Phân có màu cam là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Mỗi màu phân của trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề sức khỏe nào đó. Do vậy, thông qua sự thay đổi của màu phân, bố mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng sức khỏe của trẻ và có phương hướng xử lý kịp thời.

Phân có màu cam là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Màu phân của trẻ sơ sinh mang ý nghĩa gì?

Theo chia sẻ của bác sĩ Mỹ Hạnh, màu sắc và kết cấu phân của trẻ sơ sinh không giống với phân của người lớn. Mỗi màu phân của trẻ mang một ý nghĩa khác nhau, cụ thể:

1. Màu phân xanh đen của trẻ sơ sinh

Đối với lần đầu tiên đi “đại tiện” của trẻ – ngay sau sinh, phân của trẻ sơ sinh màu xanh đen. Mẹ không phải lo lắng khi lần đầu trẻ đi tiêu có màu sắc như vậy bởi đây chính là phân su.

Phân su có màu xanh đen, không mùi, chứa các chất nhầy, tế bào da, tế bào biểu mô ruột, lông tơ, mật, chất nhầy và nước ối. Khi trẻ được bú sữa non, loại sữa được xem như chất nhuận tràng giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn, trẻ sẽ đi ngoài phân su. Do vậy, phân su thường sẽ xuất hiện trong 24 giờ đầu sau sinh và có thể kéo dài trong một vài ngày. Nhưng nếu đã qua 48 giờ, trẻ vẫn chưa đi ngoài hay phân su của trẻ có màu đen kéo dài, có màu trắng, màu đất sét, có máu, có chất nhầy, mẹ cần thông báo cho bác sĩ ngay để được hỗ trợ.

2. Màu phân của trẻ sơ sinh vàng

Trong tuần đầu tiên của trẻ, sau khi trẻ đã đi hết phân su, phân của trẻ sẽ có màu vàng, có thể là màu vàng mù tạt, có hạt hoặc màu vàng sáng. Màu phân này chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh bú mẹ và ở một số trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức. Bên cạnh đó, tần suất đi tiêu của trẻ cũng nhiều hơn, có thể đi tiêu sau mỗi lần bú.

3. Màu phân nâu nhạt và có mùi mạnh

Khác với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, phân của trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường sẽ đặc và sẫm màu hơn. Tần suất đi ngoài của trẻ cũng sẽ ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Màu phân của trẻ thường sẽ có màu nâu nhạt, rám nắng, nhão, khá giống với bơ đậu phộng, đi kèm với mùi hăng, mạnh. Một số trẻ uống sữa công thức, phân có thể có màu vàng hoặc hơi xanh.

4. Màu phân của trẻ sơ sinh màu nâu lục nhạt

Khi hệ tiêu hóa của trẻ đã quen với sữa mẹ hoặc sữa công thức, phân của trẻ sẽ chuyển sang màu nâu lục nhạt. Lúc này, mẹ có thể nhận thấy trẻ bú được nhiều sữa hơn trong mỗi lần bú và đôi khi, phân của trẻ cũng sẽ có những màu khác như cam, vàng.

5. Màu xanh lá cây đậm

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân màu xanh lá cây đậm có thể khiến bố mẹ cảm thấy hoang mang, lo lắng về sức khỏe của bé. Tuy nhiên, màu phân này thường xuất hiện khi bố mẹ bổ sung sắt cho trẻ hay cho trẻ uống sữa công thức chứa nhiều sắt. Sự thay đổi này được đánh giá là một hiện tượng bình thường nên bố mẹ không nên lo lắng quá.

6. Bọt màu xanh lá cây sáng

Bố mẹ có thể bắt gặp hiện tượng phân của trẻ sơ sinh có bọt màu xanh lá cây sáng nếu cho trẻ bú sai cách. Mẹ thường xuyên chuyển đổi vú cho trẻ khi trẻ chưa kịp bú hết lượng sữa trong bầu vú sẽ khiến trẻ bú phải nhiều sữa ít chất chất béo hơn sữa đầy đủ chất béo. (1)

Trường hợp mẹ cho con bú ăn dùng thuốc hay ăn nhiều thực phẩm có màu xanh cũng có thể truyền cho trẻ qua sữa mẹ, khiến phân trẻ có màu xanh. Một số loại thuốc dùng trực tiếp cho trẻ sơ sinh cũng có thể khiến phân trẻ có màu xanh.

Ngoài ra, phân màu xanh lá cây sáng cũng có thể là dấu hiệu trẻ bị nhiễm virus. Do đó, nếu màu phân của trẻ không cải thiện khi mẹ đã điều chỉnh cách cho trẻ bú hoặc nghi ngờ trẻ nhiễm bệnh, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.

7. Các màu phân của trẻ sơ sinh khác

Một số trường hợp, phân của trẻ sơ sinh có màu sắc khác như:

  • Màu trắng, xám hay bạc màu: Trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là bệnh lý gan mật. Cơ thể có thể không sản xuất đủ mật hoặc đường mật bị tắc,…
  • Phân màu đỏ hay máu: Trẻ có thể đang gặp vấn đề về đường ruột, xuất huyết, nhiễm trùng ruột hay do dị ứng sữa. Trẻ nuốt phải máu khi bú mẹ cũng có thể đi ngoài ra phân có màu đỏ.
  • Phân màu đen: Phân màu đen có thể là do máu chuyển sang đen trong thời gian di chuyển trong nhu động ruột của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, phân màu đen cũng có thể là do phân có màu xanh sẫm chuyển qua đen. Phân su cũng có thể có màu đen.

Đối với các trường hợp này, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ ngày lập tức. Nếu trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, phân của trẻ có màu bất thường hoặc lo lắng khi màu phân của trẻ thay đổi, bố mẹ nên liên hệ đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Phân có màu cam là dấu hiệu bệnh gì năm 2024
Màu phân của trẻ sơ sinh khá đa dạng.

Màu phân của trẻ sơ sinh cảnh báo tình trạng sức khỏe

Khi trẻ sơ sinh gặp vấn đề về sức khỏe, màu sắc và kết cấu của phân có thể sẽ thay đổi:

1. Trẻ bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn và trẻ sơ sinh nuôi bằng sữa công thức sẽ có tần suất đi tiêu khác nhau. Tuy nhiên, trung bình trẻ sẽ đi tiêu khoảng 5 – 6 lần/ngày và có thể ít hơn ở trẻ bú sữa công thức.

Trẻ đi ngoài phân lỏng, có màu vàng tươi và thường xuyên hơn so với bình thường có thể là dấu hiệu của tiêu chảy. Lượng nước trong phân quá nhiều có thể bị rò rỉ ra khỏi bỉm, tã lót.

Điểm nguy hiểm nhất của tiêu chảy là khiến trẻ mất nước nhanh chóng, từ đó gây biến chứng. Do đó, khi nghi ngờ trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ tích cực ngay lập tức, nhất là khi trẻ đi ngoài phân lẫn máu, dịch nhầy.

2. Táo bón

Khi trẻ bị táo bón, phân của trẻ thường sẽ cứng hơn, lắt nhắt, có dạng như phân dê, khô và có màu xanh đen. Đồng thời, trẻ ít đi tiêu hơn so với bình thường. Một số trường hợp bố mẹ có thể thấy phân lẫn máu, phân sống. Nếu phân của trẻ có lẫn máu, đi ngoài phân sống hay không đi tiêu trong 3 ngày, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được trợ giúp.

3. Trẻ không dung nạp đường lactose

Trẻ không dung nạp đường lactose khi đi tiêu, phân của trẻ có nhiều bọt, lỏng và kèm theo mùi chua khó chịu, dễ bị hăm tã. Trẻ thường sẽ gặp phải tình trạng đầy hơi, đau bụng, quấy khóc, xì hơi, ợ hơi và có thể ọc sữa nhiều hơn.

4. Bệnh vàng da tắc mật

Phân của trẻ vàng da tắc mật thường sẽ có màu nhạt hơn so với bình thường, thậm chí màu trắng. Bên cạnh đó, trẻ vàng da và trong trắng mắt. Trẻ thường chậm tăng cân.

5. Nhiễm trùng ruột

Nếu trẻ đi ngoài phân lỏng như nước hay nhớt liên tục trong vài ngày, trẻ có thể đang bị nhiễm trùng ruột. Một số trường hợp trẻ mắc bệnh có thể đi ngoài phân có máu.

Nhiễm trùng ruột ở trẻ sơ sinh chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh thực phẩm. Mẹ không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho con bú hay vệ sinh núm vú trước và sau khi cho trẻ bú có thể khiến vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào hệ đường ruột của trẻ. Đối với trẻ bú sữa công thức, cách bảo quản sữa không đúng cách, không khử trùng bình sữa và núm vú giả hay pha sữa bằng nước nhiễm khuẩn đều có thể khiến trẻ mắc bệnh.

Phân có màu cam là dấu hiệu bệnh gì năm 2024
Thông qua màu phân, bố mẹ có thể nhận biết sớm một số bất thường về sức khỏe của trẻ.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên trẻ rất dễ nhiễm bệnh. Việc quan sát kết cấu, màu phân của trẻ sơ sinh là một trong những cách thường được sử dụng nhằm phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe của trẻ.