Phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải năm 2024

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm soát và hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Các phương pháp xử lý nước thải này dùng để thu hồi các chất ô nhiễm, khử mùi, khử màu,… làm sạch nguồn nước thải. Hãy cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về các phương pháp xử lý này nhé.

Phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải năm 2024

1. Một số phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải

Tùy vào tính chất, đặc điểm của mỗi nguồn thải mà các đơn vị xử lý sẽ ứng dụng các phương pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp hóa lý phổ biến trong xử lý nước thải:

1.1. Phương pháp hóa lý keo tụ - tạo bông

Trong nước thải, các chất rắn lơ lửng có kích thước từ 0,1 – 10 mm, tồn tại trong trạng thái lơ lửng không lắng cũng không nổi nên rất khó để tiến hành xử lý. Khi cho các chất keo tụ vào nước thải sẽ giúp khử mùi, khử màu, khử cặn lơ lửng và các sinh vật tồn tại trong nước thải.

Đây là phương pháp tiếp xúc giữa các hạt có xu hướng hút nhau nhờ lục hút Vaander Waal và va chạm nhau bởi chuyển động Brown làm xáo trộn dòng nước.

Quá trình keo tụ: tính bền từ các hạt keo khi trung hòa điện tích. Vì thế để hủy tính bền hóa của các hạt keo này nhờ lực đẩy tĩnh điện.

Quá trình tạo bông: các hạt keo có xu hướng tiếp xúc, va chạm và liên kết với nhau hình thành nên những bông cặn có kích thước lớn hơn dễ dàng lắng xuống.

.jpg)

Các chất keo tụ thường được sử dụng

Muối nhuôm Al2(SO4)3 được sử dụng rộng rãi do tính năng dễ sử dụng, hiệu quả cao, chi phí thấp.

Muối sắt FeCl3 có nhiều tính năng ưu việt hơn so với khi sử dụng muối nhuôm:

  • Hoạt động mạnh mẽ ở môi trường thấp;
  • Độ bền khá lớn;
  • Khử được mùi H2;
  • Có khoản pH rộng.

Chất trợ keo tụ

Với tính năng làm giảm thời gian keo tụ tạo bông, người ta thường cho thêm các chất keo tụ làm tăng quá trình lắng của các hạt bông cặn.

Các chất trợ keo được sử dụng thường xuyên: polyacrylamit (CH2CHCONH2)n, tinh bột, xenlullo, dextrin (C6H10O5)n , dioxit silic hoạt tính (xSiO2.yH2O),…

1.2. Phương pháp hóa lý trao đổi ion

Khái niệm: Trao đổi ion được dùng để tách các kim loại nặng như Cu, Zn, Hg, Pb, Cr, Ni, Cd, Mn,… ra khỏi nguồn nước thải. Bên cạnh đó, trao đổi ion còn là khái niệm bao gồm chuỗi phản ứng hóa học đổi chỗ nhau gồm các ion pha lỏng và ion pha rắn.

Ứng dụng của phương pháp trao đổi ion:

  • Xử lý nước thải xi mạ;
  • Xử lý nước thải sơn tĩnh điện;
  • Xử lý nước thải dệt nhuộm;
  • Xử lý nước thải công nghiệp.

Phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải năm 2024

2 phương pháp trao đổi ion cơ bản:

  • Trao đổi ion với lớp nhựa chuyển động (liên tục)
  • Trao đổi ion với lớp nhựa đứng yên (gián đoạn)

Ưu điểm:

  • Xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm trong nước thải
  • Các hạt nhựa ion thường có chi phí thấp, ít tiêu tốn năng lượng nên có thể tái sinh nhiều lần
  • An toàn và thân thiện với môi trường

1.3. Phương pháp trích ly

Xử lý nươc thải bằng phương pháp hóa lý bằng trích ly dùng để xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm 3 – 4 g/l, áp dụng khi làm sạch nước chứa kim loại nặng, dầu mỡ, phenol, axit hữu cơ,…

3 giai đoạn trong quá trình trích ly:

  • Giai đoạn 1: Hòa trộn chất trích ly với nước thải hình thành thêm 2 pha lỏng.
  • Giai đoạn 2: Tách biệt 2 pha lỏng.
  • Giai đoạn 3: Tái sinh chất trích ly.

1.4. Phương pháp tuyển nổi

Phương pháp tuyển nổi được sử dụng tách các chất không tan (dầu, mỡ) hoặc không thể tự lắng bằng cách sử dụng các chất hoạt động bề mặt hoặc các chất thấm ướt.

Bể tuyển nổi gồm 2 dạng, đạng đứng và dạng vuông.

Phân loại:

  • Tuyển nổi cơ học;
  • Tuyển nổi chân không;
  • Tuyển nổi áp lực.

.jpg)

Nguyên lý hoạt động:

Bơm áp lực có vai trò dẫn nước đi vào bồn khí tan. Tại đây, quá trình nén khí diễn ra dễ dàng hòa trộn nước và không khí với nhau. Nước dần dần được bão hòa chảy vào bể tuyển nổi đi qua van giảm áp suất, áp suất giảm đột ngột. Các hạt cặn dính bám vào dòng không khí hòa tan, quá trình này được gọi là tuyển nổi.

Ưu điểm:

  • Loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm trong nước thải, trong đó hiệu quả xử lý chất rắn lơ lửng lên đến 90 – 95%.
  • Tiết kiệm thời gian xử lý, tiết kiệm chi phí đầu tư
  • Giảm được dung tích trong bể tuyển nổi
  • Có thể kết hợp với nhiều hóa chất để làm tăng hiệu quả xử lý nước thải
  • Bùn thu có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau

1.5. Phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là phương pháp dùng than hoạt tính để tách các chất hữu cơ như phenol, alkybenzen-sulphonic acid, thuốc nhuộm, khử thủy ngân, tách các chất nhuộm khó phân hủy.

Quá trình hoạt động gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Tập hợp các chất cần hấp phụ.
  • Giai đoạn 2: Thực hiện quá trình hấp phụ.
  • Giai đoạn 3: Đưa các chất ô nhiễm tiếp xúc với các hạt hấp phụ (than hoạt tính).

Nguyên lý hoạt tính

Phương pháp hấp phụ sử dụng than hoạt tính là chính nhờ khả năng lọc và xử lý nước hiệu quả. Tuy nhiên, chất trợ lắng polyelectrolyte làm tăng khả năng xử lý. Than hoạt tính sau đó được tái sử dụng lại. Trong quá trình diễn ra có khoảng 5 – 10% hạt than hoạt tính bị phá hủy và thay thế bằng các hạt than mới hơn.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý giúp cân bằng nồng độ và loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm trong nước thải. Hợp Nhất - công ty xử lý nước thải bằng nhiều công nghệ mới, trang thiết bị - máy móc hiện đại và tiên tiến nhất đảm bảo xử lý nguồn nước luôn đạt chuẩn.

2. Công ty môi trường chuyên xử lý nước thải đat chuẩn

Công ty Môi trường Hợp Nhất là đơn vị đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành môi trường, chuyên xử lý các loại nước thải sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi, dệt nhuộm, y tế, nước thải các ngành sản xuất công nghiệp. Tùy vào đặc điểm của từng loại nước thải và yêu cầu chất lượng nước thải sau khi xử lý chúng tôi sẽ ứng dụng linh hoạt phương pháp xử lý nước thải cho phù hợp như xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý, công nghệ sinh học, hóa lý bậc cao, oxy hóa và khử, v.v...