Phân tích truyện ngắn vi hành của nguyễn ái quốc

Ta hãy xem tác giảviết trong thư:Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alêchxăng đệ Nhất, () có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?(). Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?.Những nghi vấn thật là mỉa mai! Vàđây là lời mỉa mai cảnh sát Pháp: Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá có được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng

Trong sáng tạo văn học của Nguyễn Ái Quốc nghệ thuật trào phúng chiếm một vị trí đặc biệt. Với nghệ thuật trào phúng Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất tàn bạo, giả dối của chế độ thực dân Pháp. Cùng với nghệ thuật ấy, Người bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với bọn vua quan bù nhìn bán nước cầu vinh, chỉ riêng đối với sự kiện Khải Định sang Pháp dự cuộc Đấu xảo thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc và vở kịch Con rồng tre lên án và chế giễu sâu cay ông vua bù nhìn. Nhân kỉ niệm một năm chuyến đi ô nhục ấy, Nguyễn Ái Quốc lại viết truyện ngắn Vi Hành, biến Khải Định thành đối tượng của những cuộc đàm tiếu khinh bỉ

Vấnđề đặt ra cho tác giảlà phải sáng tạo một hình thức nghệthuật mớiđểkhông lập lại chính mình. Sựthành công của tác phẩm Vi hànhđã chứng tỏtài năng nghệthuật dồi dào, sắc bén của nhà văn Nguyễn Ái Quốc.

Thật vậy, nếu trong hai tác phẩmLời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre, KhảiĐịnh trực tiếp xuất hiện, thìở đây, trong tác phẩm Vi hành, vua KhảiĐịnh vắng mặt. Vậy làm thếnàođểcho KhảiĐịnh xuất hiện,đặng nhận lấy lờiđàm tiếu nhục nhã và lời tốcáo sắc bén? Nguyễn Ái Quốcđã dùng biện pháp hóa không thành có- biện pháp hiểu lầm, nhận lầm một người An Nam là nhà vuađi vi hành,đểtốcáo, chếgiễu một cách cayđộc. Ai là người có thểnhận lầm nhưvậy?

Đó không thểlà người An Nam, thần dân của ngài.Đó chỉcó thểlà người dân Pháp hiếu kì và từlâuđã không xem vua chúa nhưmộtđấng bềtrên. Nguyễn Ái Quốcđã sáng tạo nên mộtđôi nam nữngười Pháp nhận lầm vua An Nam trên xeđiện, và truyện ngắn mở đầu bằng cuộc tranh luận của họ. Chàng trai quảquyếtđó chính là nhà vua, còn cô gái, ngườiđã thấy nhà vuaởtrườngđua thì quảquyết là không phải, vì thấy thiếu mũ măng, nhẫn vàng, hạt cườm. Từhai cách hiểuấy mởra hai hướngđàm tiếu:đàm tiếu vềtrang phục nhà vua vàđàm tiếu vềviệc vi hành của ông.

Việcđàm tiếu vềtrang phục nhà vua dođôi thanh niên nam nữngười Pháp thực hiện. Lợi dụng cách cảm nhận ngộnghĩnh của họ đối với cáchăn mặc xa lạ. Nguyễn Ái Quốcđã biến ông vua thành một trò cười rẻtiền:đầu đội chụpđèn, quấn khăn, tayđeođầy nhẫn, mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng nhưquảchanh, không một chút uy nghi,đường bệ. Hơn thế, người bạn gáiđã trông thấy nhà vua, hình dung vua là người đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm, y nhưmột mụ đàn bà.

Còn người thanh niên thì xem vua nhưmột trò vui mắt không phải mất tiền nhưxem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, hoặc trò leo trèo, nhào lộn của sư thánh xứ Công Gô.Thậm chí còn tung tin Nhà hát Múa rốiđịnh ký hợpđồng thuê nhà vua biểu diễn! Thật không còn lời báng bổ, khinh miệt nào hơnđối vớimộtđức Hoàng Thượng! Nhưngđó là sự thật: KhảiĐịnh chỉ đóngđược một vai hềrẻtiền trong lịch sử!

Việcđàm tiếu vềtruyện vi hànhdo kẻbịnhận lầm tác giảbức thưgửi cho cô em họ thực hiện qua lời tâm sựtrong thư.Đây là lời của một người An Nam, am hiểu nội tình nước Nam.Ở đây Nguyễn Ái Quốc dùng biện pháp quá mù ra mưa nhân có người nói nhà vua vi hành, thếlà người anh họtrong thưliền liên hệvới các cuộc vi hành của các vịvua vĩ đại nhưvua Thuấn, vua Pie, và bình luận nhạo báng vềcuộc vi hành tưởng tượng của vua Nam.Đây là mộtđoạn văn nữa mỉa mai sắc bén, từnào cũng nhằm phơi trần thân phận và nhân cách hèn hạcủa tên vua.

Biện pháp quá mù ra mưalạiđược sửdụng thêm một lần: nhân việc người Pháp nhận lầm vua Nam, tác giả đẩy xa hơn: phổquát hóa sựnhận lầmđểchâm biếm việc cảnh sát Pháp theo dõi người yêu nước Việt Nam trênđất Pháp:tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp.Trởthành Hoàngđếthìđược sựchăm sóc, theo dõi của cảnh sát vàđó là nỗi phiền hà cho những ai da vàng.

Đếnđây ta thấy Vi hànhrõ ràng là một sáng tạo nghệthuậtđộcđáo lạlùng. Ai cũng thấy là tác giảbịa, nhưng là một sựbịađặt khéo léo, tài tình, hợp lí, có khảnăng tốcáo sâu sắc và dođó mà gây thú vịcho ngườiđọc. Có thểnói là tác giả đã dùng phép đà đao, nhân sựhiểu lầm của mấy người Pháp màđưa ngòi bút sắc bénđánh trúng vào chỗtrí mạng của tên vua.Ở đây người ta thấy sức mạnh nghệthuậtđược sử dụng một cách nhẹnhàng, dí dỏm,đắcđịa.

Ngoài việc xây dựng cốt truyện khéo léo, việc không có mà nhưcó thật, bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giảthểhiệnởcác pháp ví von dí dỏm rất Tây: mũmiện của vua thì ví với chụpđèn, ngọc quý thì ví với hạt cườm, nhìn vua thành con rối, so hắn với hềSaclô,đặc biệt, ngòi bút mỉa mai của tác giảchỉ thẳng một lúc vào haiđối tượng: thực dân và phong kiến.

Ta hãy xem tác giảviết trong thư:Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alêchxăng đệ Nhất, () có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?(). Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?.Những nghi vấn thật là mỉa mai! Vàđây là lời mỉa mai cảnh sát Pháp: Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá có được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng

Biết bao chua chát, cayđắng trong nụcườiở đây!Đó là nghệthuật mỉa mai, châm biếm có tính chất chính luận hết sức già dặn. Tất cảcác chữdùngđềuđược sửdụng rấtđắt và phát huy tác dụng châm biếm tốiđa. Chẳng hạn gọi vua Pháp làbạncủa vua Nam hoặc nói cảnh sát Pháp theo dõi nhưmẹ hiền rình con thơv.v và v.v

Tóm lại, nghệthuậtđộcđáo và bút pháp mỉa mai châm biếm bậc thầy của thiên truyệnđã chứng tỏtài nghệ siêu việt, phong phú của Nguyễn Ái Quốc, chứng tỏmột thành tựu sắc sảo của nghệthuật cách mạng giàu tính chiếnđấu.

loigiaihay.com