Phát ngôn bừa bãi nghĩa là gì

      Hiến pháp năm 2013 thừa nhận quyền tự do ngôn luận của công dân, khi thực hiện quyền này đang nảy sinh suy nghĩ nhận thức ở một số người cho rằng:  tự do ngôn luận là được tự do nói năng, phát ngôn, bình luận chia sẻ, phát tán thông tin mà không chịu bất cứ trách nhiệm hay ngăn cản nào, thậm chí đó là những phát ngôn xuyên tạc sự thật, thông tin sai lệch, bình luận thiên lệch, phiến diện tùy tiện... nếu ai hạn chế quyền nói năng, bình luận, phát tán thông tin của người khác là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân, vậy bản chất của vấn đề ở đây là gì, thực chất nhận thức như vậy là  phiến diện và không chính xác nếu không muốn nói là sai lầm, chúng ta biết rằng trên thực tế không bao giờ có quyền tự do tuyệt đối cả, mà nó còn bị giới hạn bởi các yếu tố như luật pháp, phong tục tập quán, đạo đức xã hội. Nếu để tự do tuyệt đối nghĩa là tự do vô chính phủ, tự do kiểu hoang dã, ai cũng nói năng, phát ngôn bừa bãi, xuyên tạc sự thật, bịa đặt, chia sẻ thông tin không kiểm chứng, bất chấp đúng sai sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, gây rối loạn xã hội, nhiễu loạn thông tin, có thể tạo ra khủng hoảng thông tin xã hội, dẫn đến bất ổn định an ninh trật tự xã hội.
            


      Cần nhận thức rằng, tự do ngôn luận hoàn toàn khác về chất với ngôn luận tự do, thực tiễn chỉ ra rằng để đảm bảo quyền tự do ngôn luận một cách chính đáng cho công dân, cần thiết phải có những khuôn khổ pháp lý nhất định để vừa đảm bảo thực hiện quyền tự do ngôn luận, vừa để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc sự thật, tung tin giả, phao đồn tin nhảm, bịa đặt gây hoang mang dư luận, và hoang mang trong dân chúng, bởi tự do ngôn luận khác với ngôn luận tự do nên Liên Hợp Quốc cũng lưu ý trong Hiến chương của mình rằng: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu giới hạn do luật pháp đặt ra, nhằm đảm bảo những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn” [điều 29 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948]. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của nước Pháp tại điều 11 cũng biểu đạt: “Tự do trao đổi suy nghĩ, và ý kiến là một trong nững quyền quý giá nhất của con người. Vì thế bất cứ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do, tuy nhiên họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp nước ta khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí… của công dân, nhưng cũng quy định “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” [Điều 25 hiến pháp 2013].
      Như vậy ta thấy rằng quyền phải đi liền với trách nhiệm, con người muốn tự do phải hiểu rõ nghĩa vụ, bổn phận của mình trước pháp luật, trước xã hội, mình được làm gì, và không được làm gì, quyền tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ như vậy.
Thời gian qua cả nước không chỉ đối mặt với đại dịch Covid mà còn là bão lũ nghiêm trọng, Đảng, nhà nước và nhân dân đã và đang xử lý có hiệu quả việc phòng chống đại dịch, chống và khắc phục sự tàn phá của bão lũ, thành công của chúng ta trong phòng chống dịch bệnh và thiên tai được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, thành công đó ngoài những hành động cụ thể thiết thực và kịp thời, còn là việc làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Tuy nhiên vẫn có những người cố tình lợi dụng quyền tự do ngôn luận để phát tán thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, bình luận không trung thực, thiếu khách quan… trên mạng xã hội, nhiều hành vi đã bị xử lý kịp thời thích đáng, nhưng những hành vi trên vẫn chưa dừng lại, vẫn còn gây nhiễu thông tin, các cấp chính quyền ngoài việc cung cấp kịp thời thông tin và tuyên truyền trong nhân dân, cần tăng cường công tác kiểm tra, sử dụng các biện pháp kỹ thuật cũng như những biện pháp hành chính, hình sự để ngăn chặn và xử lý, không để những hành vi đó tái diễn.

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 



 

.

Cập nhật lúc: 20:29, 23/04/2021 [GMT+7]

Thời gian gần đây, một số người sử dụng mạng xã hội [MXH] phát ngôn bừa bãi hoặc đăng thông tin xuyên tạc, bịa đặt trên MXH đã bị xử lý nghiêm. Qua đó cho thấy sự quyết tâm của các ngành chức năng trong xử lý các vi phạm liên quan đến việc đăng tải thông tin sai sự thật trên MXH; góp phần giáo dục, răn đe, điều trị “căn bệnh” loạn ngôn [nói năng bừa bãi, không cần biết phải trái, đúng sai, hay dở] đang rất phổ biến của một số người khi dùng MXH hiện nay.

Cụ thể vào ngày 22-4, TAND Q.Bình Thủy [TP.Cần Thơ] tuyên phạt Lê Thị Bình [45 tuổi] 2 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong thời gian từ tháng 10-2019 đến tháng 11-2020, bị cáo đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đăng tải các bài viết, livestream trên MXH nhiều nội dung thông tin làm mất uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

Trước đó, ngày 20-4, Thanh tra Sở TT-TT tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt bà L.T.B. [ngụ P.Trần Phú, TP.Hà Tĩnh] 5 triệu đồng vì đã comment sai sự thật gây hoang mang trong dân về dịch sốt viêm màng não. Hoặc vào ngày 8-4, Thanh tra Sở TT-TT TP.HCM cũng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Phương Hằng [vợ ông Huỳnh Uy Dũng, tức Dũng “lò vôi” - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đại Nam, tỉnh Bình Dương] với số tiền 7,5 triệu đồng vì đã cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của UBND tỉnh Bình Thuận và danh dự của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận trên MXH.

Hiện nay, pháp luật đã quy định rõ chế tài xử lý đối với những phát ngôn, thông tin sai sự thật trên MXH. Cụ thể như tại Khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử nêu rõ những hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ MXH sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng, bao gồm các hành vi sau: cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội; cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc…

Mặt khác, Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 2-7 năm.

Như vậy, pháp luật đã quy định rất rõ hình thức xử lý đối với các hành vi lợi dụng MXH để phát ngôn bừa bãi, vu khống, bịa đặt, sai sự thật. Để người dân ý thức hơn nữa trách nhiệm của mình khi tham gia MXH, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền các quy định pháp luật liên quan, các ngành chức năng cũng cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để giáo dục, răn đe. Có như vậy, mọi người mới nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia MXH; loại bỏ được suy nghĩ, tài khoản MXH là của cá nhân nên muốn nói gì thì nói, bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật. Đã đến lúc “bệnh” loạn ngôn này cần được nghiêm trị.

Đặng Ngọc

Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách có thể khiến chủ thể đó bị xử lý vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Vì vậy, việc một chủ thể nào đó đưa thông tin sai sự thật hay những lời bình luận ác ý, thiếu khách quan trên mạng xã hội sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Đã có không ít trường hợp nhiều học sinh ở trên trường thì làm trò ngoan nhưng ở trên mạng thì lại hóa “anh hùng bàn phím”, lên mạng chửi nhau, thách thức dẫn đến hậu quả học sinh đó phải bỏ học rồi tự tử, còn cha mẹ suy sụp tinh thần, không dám bước chân ra khỏi nhà chỉ vì những bức ảnh, những lời quy kết, chửi bới, lăng nhục trên mạng xã hội xuất phát từ những thông tin ban đầu thiếu căn cứ.

Do đó, việc sử dụng mạng xã hội vào mục đích xấu rất đáng bị lên án. Bất kỳ ai có hành vi lên các diễn đàn nói xấu cá nhân, cơ quan, tổ chức mà không đúng sự thật, có tính chất bịa đặt hoặc vu khống gây thiệt hai đến uy tín, danh dự cá nhân, cơ quan, tổ chức đó thì tùy vào mức độ cá nhân đó có thể bị xử lý vi phạm hành chính hay thậm trí là truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Về xử phạt hành chính:

Căn cứ tại Khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin quy định, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

* Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Trường hợp hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đối tượng thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Làm nhục người khác [Điều 155] hoặc Tội vu khống [Điều 156] theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Có thể nói Tội làm nhục người khác và Tội vu khống đều là tội xâm phạm đến khách thể là nhân phẩm, danh dự con người và được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống nhau thì Tội làm nhục người khác và Tội vu khống cũng có các đặc điểm khác nhau. Dưới đây là bảng phân tích để phân biệt hai loại tội phạm này.

Tiêu chí

Tội làm nhục người khác

Tội vu khống

Mặt khách quan

Căn cứ tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì Tội làm nhục người khác được thực hiện bằng hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

  • Các hành vi có thể bằng lời nói hoặc hành động với lỗi cố ý trực tiếp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông,… nhằm mục đích hạ thấp nhân cách, danh dự, nhân phẩm của người khác mà đặc trưng của hành vi thường diễn ra trực tiếp và công khai trước nhiều người.
  • Ngoài ra, để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Mà mục đích hường đến là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì Tội vu khống người khác là tội được thực hiện bằng hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Bằng các hành vi:

  • Tạo ra những thông tin không đúng sự thật và loan truyền các thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin không đúng sự thật.
  • Tuy không tự đưa ra các thông tin không đúng sự thật nhưng có hành vi loan truyền thông tin sai do người khác tạo ra mặc dù biết rõ đó là những thông tin sai sự thật.

Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị hạ thấp danh dự, nhân phẩm.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Như vậy, cả hai tội đều xâm phạm đến khách thể là nhân phẩm, danh dự con người được thực hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp; chủ thể của hai tội đều là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định chung.

Tuy nhiên, Tội làm nhục người khác và Tội vu khống khác nhau ở hành vi trong yếu tố khách quan. Tội làm nhục người khác thể hiện ở hành vi dung lời nói, cử chỉ lăng mạ, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự con người; còn Tội vu khống thể hiện ở hành vi phao tin bịa đặt, loan truyền tin biết rõ là bịa đặt để làm giảm uy tín, gây thiệt hại cho nhân phẩm, danh dự con người hoặc tung tin đồn thất thiệt về tội phạm, tố cáo người khác phạm tội bằng tin bịa đặt.

Trên đây là những tư vấn của Tư vấn Như Ý về vấn đề này, rất mong bài viết sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thuế - kế toán và giấy phép hoạt động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:

        Facebook: www.facebook.com/nhuylawfirm

        Hotline: [028] 2202.89.89 hoặc 0914.39.47.96

        Email: 

     

 Tác giả bài viết: Hoa Lư

Video liên quan

Chủ Đề