Phân tích cảnh chí phèo bị tha hóa năm 2024

Đề: Phân tích bi kịch bị tha hoá của Chí Phèo trong tác phẩm cùng

tên của Nam Cao, từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm.

Dàn bài

  1. MỞ BÀI

II. THÂN BÀI

  1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  1. Phân tích:
  1. Nguyên nhân tha hoá: Vì ghen tuông, Lý Kiến khiến Chí Phèo phải

ngồi tù bảy, tám năm liền. Chính cơn ghen ấy đã hủy hoại cuộc đời của

một người lương thiện. Nguyên nhân sâu xa hơn nằm trong sự mục ruỗng

của xã hội thực dân nửa phong kiến với quyền lực của giai cấp thống trị,

lẽ phải không thuộc về cái đúng mà thuộc về người có quyền hành. Giai

cấp thống trị có thể làm mưa làm gió, có thể bỡn cợt lên số phận người

lương thiện. Sau 7 – 8 năm, khi trở về làng, Chí đã hoàn toàn biến thành

một con người khác, bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính.

  1. Sự tha hóa: Sau khi ra tù, Chí không còn là anh canh điền ngày xưa

mà trở thành Chí Phèo, con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Giá trị tố cáo được

Nam Cao đẩy lên đến đỉnh điểm: trong khi nhà tù là nơi cải tạo con người,

đưa họ về con đường lương thiện thì nhà tù thực dân lại đưa người nông

dân lương thiện trở thành một tên lưu manh.

-Tha hoá về nhân hình: Nhà tù thực dân đã vằm nát bộ mặt của Chí

Phèo. Không ai có thể nhận ra anh canh điền ngày xưa nữa: “cái đầu thì

trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai

mắt gờm gờm trông gớm chết…cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ

rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.” Với

nhân dạng đó, Chí Phèo trở thành một tên lưu manh, một sản phẩm của

nhà tù thực dân.

-Tha hoá về nhân tính: Phương diện quan trọng và nổi bật mà Nam

Cao đã nhìn thấy, đó là sự tha hóa, bần cùng về nhân tính của người nông

dân. Nhà tù thực dân không chỉ hủy hoại nhân hình mà còn bào mòn nhân

tính, khiến Chí Phèo đánh mất con người lương thiện ngày xưa, trở thành

một kẻ ác, một con quỷ dữ:

-Chí chọn cách tồi tệ nhất để giao tiếp với người làng Vũ Đại: Tiếng

chửi:

Hắn vừa đi vừa chửi…. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của

riêng

nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất

cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi tất cả làng Vũ

Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ

mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật… Đã thế hắn

chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng

không ai ra điều…. Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra

thân hắn cho hắn khổ đến

nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ

chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng

Chí Phèo…

+Tiếng chửi mở đầu tác phẩm đã tạo một không khí gay gắt ngay từ

những dòng đầu tiên.

+Tiếng chửi của Chí Phèo là tiếng chửi trong trạng thái lưỡng phân: tỉnh

mà say, say mà tỉnh. Đó là một tiếng chửi có lớp lang: đối tượng chửi thu

hẹp dần, cụ thể dần. Ban đầu hắn chửi “trời”, rồi đến chửi “đời”, “tất cả

cái làng Vũ Đại”, “đứa nào không chửi nhau với hắn”, “đứa chết mẹ nào

đã đẻ ra hắn” – nhưng tất cả đều im lặng, đáp lại lời hắn chỉ có tiếng sủa

của những con chó.

+Tiếng chửi là kênh giao tiếp của Chí Phèo với mọi người chứ không phải

lời nói, tiếng hát hay cử chỉ. Đó là cách chửi điên cuồng của một tên say