Phương pháp kể chuyện trong môn lịch sử ở tiểu học

-->

Tải File Word Nhờ tải bản gốc

      Sau khi đi tìm hiểu về chương trình lịch sử cấp Tiểu học với nội dung các nhân vật lịch sử, chúng tôi có chỉ ra  :Trong chương trình SGK Lịch sử lớp 5, Dạng bài này có ở các bài: bài 1; bài 2; bài 5; bài 6.Ở dạng bài này, trong chương trình Tiểu học lớp 5 không giới thiệu tiểu sử của các nhân vật, mà thông qua những sự kiện cơ bản trong sự nghiêp của các nhân  vật để làm sáng tỏ lịch sử dân tộc. Như vậy, nhân vật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với sự kiện lịch sử. Giáo viên phải biết khai thác tốt các sự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của nhân vật. 

                

 Khi dạy những bài này giáo viên cần lưu ý một số điểm cơ bản sau: 

- Mỗi một bài đều có hình ảnh [ Tranh vẽ hoặc chân dung] nhân vật lịch sử để giúp học sinh biết những diện mạo cũng như hình thức bên ngoài của nhân vật. Giáo viên cần sử dụng và khai thác tốt những bức ảnh này để phục vụ nội dung bài học. 
- Khi trình bày về nhân vật, phải cho học sinh biết nhân vật lịch sử đó là người như thế nào? [Sinh ra khi nào? Ở đâu? làm gì? có đặc điểm, tính cách gì nổi bật...] 
- Phải mô tả và tường thuật [hay kể lại] những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan, công lao của các nhân vật đó đối với lịch sử 
- Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, giáo viên tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử. 

       Thông thường đối với dạng bài này giáo viên nên sử dụng các phương pháp như kể chuyện sắm vai ..... Ví dụ: Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” giáo viên có thể dùng nhiều phương pháp như:  - Phương pháp kể chuyện: Tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành : “ Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/05/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bố tên là Nguyễn Sinh Sắc và mẹ là Hoàng Thị Loan. Thuở nhỏ Nguyễn Tất Thành còn có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung. Lớn lên trong bối cảnh nước mất, phải sống trong cảnh tủi nhục. Nguyễn tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nổi thống khổ của nhân dân” - Phương pháp sắm vai: Ở cuộc gặp gỡ giữa Nguyến Tất Thành và anh Lê:  “ Anh Thành: - Anh Lê, anh có yêu nước không ?  Anh Lê: - [Ngạc nhiên] Tất nhiên là có chứ.  Anh Thành : - Anh có thể giữ bí mật được không?  Anh Lê : - Có !  Anh Thành: - Tôi muốn ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác.Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, nhất là những lúc ốm đau. Anh muốn đi với tôi không?  Anh Lê: - Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ? 

Anh Thành: - Đây, tiền đây – Anh Thành vừa giơ hai bàn tay ra vừa nói – Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ những việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với chúng tôi chứ ?

    Vậy ta thấy với các phương pháp như kể chuyện, sắm vai, diễn kịch sẽ giúp các em hứng thú hơn trong học môn lịch sử, đồng thời chính các em sẽ là người trực tiếp đón nhận kiên thức. Đối với các bậc phụ huynh chúng ta có thể đan xen các hình thức học này ở nhà để giúp trẻ tăng tình yêu với môn học và chủ dộng hơn trong học tập.Trên đây là một số phương pháp chúng tôi đưa ra nhằm phát triển tình tích cực của học sinh đối với môn học lịch sử nói chung và lịch sử lớp 5 dạng bài về nhân vật lịch sử nói riêng.

Cảm ơn quý phụ huynh cùng thầy cô đã đọc !

GIA SƯ TẤT ĐẠT

   Gia sư Tất Đạt là một trong những trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội  trong lĩnh vực tìm gia sư luyện thi tại nhà từ lớp 1-12 ở tất cả các bộ môn: TOÁN - VĂN - ANH - LÝ - HÓA - SINH - SỬ - ĐỊA...

Cam kết:

  • Học thử 2 buổi miễn phí để đảm bảo chất lượng gia sư.
  • Quý phú huynh và học sinh không phải trả bất kỳ khoản phí trung gian nào khi lựa chọn gia sư luyện thi tại trung tâm.
  • Đổi gia sư bất cứ lúc nào nếu học viên cảm thấy không phù hợp
  • Thời gian học do phụ huynh và học sinh lựa chọn.

► Với Chi phí > 120k [Với gia sư là SV], > 250k [Với Giáo Viên].

Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn về vấn đề học tập, hoặc tìm gia sư giáo viên dạy miễn phí tại nhà cho con vui lòng liên hệ hotline.

Hoặc đăng kí:  Tại Đây

GIA SƯ TẤT ĐẠT – DỊCH VỤ GIA SƯ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI

Hotline:  0962.681.347 

                093.171.2489

Website: giasutatdat.edu.vn

Facebook: Gia Sư Tất Đạt

Email: 

Hà Nội: Số 11, Ngách 238/1, Ngõ 238, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

TP.HCM: 45 đường số 20, phường 11, quận 6, TPHCM.

Coggle requires JavaScript to display documents.

    • PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA TRONG MÔN KHXH

          • Là cách dùng lời nói trình bày một cách sinh động , có hình ảnh và truyền tải đến người nghe về một nhân vật , một sự kiện lịch sử ...... để hình thành một biểu tượng , khái niệm với niềm tin sâu sắc .

          • Là một trong những phương pháp được sử dụng thường xuyên trong các môn học TN - XH , đặc biệt với phần Lịch sử vì kiến thức bài học được chuyển qua các câu chuyện .

          • Ở những lớp đầu tiểu học , HS chưa đọc , viết thông thạo nên lời nói là phương tiện truyền đạt kiến thức . Vì vậy , kể chuyện là phương pháp phổ biến .

          • Là pp hữu hiệu trong diễn đạt ý tưởng

          • Kể chuyện tạo nên một bức tranh sinh động về quá khứ , đó là những nhân vật nổi tiếng , những vùng đất xa lạ , những hiện tượng XH - TN ..... hình thành những biểu tượng và khái niệm sâu sắc . VD : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên , GV kể về tấm gương thiếu niên nhỏ tuổi Trần quốc Toản .....

          • Tạo niềm tin vào sự chân - thiện - mĩ , vào sự sáng tạo của con người trong việc cải tạo vô hạn của con người trong việc cải tạo thế giới tự nhiên .

          • Rèn cho HS tập diễn đạt câu chuyện theo ý tưởng và ngôn ngữ của mình , vì vậy góp phần phát triển ngôn ngữ cho HS .

            • Giáo viên trực tiếp kể chuyện , thông qua đó cung cấp thông tin bài học .

            • HS tham gia kể chuyện sau khi đã tìm hiểu bài học , đối thoại để hiểu tình tiết chủ yếu của bài học lịch sử hoặc đọc thêm tài liệu

            • Kế chuyện kết hợp với các phương tiện nghe , nhìn dưới dạng dẫn chuyện hoặc thuyết minh

            • Đối với các môn học khác , kể chuyện có thể thực hiện xen kẽ với nội dung khoa học khi học sinh đang tìm hiểu các chủ đề môn học .

            • Cho HS đọc trước sách giáo khoa dựa theo câu hỏi cho trước của giáo viên . Các câu hỏi đưa ra đòi hỏi phải tập hợp nhiều chi tiết trong câu chuyện mới trả lời được , những câu hỏi mang tính khái quát

            • Dàn dựng tranh ảnh theo trình tự diễn biến câu chuyện để học sinh nhớ và có khả năng kể lại .

        • Ví dụ minh hoạ : Bài 5 - Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo [ năm 938 ] [ Lịch sử lớp 4 ]

            • Học sinh ghi nhớ được diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng và kế đánh giặc của cha ông ta

            • Rèn luyện kĩ năng trình bày một sự kiện , hiện tượng lịch sử cho học sinh

            • Kể chuyện theo gợi ý bằng hệ thống câu hỏi

            • Phát triển và làm phong phú nội dung học tập

            • Học sinh được vận dụng các kiến thức lí thuyêt ào gải quyết ác bài tập thực tiễn. Vì vậy phương pháp này còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như quan sát, đo đạc ngoài thực địa

          • -Tạo điều kiện để học sinh hiểu rõ thực tế địa phương từ đó giúp các em thêm yêu quê hương đất nước

          • Điều tra là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vấn đề và sau đó dựa trên các thông tin thu nhập được tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát để rút ra kết luận, nêu ra các giải pháp hoặc kiến nghị

          • B1: Xác định mục đích nội dung và đối tượng điều tra

            • -Giáo viên phải định hướng cho học sinh về mục đích của việc điều tra hay nói cách khác phải tra lời câu hỏi ; khảo sát điều tra nhằm mục đích gì

            • -Nội dung điều tra phải đảm bảo gắn với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ học sinh, không làm mất quá nhiều thời gian của học sinh

            • -Đối tượng điều tra; môi trường TN-XH xung quanh, người dân địa phương, học sinh...

          • B2: Tổ chức cho học sinh điều tra

            • -Tùy theo mục đích, nội dung tính chất của việc điều tra mà có thể tổ chức cho học sinh tìm hiểu điều tra nhóm hoặc cá nhân, có thể thực hiện trước hoặc sau bài học

            • -Phân công cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ điều tra, tìm hiểu cho từng ca nhân nhóm và xác định thời gian phairi báo cáo kết quả

            • -Hướng dẫn cho học sinh cách thức thu nhập thông tin, các hình thức thu nhập thông tin có thể là:

              • +Quan sát tại hiện trường hoặc quan sát trực tiếp đối tượng

              • +Phỏng vấn: phỏng vấn miệng, phỏng vấn bằng phiếu

              • +Thu thập: hiện vật, tư liệu, tranh ảnh, sách báo...

            • -Hướng dẫn học sinh ghi chép và xử lý thông tin

          • B3: Tổ chức cho học sinh báo các kết quả điều tra

            • Học sinh báo cáo kết quả diều tra trước lớp và cả lớp cùng thảo luận, đánh giá nhận xét bổ sung kết quả công việc của nhau

          • Giáo viên phải tìm hiểu trước địa điểm để tổ chức cho học sinh đến điều tra

          • Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng cụ thể

        • Ví dụ: Bài 36: Vệ sinh môi trường [ TN và XH lớp 3]

            • MĐ: -Tìm hiểu ảnh hưởng của rác thải và nguyên nhân, các biện pháp khắc phục

            • ND: Liệt kê nơi chứa rác, các loại rác thải, ai đổ rác, rác thải ở đó xử lý thế nào

            • ĐT; Trường học, nơi HS sống, GV, HS, lao công, người dân địa phuơng...

            • thực hiện điều tra trước bài học, phân chia nhiệm vụ cho từng nhóm sau đó GV hướng dân học sinh cách thu thập thông tin

          • B3: tổ chức cho HS báo cáo kết quả

Video liên quan

Chủ Đề