại toàn bộ số cổ phần [và nợ] của Daio Paper, với tỉ lệ sở hữu 42, 3%, tương đương 416 tỷ đồng mệnh giá. Cùng với đó, ông cũng phát triển mảng giấy tissue được xem là mảng kinh doanh lớn nhất của Giấy Sài Gòn để cạnh tranh với nhiều hãng giấy khác.

Ngoài những thành tích trên, ông Mai Hữu Tín còn là một trong số ít những người Việt Nam đầu tiên được chọn tham gia học bổng Eisenhower của Mỹ năm 2013, ông cũng giành giải thưởng Doanh nhân ASEAN 2007, đảm nhận nhiều chức vụ khác như Đại biểu Quốc hội khóa XII; khoá XIII, chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam khoá IV,..

Doanh nhân Mai Hữu Tín trong quan hệ với những người nổi tiếng khác

Bạn gái/ vợ/ người yêu Doanh nhân Mai Hữu Tín là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Doanh nhân Mai Hữu Tín cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Doanh nhân Mai Hữu Tín sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi? Mai Hữu Tín sinh ngày 27-7-1969 [53 tuổi].

Doanh nhân Mai Hữu Tín sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Mai Hữu Tín sinh ra tại Tỉnh Bình Dương, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Sư Tử, cầm tinh con [giáp] gà [Kỷ Dậu 1969]. Mai Hữu Tín xếp hạng nổi tiếng thứ 89122 trên thế giới và thứ 1249 trong danh sách Doanh nhân nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1969 vào khoảng 41,77 triệu người.

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018


Chân dung doanh nhân Mai Hữu Tín

Hình ảnh mới nhất về doanh nhân Mai Hữu Tín

Vẻ giản dị của doanh nhân Mai Hữu Tín

Mai Hữu Tín - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư U&I

Doanh nhân Mai Hữu Tín trong lễ nhận chức chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam 2017


Bình luận:

[Đề nghị sử dụng tiếng Việt có dấu]

Tên bạn:
Nội dung:

Các sự kiện năm 1969 và ngày 27-7

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Mai Hữu Tín

  • Nixon bắt đầu "Việt Nam hóa" ở Đông Nam Á. Bối cảnh: Chiến tranh Việt Nam
  • Hoa Kỳ, Liên Xô, và khoảng 100 quốc gia khác ký hiệp ước không phổ biến hạt nhân [NPT]. Bối cảnh: giải trừ vũ khí hạt nhân
  • Quân Nga và Trung Quốc đụng độ dọc theo sông Ussuri.
  • 27 tuổi Đại tá Muammar al-Qaddafi deposes Vua Idris của Libya và thiết lập một pro-rập, chống phương Tây, nước cộng hòa Hồi giáo này.

Ngày sinh Mai Hữu Tín [27-7] trong lịch sử

  • Ngày 27-7 năm 1861: Tổng Liên George B. McClellan đã được đặt trong lệnh của Binh đoàn Potomac trong cuộc nội chiến.
  • Ngày 27-7 năm 1940: tạp chí Billboard công bố single đầu bảng xếp hạng kỷ lục của mình [trong tuần của ngày 20 tháng bảy].
  • Ngày 27-7 năm 1953: Một hiệp ước đình chiến được ký kết thúc chiến tranh Triều Tiên.
  • Ngày 27-7 năm 1974: Ủy ban Tư pháp Nhà bình chọn, buộc tội Richard Nixon cho cản trở công lý trong trường hợp Watergate.
  • Ngày 27-7 năm 1995: Các cựu chiến binh kỷ niệm chiến tranh Hàn Quốc đã được dành riêng ở Washington, DC.
  • Ngày 27-7 năm 1996: Một quả bom đã phát nổ đường ống trong một công viên ở Atlanta trong Thế vận hội Olympic.
  • Ngày 27-7 năm 2003: Lance Armstrong giành Tour thẳng thứ năm của ông de France, cân bằng kỷ lục của Miguel Indurain của.
  • Ngày 27-7 năm 2012: Thế vận hội mùa hè 2012 bắt đầu ở London.
Hiển thị toàn bộ

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Mai Hữu Tín được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Doanh nhân Mai Hữu Tín có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Video liên quan

Chủ Đề