Lcl nghĩa là gì

LCL là viết tắt của thuật ngữ tiếng anh Less than container load có nghĩa là : lượng hàng cần vận chuyển nhỏ hơn khả năng đóng của một container [ nhỏ nhất là 20F]. Thông thường còn có tên gọi khác là : hàng lẻ/ hàng consol [ consolidation]/ hàng ghép.

LCL là gì

Vai trò các bên tham gia trong LCL

Chính vì tính chất đóng không hết hàng lên 1 container tiêu chuẩn nhỏ nhất 20F như vậy, nên phương án đưa ra để tối ưu hóa chi phí là nhiều chủ hàng có lượng hàng nhỏ lẻ, cùng ghép lại 1 container lớn, cùng xuất phát từ 1 cảng và cảng đích cũng giống nhau.

Công việc đứng ra tổ chức gom hàng như vậy được các NVOCC đứng ra đảm nhiệm hoăc các Freight Forwarder đứng ra đảm nhiệm gom và đóng cont như vậy. Gọi chung là nghiệp vụ hàng Consol [ consolidation].

Hàng LCL sẽ được xử lý tại đâu ?

Tại cảng xuất đi và cảng nhập về, hàng hóa đều phải được tiến hành thông quan riêng lẻ, và đóng hàng tập trung tại các kho hàng lẻ có sự giám sát nghiêm ngặt của hải quan, các kho hàng lẻ tại cảng như vậy có thuật ngữ là CFS [ container Freight Station].

Các kho hàng lẻ tại cảng CFS

Với cách làm hàng LCL hay hàng gom như vậy, người xuất khẩu [ export] hoặc người nhập khẩu [ import] trong trường hợp có lượng hàng ít hơn 1 container tiêu chuẩn nhỏ nhất thường dùng là 20F, đây là giải pháp giúp giảm chi phí vận chuyển, toàn bộ chi phí đều được phân bổ đồng đều theo khối lượng thực tế của hàng trên cùng 1 container.

Đây là một giải pháp Logistics đang có xu hướng phát triển nhanh và mạnh, do sự bùng nổ của thương mại điện tử [ e - commerce].

Cách tính cước LCL

Để biết được cách tính cước của một đơn hàng lẻ [ LCL shipment] hàng lẻ LCL [ freight rate] chúng ta cùng đi tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản trong chuyên ngành Forwarder và Logistic như sau : 

CBM : là viết tắt của cụm từ tiếng anh Cubic Meter hay còn gọi là mét khối [ m3]. Đây là đơn vị phổ biến nhất để đo thể tích của hàng hóa. Công thức tính là Dài x Rộng X Cao [ mét]. 

MT : là viết tắt của Metric Ton, là đơn vị để chỉ trọng lượng của hàng hóa [ 1 Metric Ton = 1000 Kg]

RT : là viết tắt của Revenue Ton [RT], là đơn vị giá cước của LCL được tính bằng cách so sánh giá cước tính theo thể tích CBM và cước theo trọng lượng [MT], cách tính nào cao hơn sẽ được hãng tàu hoặc Forwarder lựa chọn để áp dụng cho lô hàng.

FT là viết tắt của từ Freight Ton, được sử dụng tương tự như RT [ Revenue Ton], là đơn vị giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL được tính bằng cách so sánh giữa giá cước vận chuyển tính theo thể tích CBM và giá cước tính theo MT, cách tính nào cao hơn sẽ được áp dụng cho cả lô hàng. 

Ví dụ : 1 lô hàng có thông số 3CBM nhưng trọng lượng là 4 tấn, thì forwarder sẽ chọn đơn vị tính là 4 RT để tính cước và các phụ phí khác cho lô hàng. 

Các thuật ngữ thường dùng trong báo giá cước LCL

O/F : là viết tắt của từ Ocean Freight, là cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong trường hợp hàng lẻ LCL thì cước này được quy định do Forwarder báo giá, cước gốc do các Consolidation trực tiếp gom xử lý toàn bộ lô hàng và phân phối lại cho các Forwarder.

THC : là viết tắt của từ Terminal Handling Charge, Là phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phụ phí thu trên mỗi container để chi trả cho hoạt động cẩu container từ thuyền lên cảng, từ cảng vào bãi, sắp xếp cont đúng nơi quy định. Với hàng xuất thì từ bãi container [ CY container yard] ra cầu tàu để xếp lên tàu.

DDC : Destination Delivery Charge, là phí giao hàng tại cảng đến.

Trucking Fee/ inland haulage Charge : là phí vận chuyển nội địa tới kho gom CFS.

CTF : viết tắt của từ Clean Truck Fee : là phí vệ sinh xe tải, chỉ áp dụng cho hàng ra cảng bằng xe tải, nếu hàng hóa được vận chuyển ra khỏi cảng bằng xe lửa, thì không có phụ phí này.

CFS : Container Freight Station, là phí consol trả cho dịch vụ khai thác hàng tại kho hàng lẻ, và phân bổ ngược lại cho các khách hàng nhỏ.

Fumigation Documentary Fee : phí chứng thư hun trùng.

Warehouse Surcharge : phí kho bãi.

Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ LCL

  1. Tiết kiệm chi phí vận chuyển :

 Đối với chủ hàng [ shipper] là cá nhân hay doanh nghiệp có lượng hàng hóa nhỏ, không đủ đóng cont thì lựa LCL tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn.

Đối với công ty giao nhận vận tải [ Freight Forwarder] nếu khách hàng đặt chỗ [ booking] với khối lượng hàng nhỏ, không đủ hàng hóa tối thiểu để đóng trong 1 container, thì có thể đặt lại chỗ của các co-loader, qua một công ty giao nhận khác được gọi là Master consol hay master consolidator, để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Với dịch vụ hàng lẻ LCL các chủ hàng chỉ trả tiền cước vận chuyển cho trung gian mà họ sử dụng của 1 phần container mà thôi, đây được xem là lợi ích nổi bật nhất của mô hình dịch vụ này. 

Nhờ có dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL, chủ hàng không cần phải chờ đợi cho đến khi có đủ lượng hàng đóng đầy container mới tiến hành vận chuyển. CHủ hàng có thể sử dụng dịch vụ gom hàng hàng lẻ LCL để kết hợp với các chủ hàng khác để cùng đóng đầy 1 container. Hàng hóa nhanh chóng, như vậy hàng hóa sẽ được vận chuyển nhanh hơn. Tiết kiệm thời gian hơn. 

  1. Tiết kiệm chi phí lưu kho bãi : 

Việc để hàng hóa trong kho và chờ đợi đến khi gom hàng đủ một container sẽ làm phát sinh chi phí lưu kho. Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để vận chuyển hàng hóa ngay sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí lưu kho.

Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ LCL

Quy trình nhập khẩu cho hàng LCL

Bước 1 : Tìm kiếm nhà cung ứng, người bán phù hợp với nhu cầu nhập khẩu. 

Bước 2 : Xác nhận đơn hàng, tổng khối lượng hàng cần vận chuyển ước tính. Nếu khối lượng hàng nhỏ hơn 18 CBM có thể suy nghĩ tới việc sử dụng hàng LCL để vận chuyển nhập khẩu về Việt Nam.

Bước 3 : Kiểm tra phí ship nội địa DDC tới các cảng gần nhất thông qua công cụ check cước online của ozfreight.com [ nếu nhập hàng từ Trung Quốc], để tối ưu hóa quãng đường vận chuyển.

Bước 4 : Lựa chọn điều kiện Incoterm 2020 theo giá ExW, FOB, CIF. Hỏi giá các Forwarder uy tín để tính chi phí vận chuyển làm căn cứ so sánh giá FOB và CIF.

Bước 5 : Ký kết hợp đồng ngoại thương và bàn giao cho Forwarder theo dõi tiến độ đơn hàng.

Cách tìm Forwarder uy tín cho hàng LCL 

Forwarder cần am hiểu đầy đủ nghiệp vụ về cả đầu xuất lẫn nhập khẩu. Tư vấn đầy đủ về thời gian gom cont, mặt hàng cấm gửi, và thủ tục hải quan tại nước xuất khẩu [ hoặc nhập khẩu].

Có mạng lưới Agent [ đại lý vận chuyển ] tại nước xuất khẩu [ hoặc nhập khẩu]. 

Có quan hệ hợp tác tốt với các Co-loader [consolidation] để có được giá hàng lẻ LCL tốt nhất.

Dịch vụ bán cước LCL của OZfreight

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Forwarding, chúng tôi rất am hiểu quy trình giao vận của loại hàng LCL kể cả xuất từ Việt Nam ra các nước trên thế giới hoặc nhập từ các nước trên thế giới về Việt Nam.

Với những lô hàng lẻ, Ozfreight luôn cùng lúc tham khảo nhiều phương án giao vận và nhiều đối tác vận chuyển lớn uy tín trên thế giới nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất cho khách hàng.

Ozfreight đặc biệt thuần thục thị trường Trung Quốc, có thể dễ dàng giúp khách hàng kiểm tra giá xuất xưởng, tìm kiếm đối tác và hỗ trợ đàm phán thương mại. Tính toán được dễ dàng toàn bộ chi phí thủ tục Hải Quan và phí trucking nội địa Trung Quốc giúp khách hàng có thêm nhiều thông tin và phương án lựa chọn hơn trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương.

Mọi chi tiết xin liên hệ :  

Số điện thoại : 0972.433.318

Đăng ngày: 18/03/20

“Hàng FCL, LCL là gì?” Câu hỏi này có lẽ khá cơ bản đối với những người hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Nhưng với những ai mới tham gia hoặc không làm trong ngành này, thuật ngữ FLC, LCL còn khá xa lạ với họ. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin khái quát nhất về FCL, LCL và sự khác nhau của chúng.

FCL là chữ viết tắt của cụm từ “Full Container Load” được sử dụng trong ngành công nghiệp vận tải biển quốc tế cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vận tải đường biển.
Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả một dịch vụ đường biển quốc tế được thiết kế cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa mà một nước xuất khẩu, hoặc nhập khẩu sử dụng độc quyền của một container vận tải biển chuyên dụng [thường là một container 20ft hoặc 40ft]. Container vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường được nạp và đóng dấu tại gốc và sau đó được vận chuyển bằng sự kết hợp của đường biển, đường sắt hoặc đường bộ đến nơi người nhận hàng.


Còn LCL là gì?

LCL viết tắt của cụm từ “Less than Container Load”, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container.
Thuật ngữ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với những lô hàng của các chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ [LCL shipments], sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation. Hàng LCL [còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol] được phân biệt với hàng FCL [Full Container Load], tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.

Vậy sự khác biệt giữa 2 hình thức này là gì?

Để tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 hình thức vận chuyển này, chúng ta hãy phân tích nghiệp vụ làm hàng của từng hình thức.

Phân tích nghiệp vụ làm hàng FCL

Đối với người gửi hàng FCL

– Thực hiện book container và ra cảng lấy container, vận chuyển về kho để đóng hàng;

– Cung cấp chi tiết thông tin cho hãng tàu để làm vận đơn;

– Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển;

– Tính toán hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ nhận biết loại hàng;

– Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng;

– Niêm chì [seal] cho container;

– Thực hiện đổi lệnh và hạ container tại cảng xuất và thanh toán các chi phí nâng hạ tại cảng;

– Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí DEM/DET nếu có.

Đối với người chở hàng FCL

– Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gửi hàng. Trước khi gửi bill thì phải gửi bản draft bill để người gửi hàng kiểm tra thông tin trên bill;

– Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo;

– Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích;

– Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container [CY].

Đối với người nhận hàng FCL

– Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.

– Vận chuyển container về kho và rút hàng, sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột

– Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí cược container

Phân tích nghiệp vụ làm hàng LCL

Đối với người gởi hàng LCL

– Đóng hàng và chở đến kho CFS [Container Freight Station] của người gom hàng đồng thời làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng;

– Cung cấp chi tiết bill cho người gom hàng để làm vận đơn;

– Xác nhận draft bill và nhận vận đơn.

Đối với người gom hàng LCL

– Đây là người chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng suốt quá trình chuyên chở;

– Cấp vận đơn cho khách hàng và khai manifest lên hệ thống;

– Thực hiện thông báo cho khách hàng khi hàng đến và liên hệ với đại lý bên nhận để giải phóng hàng cho khách hàng.

Đối với người vận chuyển hàng LCL

Trong vận chuyển hàng lẻ mặc dù người người gom hàng [consolidator] là người thực hiện việc tập hợp hàng hóa nhỏ lẻ và vận chuyển đến kho riêng để đóng thành một container hoàn chỉnh. Tuy nhiên, người chở hàng thực tế vẫn là các hãng tàu vì người gom hàng vẫn phải thu lại container của hãng tàu và hợp đồng vận chuyển với hãng tàu. Vì bản chất người gom hàng không có tàu để vận chuyển hàng hóa.

Như vậy trách nhiệm của người chở hàng thực tương tự như FCL

Đối với người nhận hàng LCL

Trách nhiệm của người nhận hàng LCL tương tự như làm hàng FCL nhưng có một chút khác biệt như sau.

Khi nhận được thông báo hàng đã đến kho của người gom hàng, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng. Tuy nhiên khác với hàng FCL, người nhận hàng lẻ không cần đóng phí cước container, vì bản chất người nhận hàng không mượn container. Nhưng ngược lại thì phải đóng phí handling charges.

Việc vận chuyển FCL và LCL là hai hình thức vận tải biển phổ biến nhất hiện nay. Chúng được ra đời nhằm tiết kiệm cho người gửi hàng vì thực tế rằng gửi bằng đường hàng không rất tốn kém chi phí. Ngoài ra, trong trường hợp lô hàng của bạn trọng lượng nhỏ, nếu không ghép hàng với các lô hàng khác thì việc sử dụng nguyên một container để vận chuyển sẽ mất rất nhiều chi phí, gây ra sự lãng phí không cần thiết. 

Nếu khách hàng có nhu cầu về dịch vụ vận tải hàng nguyên cont [FCL], hoặc dịch vụ gom hàng lẻ [LCL], vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành cùng quý khách hàng:

CÔNG TY TNHH MELODY LOGISTICSTòa nhà Melody, 01 Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận,  TP. HCM, Việt Nam.

Giấy phép ĐKKD: 0309499306

ĐT: +84 28 355 11 657                                 Email:

Video liên quan

Chủ Đề