Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

[1]

40 năm Đại học Văn hoá Hà Nội –



Khắc phục khó khăn, đổi mới tồn diện, vững bước đi lên.


[Tạp chí Đại học và Trung học chuyên nghiệp, số 3-1999]



PGS.PTS. NGƯT. ĐOÀN PHAN TÂN Phó hiệu trưởng trường Đại học văn hố Hà nội


Bốn mươi năm trước, sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, mùa xuân năm 1959, theo quyết định của Bộ Văn hoá, trường Cán bộ văn hoá - tiền thân của trường Đại học Văn hoá Hà nội ngày nay - được thành lập. Sự ra đời của nhà trường giữa lúc đất nước cịn mn vàn khó khăn sau chiến tranh đã nói lên sự quan tâm của Đảng đối với nhu cầu cấp bách của việc đào tạo cán bộ văn hoá lúc bấy giờ.


Bốn mươi năm, đối với lịch sử chưa phải là thời gian dài, nhưng với nhà trường đã là một chặng đường phấn đấu khơng ít gian nan để tạo nên một sự nghiệp. Từ những lớp bồi dưỡng cán bộ văn hoá đầu tiên, với cơ sở lớp học là những nhà tranh vách đất, và một đội ngũ giảng viên chưă đầy 30 người, trải qua 40 năm xây dựng, trường đã trở thành trường Đại học Văn hoá Hà nội, với cơ sở vật chất khang trang, với gần 200 cán bộ giảng viên, trên 1800 sinh viên hệ chính quy, và đã góp phần đào tạo và cung cấp gần 10 nghìn cán bộ có trình độ trung cấp, đại học, trên đại học cho sự nghiệp phát triển văn hoá của đất nước.


Nhớ lại 40 năm trước, vượt qua khó khăn của những ngày đầu xây dựng, từ những lớp bồi dưỡng cán bộ văn hoá đầu tiên, bước vào năm 1960, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước, trường đã định hình phương hướng, mở ra các ngành đào tạo về nghiệp vụ văn hoá như Văn hoá quần chúng, Thư viện, Bảo tồn - bảo tàng, Phát hành sách, và trường được đổi tên thành trường Lý luận nghiệp vụ Văn hoá, vào tháng 8 -1960. Riêng khoa Thư viện, với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên xơ, đã có lớp đại học thư viện đầu tiên từ năm 1961.



Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, dù hai lần trường phải sơ tán tán lên Băc Giang [1965-1969], Vĩnh Phú [1971-1973], sự nghiệp đào tạo của nhà trường vẫn được duy trì. Sinh viên vẫn lớp lớp ra trường để đi vào cuộc sống phục vụ xã hội. Thực hiện phong trào "Ba sẵn sàng", nhiều cán bộ sinh viên nhà trường đã hăng hái lên đường nhập ngũ, tham gia chi viện cho cho tiền tuyến lớn miền Nam và có người đã hy sinh cho sự nghệp chống Mỹ cứu nước, như liệt sĩ Hà Son [SV trung cấp bảo tàng khoá 3], Nguyễn văn Song [SV trung cấp Thư viện khoá 6].

[2]

Sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh đặt ra những nhiệm vụ mới, địi hỏi một đội ngũ đơng đảo các cán bộ văn hố có trình độ lý luận và nghiệp vụ chuyên môn cao hơn trước. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hố - Thơng tin, ngay từ năm 1976, nhà trường tập trung sức chuẩn bị mọi điều kiện, đặc biệt là về chương trình và đội ngũ giảng viên, để nhanh chóng tổ chức đào tạo cán bộ nghiệp vụ văn hố ở trình độ đại học. Và sau hai năm khẩn trương chuẩn bị, năm học 1977-1978, cùng với đại học thư viện, các lớp đại học đầu tiên về các ngành bảo tàng, văn hoá quần chúng và phát hành sách được chiêu sinh. Như vậy là sau 18 năm đào tạo đào tạo trung cấp, lần đầu tiên trường mở ra hệ đào tạo đại học cho tất cả các ngành học của trường. Việc đào tạo cán bộ trung cấp được chuyển giao về cho các địa phương. Lúc này trường đã mang tên trường Cao đẳng nghiệp vụ Văn hoá [9/1977]. Đầu những năm 80, những lớp sinh viên đại học đàu tiên thuộc các ngành văn hoá quần chúng, bảo tồn - bảo tàng, phát hành sách ra trường, đã đi vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ cho sự nghiệp phát triển văn hoá của đất nước trong thời kỳ mới.


Thời kỳ này, không thể khơng nhắc một sự kiện có ý nghĩa là việc thành lập Khoa Viết văn - tiền thân của trường Viết văn Nguyễn Du sau này. Khoa có nhiệm vụ tổ chức các lớp học bồi dưỡng cho các nhà văn trẻ. Việc ra đời khoa Viết văn đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của việc bổ túc, nâng cao kiến thức cho các nhà văn trẻ, nhất là lớp các nhà văn trưởng thành qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Các nhà văn như Hữu Thỉnh, Chu Lai, Khuất quang Thuỵ, ... đều được về bồi dưỡng, bổ túc kiến thức qua những lớp này.


Sau 5 năm đào tạo đại học với tên gọi trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hố, trường đã có bước trưởng thành về mọi mặt: về nội dung chương trình, giáo trình, và nhất là về trình độ chun mơn của đội ngũ giảng viên. Tháng 9 -1982, theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, trường được đổi tên thành trường Đại học Văn hố Hà nội. Đó là sự ghi nhận của Đảng, nhà nước và của xã hội đối sự trưởng thành của nhà trường sau 23 năm xây dựng. Đó cũng là nguồn động viên lớn đối với toàn thể cán bộ giảng viên nhà trường. Sự kiện trên đây thực sự là bước ngặt, tạo nên thế và lực mới cho nhà trường, nhưng đồng thời cũng dặt ra cho nhà trường những nhiệm vụ mới cao hơn, nặng nề hơn, nhất là từ sau nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới. Một lần nữa nhà trường phải nghiêm túc xem xét lại tồn bộ chương trình và mục tiêu đào tạo, sao cho đáp ứng được với yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra. Mục tiêu đào tạo của nhà trường giờ đây không chỉ cịn bó hẹp trong ngành văn hố, mà phải hướng tới hiệu quả xã hội, đáp ứng được với nhu cầu của xã hội. Nhà trường phải đầu tư theo chiều sâu, sắp xếp lại đội ngũ, bổ sung thêm giảng viên, xây dựng phong cách làm việc của một trường đại học, đẩy mạnh biên soạn giáo trình và nghiên cứu khoa học, mở rộng giao lưu hợp tác trong nghiên cứu giảng dạy, để tạo nên một bước chuyển biến về quy mô và chất lượng đào tạo. Đó khơng thể là một cơng việc dễ dàng, trong khi đất nước đang trải qua những khó khăn nhiều mặt về kinh tế và xã hội của thời kỳ cuối những năm 80. Với khẩu hiệu "no một chút", " giỏi một chút", đẹp một chút" nhà tường từng bước, từng bước ổn định công tác đào tạo, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm và chăm lo đời sống cán bộ giảng viên, tạo cơ sở cho sự phát triển sau này.

[3]

trung trí tuệ của tất cả các giảng viên, huy động sự giúp đỡ của các nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành để xác lập lại mục tiêu đào tạo, đổi mới nội dung chương trình theo hướng chất lượng, hiệu quả, hồ nhập được với trình độ đào tạo chung của thế giới và khu vục theo tinh thần cải cách giáo dục.


Tất cả các ngành đào tạo truyền thống của trường từ Thư viện, Phát hành sách, Bảo tồn - bảo tàng đến Văn hố quần chúng đều xốc lại chương trình đào tạo. Khoa Thư viện đã đổi mới toàn diện chương trình cho phù hợp với xu thế phát triển của thư viện dưới tác động của công nghệ thông tin hiện đại, và trở thành khoa Thông tin - Thư viện. Khoa Phát hành sách xây dựng chương trình đào tạo cán bộ kinh doanh xuất bản phẩm, đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành dưới tác đơng của nền kinh tế thị trường. Khoa Văn hố quần chúng xác định mục tiêu đào tạo theo 4 phân ban: âm nhạc, sân khấu, phương pháp và quản lý văn hố. Khoa Bảo tàng dù ít biến động cũng hồn chỉnh và cập nhật chương trình đã có. Các chương trình mới đã được biên soạn, triển khai và tiếp tục hoàn thiện qua từng năm học, đánh dấu một bước tiến mới trong việc đổi mới nội dung chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.


Song song với việc đổi mới chương trình đào tạo các ngành truyền thống, trước yêu cầu của xã hội, từ năm học 1992 nhà trường đã mở thêm một số ngành đào tạo mới, như: Văn hố du lịch, Thơng tin- cổ động - quảng cáo, Quản lý văn hoá các dân tộc. Sự ra đời của khoa Văn hố dân tộc đã thể chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với việc giữ gìn và phát huy nền văn hố truyền thống của các dân tộc thiểu số anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.


Thực hiện đa dạng hố các loại hình đào tạo, ngồi hệ chính quy nhà trường đã tiếp tục mở rộng đào tạo tại chức, và đặc biệt đã mở ra hệ đào tạo sau đại học. Thực tiễn đã chứng minh rằng các hình thức đào tạo này đã đáp ứng được với yêu cầu rất lớn của xã hội và do đó quy mơ đào tạo của nhà trường ngày càng được mở rộng. Hệ đào tạo tại chức đã mở rộng ra 32 tỉnh trên 61 tỉnh thành trong cả nước, với quy mô ngày càng phát triển qua từng năm học. Tổng số sinh viên đào tạo của nhà trường hiện nay lên đến gần 3600 người, trong đó non nửa là sinh viên tại chức.


Hệ đào tao sau đại học mới mở ra từ năm 1991, với hai ngành Thông tin - thư viện và Văn hố học, đã đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của hàng nghìn cán bộ thư viện và cán bộ văn hoá do nhà trường đã đào tạo trước đây. Cho đến nay hệ đã đào tạo đước 168 thạc sĩ thuộc hai ngành thông tin - thư viên và văn hoá học. Việc mở ra hệ đào tạo sau đại học đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phấn đấu nâng cấp đào tạo của nhà trường.


Ngồi ra các khoa nghiệp vụ cịn tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng ngắn hạn như: bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hoá cơ sở, giám định cổ vật, quản lý kinh doanh xuất bản phẩm, tự động hoá hoạt động vụ thông tin-thư viện v.v.. .Các lớp này phần lớn được kết hợp với các sở văn hoá địa phương nên đã thu hút đông đảo học viên tham gia, đáp ứng được u cầu bơì dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ văn hóa ở các cơ sở.

[4]

hình thành và phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhất, cũng là nỗ lực cao nhất của nhà trường. Từ chỗ ban đầu chỉ có gần 30 giảng viên, phần lớn là giảng viên chính trị, mới tốt nghiệp trường Đảng cao cấp về, ngày nay trường đã có một đội ngũ gần 120 giảng viên, thuộc gần 30 bộ môn khoa học cơ bản và khoa học chun ngành, với trình độ ngày càng nâng cao, có thể đảm nhiệm được chương trình đào tạo đa dạng, mang tính đặc thù của trường. Có thể nói sự nỗ lực tự học tập vươn lên của đội ngũ giảng viên, với tất cả nhiệt tình và lịng u nghề, để có thể đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của đào tạo là vô cùng to lớn. Chỉ tính từ năm 1990 đến nay, đã có 11 giảng viên bảo vệ thành công luận án PTS, 27 giảng viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, đưa tổng số giảng viên có trình độ trên đại học lên tới gần 40 %, trong đó co 1 GS, 3 PGS. 4 giảng viên nhà trường đã được nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.


Ngồi giảng dạy, các giảng viên cịn biên soạn giáo trình, hăng hái tham gia nghiên cứu khoa học, với nhiều cơng trình có giá trị phục vụ cho công tác giảng dạy và phục vụ cho sự phát triển lý luận và thực tiễn của ngành. Nhiều hội nghị khoa học có ý nghĩa quốc gia, như: 50 năm đề cương văn hoá Việt nam, Nho giáo và văn hoá Việt nam, Trường Chinh - Nhà văn hoá, nhà tư tưởng, Phát huy bản sắc văn hố Việt nam trong bối cảnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, v.v...của trường đã được tổ chức chu đáo và được dư luận xã hội đánh giá cao.


Cùng với việc tổ chức công tác nghiên cứu khoa học trong cán bộ giảng viên, nhà
trường còn quan tâm đến thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Từ mấy năm nay phong trào NCKH của sinh viên phát triển mạnh mẽ và đi vào nề nếp. Các Hội nghị khoa học sinh viên cấp khoa, cấp trường được tổ chức đều đặn hàng năm. Năm nào trường cũng có những cơng trình NCKH của sinh viên được trao giải thưởng " SV nghiên cứu khoa học" của ngành đại học. Và với thành tích đó, hai năm liền trường ĐHVH được Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen là đơn vị "đạt thành tích cao trong phong trào Sinh viên nghiên cứu khoa học".


Tất cả những hoạt đơng trên đây đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín xã hội của nhà trường, tạo điều kiẹn cho trường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Trong hợp tác quốc tế, trường Đại học văn hoá Hà nọi đã từng có quan hệ với Đại họcvăn hố mang tên Krúpcaia ở Leningrad [thuộc Liên xô cũ], các trường nghệ thuật ở Lào, giúp đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho các nước bạn Lào và Campuchia. Hiện nay trường đang có sự hợp tác về dào tạo với một số trường đại học ở úc và Thái lan.

[5]

Bốn mươi năm qua, trương Đại học văn hoá Hà nội đã đào tạo và cung cấp cho xã hội 9984 cán bộ, trong đó có 1500 cán bộ quản lý, 3499 sinh viên đại học chính quy, 2290 sinh viên tại chức, 520 học viên chuyên tu, và 168 thạc sĩ. Ngày nay đi đến đâu trên mọi miền tổ quốc, từ biên giới đến hải đáo, từ các tỉnh miền núi phía bắc, đến các tỉnh đồng băng sông Cửu long, từ các tỉnh ven biển mièn trung, đến Tây nguyên ta đều gập các sinh viên do trường đào tạo. Nhiều người trong số họ đã trở thành cán bộ chủ chốt của các thư viện, các nhà bảo tàng, nhà văn hố, các cơng ty phát hành sách báo, các cơ quan quan lý văn hoá, các Hội văn học nghệ thuật ở các tỉnh, thành phố và cả trong các đơn vị quân đội.


Ghi nhận những thành tích đã đạt được trong 40 năm qua, truờng đã được nhà nước trao tăng nhiều bằng khen và ba huân chương lao động: huân chương lao động hạng ba [1984], huân chương lao động hạng hai [1989], huân chương lao động hạng nhất [1994].



Mỗi bước trưởng thành của trường Đại học văn hoá Hà nội trong 40 năm qua đều gắn liền với từng bước đi của cách mạng cả nước. Trong mỗi bước trưởng thành của mình, trường ln được sự quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ của các cơ quan Đảng và Chính phủ, của Bộ Văn hố - Thông tin, Bộ giáo dục đào tạo, của các cơ quan văn hoá tư tưởng trung ương và thành hố Hà nội. Trường cũng luôn được sự giúp đỡ, hợp tác của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn thuộc các cơ quan ngành, các viện nghiên cứu, các trường đại học bạn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.


Vinh dự lớn đối với nhà trường là vào một ngày đầu mùa thu năm 1960, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, trường đã được đón Bác Hồ về thăm. Những điều căn dặn của Người, cùng với những văn kiện của Trung ương về văn hố nghệ thuật ln là định hướng cho mục tiêu phấn đấu của trường.


Nhìn lại chặng đường 40 năm qua, tuy cịn nhiều việc chưa làm được, có chỗ cịn có hạn chế thiếu sót, nhưng nhà trường đã biết vượt qua khó khăn, đứng vững trước thử thách, từng bước đưa nhà trường phát triển để có vị trí xứng đáng trong hệ thống các trường đại học của cả nước, thực hiện sứ mạng vinh quang trồng người. Đó là chặng đường rất đáng tự hào của các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. Trên bước đường sắp tới, sự nghiệp đào tạo đang đặt ra cho nhà trường những nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang. Phát huy những thành tựu đã đạt được, dưới ánh sáng của nghị quyết Trung ương 2 về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, nghị quyết trung ương 5 về văn hoá nghệ thuật, bằng những chủ chương và biện pháp đồng bộ, trường Đại học văn hoá Hà nội đang phấn đấu để trở thành trung tâm đào tạo cán bộ văn hoá và nghiên cứu khoa học có chất lượng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đát nước và xây dựng nền văn hoá Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Video liên quan

Chủ Đề