Phường man thai son tra da nang nay là gì năm 2024

Đường đi: Chợ chiều hải sản Mân Thái thuộc phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Tp.Đà Nẵng - đi đường ven biển Hoàng Sa giao với Hồ Ngọc Lãm rẽ vào 300m là tới, ô tô và xe máy đều dễ dàng đi tới.

Chợ chiều hải sản Mân Thái, Sơn Trà, Đà Nẵng (hay còn gọi là Chợ chiều Đà Nẵng) từ lâu đã nổi tiếng khắp Đà Nẵng vì nơi đây là nơi tập trung hải sản tươi sống để phục vụ các nhà hàng, quán nhậu hải sản khu vực Sơn Trà, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn mua về để bán nên hải sản vô cùng phong phú, tươi ngon và giá rất rẻ.

Chợ mở cửa cả ngày nhưng đông đúc và tấp nập nhất có lẽ là từ 2h chiều trở đi đến 6h chiều, chợ bán các mặt hàng đủ các loại cá biển, mực, ốc, tôm cua, cả tôm hùm tươi sống với giá chỉ 800k/ kg tôm hùm baby loại 2-3 con/kg còn sống nhảy đành đạch.

Phường man thai son tra da nang nay là gì năm 2024

Chợ chiều Mân Thái, Sơn Trà, Đà Nẵng dường như bán không thiếu loại hải sản tươi sống nào tại Đà Nẵng

Phường man thai son tra da nang nay là gì năm 2024

Chợ lúc nào cũng đông đúc khách hàng, đặc biệt là từ 2h - 5h chiều

Phường man thai son tra da nang nay là gì năm 2024

Một quầy hàng tại chợ Chiều Mân Thái, Đà Nẵng

Review giá một số loại hải sản tươi sống tại chợ chiều Mân Thái:

- Tôm tít loại trung có giá tầm 120 - 140k/ kg tươi sống còn bơi.

- Tồm hùm xanh loại 2-3 con/ kg có giá 700-800k/ kg, loại sống còn nhảy đành đạch.

- Ốc hương: loại nhỏ 120k/ kg, loại trung 230k/kg, loại to bự 400-450k/kg (vào nhà hàng là tầm 1-1,3 tr/ kg trở lên).

- Ghẹ nhỏ: 120k/kg, ghẹ vừa 220k/ kg

- Và nhiều lại cá sơn, cá giò, cá tắt kè, chìa voi, cua, mực giá rất thấp hơn so với nhà hàng từ 1 nửa giá trở lên.

(*) Đây là ngôi chợ cho các nhà hàng, quán nhậu mua về bán lại nên giá rẻ hơn nhà hàng là điều hiển nhiên. Mọi người cũng không nên so sánh với giá nhà hàng làm gì, vì vào nhà hàng chúng ta được phục vụ, hải sản không ngon bị ốp có thể phàn nàn và thậm chí yêu cầu đổi lại, nói chung là được chế biến và phục vụ tận răng, còn vào chợ thì phải dựa vào khả năng lựa chọn của mỗi người, không khéo mua phải đồ ương về ăn không ra gì, tốn tiền. Hơn nữa, các vựa hải sản luôn dành những hải sản ngon nhất bỏ cho các nhà hàng vì là mối ruột và mua thường xuyên với lại giá có thể cao hơn nên ra chợ không phải ai cũng có thể lựa chọn được những loại hải sản ngon như nhà hàng. Và ngược lại không phải nhà hàng nào cũng mua hải sản về và bán hết ngay có khi để vài ngày bị ốp thịt hay như trữ đông nhiều ngày cũng không ngon. Nên dù ra chợ hay vào nhà hàng thì đều phải dựa vào sự lựa chọn và kinh nghiệm của mỗi người. Nếu khó quá thì cứ vào VivuPro.com xem review các bạn nhé!

Xem thêm:

\>> Top 10 Chợ Hải Sản Đà Nẵng tươi ngon, giá rẻ, đông đúc

\>> Top Nhà hàng Hải sản Đà Nẵng tốt nhất

\>> Top 20 Nhà hàng, Quán ngon Đà Nẵng, nổi tiếng, đông khách

Phường man thai son tra da nang nay là gì năm 2024

Tôm tít tươi sống khá to và chắc thịt chỉ có giá từ 120-140k/ kg

Phường man thai son tra da nang nay là gì năm 2024

Một vài mặt hàng cá tại chợ Chiều tươi ngon

Phường man thai son tra da nang nay là gì năm 2024

Ốc Hương có giá từ 130 - 230k đối với loại vừa và to vừa, có loại siêu to 450k/ kg mà nhà hàng hay bán 1tr/ kg

Phường man thai son tra da nang nay là gì năm 2024

Quầy rau để sẵn sàng mua về chế biến lên món ăn ngon

Phường man thai son tra da nang nay là gì năm 2024

Chợ chiều Mân Thái ngày góc ngã tư Hồ Ngọc Lãm và Lê Tấn Trung, đường ven biển Hoàng Sa rẽ vào tầm 500m là tới

Thành phố Đà Nẵng hiện có hai làng cùng mang tên Cổ Mân, một thuộc phường Mân Thái, quận Sơn Trà, một thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. Cổ Mân - Mân Thái là “làng mẹ”, hiện bảo lưu nhiều gia phả của các dòng họ. Đặc biệt, nơi đây còn giữ được nhiều tư liệu liên quan đến lịch sử - văn hóa của làng dưới thời nhà Nguyễn, nhất là giai đoạn Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp.

Phường man thai son tra da nang nay là gì năm 2024
Đình Cổ Mân vừa được xây mới trên đường Cổ Mân 5, phường Mân Thái, quận Sơn Trà. Ảnh: V.P.Q

Đình làng và miếu Âm linh

Theo gia phả tộc Phạm, tổ tiên của tộc Phạm đã rời xã Cổ Mân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương vào vùng đất phía hữu ngạn sông Hàn này khai canh, khai cư từ năm Cảnh Trị thứ ba (Lê Huyền Tông - 1665); xong đâu đấy, đặt tên làng nơi sinh sống theo tên làng cũ để lưu nỗi nhớ cố hương. Về sau, làng có một chi tách ra, vào lập nghiệp tại vùng đất Hòa Xuân nhưng vẫn lấy tên gốc là Cổ Mân.

Theo gia phả tộc Phan, vào thời chúa Nguyễn, một chi tộc Phan ở xã Đà Sơn, huyện Hòa Vang (nay là phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) đã phân nhánh sang lập nghiệp tại đất Trà Sơn Úc (Vũng Thùng), cùng với họ Phạm thành lập làng Cổ Mân.

Một trong những hậu duệ của tộc Phan Cổ Mân là ông Phan Văn Kỉnh, 70 tuổi, từng nghe cha mình là trưởng ban khánh tiết lo việc lễ lạt ở đình kể nhiều chuyện xưa về làng. Theo đó, ban đầu đình Cổ Mân được lập bằng tranh tre nứa lá ở khu đất có tên là Vườn Đình, nay thuộc tổ 34 Mân Lập. Về sau, do có con nước từ đỉnh Sơn Trà chảy dọc theo đồng ruộng Cổ Mân xuống Vũng Đầm rồi theo khe Mương Lở đổ ra sông Nại Hiên, tạo nên thế phong thủy không tốt sao đó nên các cụ xưa đã bàn nhau dời đình về phía Nam khoảng 300m, gần vị trí đình hiện nay.

Đình tọa lạc ở địa điểm mới này ít nhất cũng phải trên trăm năm, tuy không thấy sổ sách ghi chép lại nhưng các cụ áng chừng dựa vào những cây cổ thụ rợp bóng trong khuôn viên đình. Phía Nam có cây bún (có thịt rất mềm), phía Bắc có cây nhãn, phía Tây có cây mù u. Đặc biệt, phía Đông Nam có cây sộp vươn những chùm rễ che gần hết một góc đình. Dân gian to nhỏ với nhau rằng trong hốc cây sộp này có cặp rắn mái gầm tu lâu ngày đã thành “tinh”, ai xớ rớ đi ngang qua đó là bị cắn chết. Sau này, mọi người mới vỡ lẽ là do yêu cầu công tác bảo vệ cán bộ trong kháng chiến chống Pháp nên phải đưa ra tin đồn như thế.

Bên cạnh đình, các cụ cho lập ngôi miếu Âm linh để có nơi hương khói cho các vong linh chiến sĩ vô danh, những người không nơi nương tựa. Cuộc chiến không cân sức giữa quân dân Đà Nẵng và liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào đầu tháng 9 năm 1858 đã làm cho quân xâm lược bỏ lại gần một nghìn ngôi mộ mà dân gian quen gọi là khu Mả Tây trên bán đảo Sơn Trà.

Bên ta, di hài những anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân sau đó đã được quy tập vào hai Nghĩa trủng Hòa Vang và Phước Ninh. Thế nhưng, ông Nguyễn Văn Khải, trưởng ban Khánh tiết kiêm phó trưởng ban Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa đình Cổ Mân, cho biết ở tiền đồn Cổ Mân này cũng đã có 158 nghĩa sĩ không rõ tên tuổi ngã xuống, được dân làng quy tập vào một nơi gọi là khu mộ chiến sĩ trận vong và thờ trong miếu Âm linh này. Khi triển khai dự án công trình Bạch Đằng Đông, các ngôi mộ này đã được dời lên nghĩa trang Sơn Gà, xã Hòa Khương.

Quốc pháp trị tội

Chiến tranh và thiên tai đã làm mất mát, hư hỏng nhiều tư liệu liên quan đến lịch sử - văn hóa của làng Cổ Mân dưới thời Nhà Nguyễn, nhất là giai đoạn Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp. Thời kháng Pháp, ông Thủ Sáu (giữ chức thủ sắc) mang sắc phong, châu bộ làng Cổ Mân xuống gửi nhờ dưới hầm bí mật nhà ông thủ sắc đình Phước Trường (gần cây me Phước Trường nổi tiếng, nay thuộc phường Phước Mỹ). Giặc đốt phá, tất cả đều bị thiêu rụi.

Cũng may, ông Phan Văn Cư, phó trưởng ban Khánh tiết, còn giữ được một bản châu bộ do ông cố mình để lại. Đặc biệt, còn giữ được tờ trát của Học chính Quan phòng tỉnh Quảng Nam lệnh cho Tú tài Đỗ Văn Tư (người xã An Hải) điều tra về núi Sơn Trà, đầm An Hải, vũng Trà Sơn, xã Cổ Mân và cảng Cổ Mân với tinh thần “tra cứu, khảo sát lại các chi tiết thừa, thiếu, sai lầm hoặc bổ sung, nhất là về địa giới hành chính, phân hiệp qua các thời đại”.

Trong các văn bản cổ xưa, có 3 văn bằng cấp cho những người nhậm chức mới. Bản thứ nhất lập vào ngày 27 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ hai (1886), do Tuần phủ Nam Nghĩa (Quảng Nam và Quảng Ngãi) cấp bằng Thông lại huyện Hòa Vang cho ông Trương Hữu Thường, người xã Cổ Mân, tổng An Lưu Hạ, huyện Diên Phước, thay Thông lại cũ là Đặng Bằng bị bệnh, không thể kham nổi công vụ nên đã có đơn xin nghỉ việc. Bản thứ hai lập ngày 20-10 năm Thành Thái thứ mười một (1899), do hào lý cùng người dân Cổ Mân (lúc này thuộc nhượng địa Pháp) tiến cử Trùm trưởng Trương Văn Chương làm Lý trưởng thay cho Lý trưởng Phan Văn Học xin thôi giữ chức. Bản thứ ba lập ngày mồng 9 tháng 2 năm Bảo Đại thứ tư (1929), do Chánh Đốc lý tòa Đà Nẵng cấp bằng Lý trưởng xã Cổ Mân cho ông Trương Văn Khai, thay thế Lý trưởng Phan Văn Bách bị bệnh, có đơn xin thoái việc.

Điều đáng chú ý là cả ba văn bằng này đều có kết một câu: Nếu làm việc không siêng năng, cần mẫn thì sẽ có quốc pháp trị tội. “Quốc pháp trị tội” là điều răn đe đầy uy lực để từ quan chí dân đều phải khép mình trong phép nhà luật nước. Trong lễ đón Bằng xếp hạng di tích Lịch sử - văn hóa cấp thành phố đình Cổ Mân hôm tháng 7 năm ngoái, cụ Hội chủ Phan Văn Tương đã nhắc lại câu đối xưa còn lưu ở đình “Chánh khí lưu hành kim việt Cổ/ Văn phong thạnh phát thống chi Mân” (giữ được chánh khí lưu hành trong làng thì nay có thể vượt qua xưa, bồi đắp nền văn phong để kế thừa truyền thống tổ tiên) rồi bảo: Chính nhờ biết giữ phép nhà luật nước mà người dân Cổ Mân nay đã kế thừa được truyền thống tổ tiên, vượt xưa về mọi mặt.