Phương pháp xử lý vi pham hoc sinh

Hướng dẫn xử lý học sinh vi phạm nội quy

Đăng ngày: 04/03/2019 02:40 PM | Lượt xem: 6.743 lượt

HƯỚNG DẪN
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG HỌC SINH VI PHẠM NỘI QUY

A. TRONG TIẾT HỌC
          Khi học sinh vi phạm Nội quy trong lớp học như: sai đồng phục, nói tục, chửi bậy, đánh cãi nhau, vô lễ với giáo viên, có biểu hiện gây ảnh hưởng đến tiết học, …thì giáo viên bộ môn và các bộ phận có liên quan thực hiện các bước sau:
1. Giáo viên bộ môn bình tĩnh, kiềm chế bản thân, ra ngoài hành lang gọi điện cho Giám thị tới hỗ trợ đưa HS xuống phòng Hội đồng để giải quyết. GVBM ghi nội dung HS vi phạm vào Sổ ghi đầu bài (để GVCN biết và có biện pháp giáo dục HS, nếu giờ ra chơi gặp GVCN thì trao đổi luôn để GVCN nắm bắt được tình hình lớp sớm), ghi vào sổ liên lạc điện tử để nhắn tin về cho CMHS biết. Khối cấp 3 gọi cho đ/c Nguyễn Ngọc Mậu, số điện thoại 0372885117; khối cấp 2 gọi cho đ/c Nguyễn Văn Sơn, số điện thoại 0983761957.
2. Hai đồng chí Giám thị đưa HS xuống bàn giám thị và yêu cầu HS viết Bản tường trình, căn cứ vào mức độ để giải quyết tiếp. Các trường hợp ở mức độ nhẹ thì chuyển GVCN giáo dục HS; trường hợp phức tạp hơn thì chuyển xuống phòng Đoàn Đội và báo đ/c Thụy (tổ trưởng tổ Bảo vệ) giải quyết, số điện thoại 0915086919. Các đ/c Giám thị ghi sự việc vào Sổ trực BGH để BGH nắm rõ sự việc. Các đ/c Giám thị báo GVCN các sự việc của lớp mình ngay trong ngày, không để sự việc của lớp xảy ra mà GVCN không biết.
3. Các sự việc phức tạp giao đ/c  Lưu Đại Thụy (tổ trưởng tổ Bảo vệ) phối kết hợp cùng đ/c Phạm Thị Loan giải quyết, báo cáo BGH có hình thức xử lý.
          GVBM không để HS nào sai đồng phục ngồi học trong lớp học; bàn giao cho Giám thị và báo GVCN cho CMHS mang áo đồng phục đến, khi CMHS chưa mang đến thì Giám thị bàn giao cho phòng đoàn đội. Qua 15 phút vào lớp, lớp vẫn có HS vi phạm đồng phục thì GVBM  tiết học đó phải báo cáo BGH lý do tại sao không thực hiện theo đúng quy định của Nhà trường.

B. GIỜ BÁN TRÚ
          Các cô bán trú gặp HS quậy phá giờ bán trú thì gọi cho cô Nguyễn Thị Thanh Hà bán trú hỗ trợ, các trường hợp phức tạp thì cô Nguyễn Thị Thanh Hà bán trú gọi cho đ/c Nguyễn Ngọc Mậu, số điện thoại 0372885117.  Cán bộ bán trú gọi điện cho GVCN nắm tình hình luôn sau sự việc và cán bộ bán trú ghi vào Sổ liên lạc điện tử để Nhà trường gửi tin nhắn cho CMHS biết (GVCN hướng dẫn HS giữ Phiếu Sổ LLĐT và cán bộ bán trú thực hiện).

C. HỌC SINH ĐI HỌC MUỘN, KHÔNG ĐỒNG PHỤC, KHÔNG THẺ HỌC SINH
          Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho HS, tránh các đối tượng xấu giả danh trà trộn vào trường, tất cả HS đi học muộn, không đồng phục, không thẻ HS các đồng chí bảo vệ và phòng Đoàn Đội giữ lại ngoài cổng trường hoặc trong phòng Đoàn Đội, đợi GVCN xuống xác nhận đúng HS lớp mình mới cho HS lên lớp. Các HS không có đồng phục, phải gọi điện về nhà nhờ người mang đồng phục mới được lên lớp.


Phương pháp xử lý vi pham hoc sinh


Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007
LỜI CẢM ƠN
-Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, tập thể giáo viên đã hổ trợ cho
hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này.
-Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô, Ban Giám Khảo của Phòng Giáo
Dục. Trong quá trình chấm chọn nếu có gì sai sót mong q thầy cô thông cảm!
Nguyễn Văn Bào
1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007
I/ TÍNH MỤC ĐÍCH:
-Trong giáo dục, chúng ta thường xuyên quan tâm và đề cập tới 2 vấn đề cốt
lõi mang tính thiết yếu đó là chất lượng hai mặt giáo dục; học lực và hạnh kiểm.
Hay còn gọi là đạo đức học sinh. Do vậy để nâng cao chất lượng giáo dục thì chúng
ta cần phải nâng cao chất lượng học lực và hạnh kiểm. Nói cách khác, muốn cho
kết quả hạnh kiểm của học sinh ở cuối năm đạt vượt mức chỉ tiêu đề ra thì chúng ta
cần đặt biệt quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi vì khi học sinh
biết lắng nghe thầy cô giáo, chấp hành và thực hiện tốt nội qui của nhà trường, nội
qui của học sinh thì các em mới có thể học tốt được. Hơn nữa chủ trương của ngành
là giáo dục văn hóa cho học sinh cần phải kết hợp với việc giáo dục đạo đức cho
các em trong mỗi tiết dạy của giáo viên. Hiện nay phần lớn đạo đức của học sinh ở
các trường THCS có chiều hướng giảm xuống các em chưa chấp hành tốt nội qui
của nhà trường đề ra. chưa thật sự ngoan ngoãn và lễ phép với thầy cô giáo. Chính
điều này làm cho các giáo viên gặp khó khăn trong việc giáo dục các em. Việc giải
quyết những khó khăn này là lý do của sáng kiến kinh nghiệm.
-Xuất phát từ những bức xúc, vi phạm của học sinh về các nội qui của trường;
các em mất trật tự, nghỉ học không phép, không thuộc bài, không làm bài và có vẻ
thiếu tôn trọng đối với thầy cô, tôi viết ra sáng kiến kinh nghiệm.
-Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này nhằm góp phần giải quyết những vấn đề
về đạo đức của học sinh và phát huy khả năng hiệu quả giáo dục các học sinh cá
biệt trong công tác giảng dạy và quản lý nề nếp học sinh.
-Để giáo dục cho học sinh có đạo đức tốt, thực hiện tốt các qui đònh của trường

đề ra, tôi tập trung vào một số giải pháp luôn tỏa thái độ quan tâm, ân cần để nhắc
Nguyễn Văn Bào
2
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007
nhở các học sinh thường xuyên vi phạm chấp hành và thực hiện tốt các qui đònh của
nhà trường trong những lần đứng lớp hay trong những tiết học ngoại khóa khác.
-Tìm hiểu lý do của sự việc vi phạm của các em trước khi đưa ra hình thức xử lý
khiển trách hay kỉ luật. Qua đó uốn nắn giúp đở các em trong học tập bằng việc
kiểm tra xem các em có chép bài và làm bài đầy đủ hay không ?
-Thường có những lời khen ngợi đối với những học sinh vi phạm mà có chuyển
biến tốt về nề nếp để các em vừa vui vừa xoa nhẹ những mặt cảm với bạn bè, thầy

- Quan tâm đến hoàn cảnh gia đình học sinh để có những biện pháp giúp đỡ
hoặc động viên các em chăm lo học tập nhằm hạn chế các vi phạm nội qui của
trường, của học sinh
-Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, sở thích của các em. Chỉ cho các em thấy cái lợi
trong học tập để các em chấp hành và cam kết không còn vi phạm nữa
II/ TÍNH KHOA HỌC:
1.THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐỀ TÀI:
-Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là nhằm rèn luyện cho các em trở thành
những học sinh có đạo đức tốt để các em có thể học giỏi và thành những công dân
hữu ích mai sau
-Nói cách khác, chất lượng học sinh giỏi của các trường hiện nay chưa cao.
Chưa đáp ứng với chỉ tiêu đề ra phần lớn là do học sinh không chấp hành tốt nội
qui của trường, thường xuyên vi phạm. Chính vì vậy muốn giáo dục học sinh có đạo
đức tốt và chấp tốt các nội qui là một công việc rất cực nhọc đối với giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn và những ngưòi làm công tác ổn đònh nề nếp học sinh
Nguyễn Văn Bào
3
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007

-Nắm được một số kinh nghiệm của những năm học trước và để giáo dục có
hiệu quả những học sinh chưa có chuyển biến về đạo đức, nề nếp học tập của
trường nói chung và của những lớp tôi đang phụ trách nói riêng, tôi tiếp tục áp
dụng một số biện pháp sau
*Nguyên nhân mà những học sinh chưa có chuyển biến về
đạo đức là do:
-Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc dạy dỗ, giáo dục con
em của họ ở gia đình. Còn dung túng chiều chuộng các em quá nhiều
-Các học sinh cá biệt ở từ những lớp khác hoặc cùng chung lớp rủ nhau làm
nên vi phạm nội qui của trường, có thái độ không tốt đối với thầy cô
-Học sinh không hiểu được bài, không thuộc bài nhiều lần bò giáo viên bộ
môn, giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, phê bình trước lớp nhiều lần làm cho các em
mặc cảm. Từ đó nảy sinh việc vi phạm về đạo đức
-Khâu kiểm tra của tổ nề nếp chưa chặt chẻ, chưa đồng bộ. Việc xử lý những
học sinh vi phạm chưa đều tay, chưa dứt điểm tới nơi tới chốn. Cứ nhiều lần như
vậy làm cho học sinh bò chay sạn không còn sợ nội qui của trường vì cả.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chưa kết hợp chặt chẻ với nhau trong
việc giáo dục đạo đức học sinh. Thêm vào đó, một số giáo viên bộ môn còn dễ dãi
với học sinh, chưa thể hiện tính nghiêm túc trong giảng dạy. Từ đó học sinh có thể
nói leo hay vô lễ.
2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Nguyễn Văn Bào
4
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007
-Theo qui trình dạy lớp và làm công tác nề nếp các năm qua. Kể từ khi nhận
lớp để dạy, tôi liên hệ giáo viên chủ nhiệm củ để nắm tình hình chỉ tiêu hạnh kiểm
của lớp trong năm học trước đặc biệt là những học sinh thường xuyên vi phạm vấn
đề nề nếp lể phép để có cách quan tâm chú ý đến các em trong những năm tiếp
theo.
Trong mỗi tiết dạy tôi thường những học sinh có đạo đức chưa tốt này để các

em chăm chú việc học nhầm hạn chế các vi phạm.Đối với những học sinh thường
xuyên vi phạm nội qui, vô lễ, chửi thề nói tục tôi mời các em lên tổ nề nếp để làm
việc riêng và buộc các em cam kết không còn vi phạm nữa bằng cách buộc các em
đọc thuộc bảng nội qui học sinh
-Trong quá trình trực nề nếp. Khi phát hiện những học sinh có thái độ thiếu tôn
trọng, hay vô lễ với thầy cô. Tôi gọi các em lên xử lý ngay. Nhắc nhở các em, giải
thích cho các em nắm những sai phạm, đồng thời đề ra hướng khắc phục đối với các
em
-Kết hợp chặt chẻ vơí giáo viên chủ nhiệm để kòp thời quan tâm giáo dục đạo
đức của học sinh khi bò xa xúc. Xây dựng cho các em trở thành những học sinh
ngoan hiền, học giỏi và biết vâng lời thầy cô, cha mẹ.
-Đối với những học sinh quá nghòch không chòu nghe lời của thầy cô giáo trên
lớp, tôi nhắc nhỡ giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh các em đến để cùng giáo dục
các em tốt hơn.
- Cứ đầu niên học, khi bàn giao lớp giữa giáo viên chủ nhiệm cũ và giáo viên
chủ nhiệm mới. Tôi liên hệ với hai giáo viên này để nắm danh sách lớp, tình hình
học tập và việc vi phạm của từng học sinh ở năm học trước kể cả những học sinh
Nguyễn Văn Bào
5
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007
khác mới chuyển vào. Đây là cơ sở được thông tin sơ bộ về tình hình học tập, đạo
đức của mỗi học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục các em sữa đỗi lại
-Tăng cường kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên đối với những học sinh
có những hành vi thô lỗ, vô lễ với giáo viên đễ đề ra hình thức xử lý vi phạm cao
hơn. Làm như vậy nhằm tạo cho các em có ý thức, am hiểu và chấp hành tốt các
qui đònh của nhà trường.
-Phân công ban cán sự lớp phải có trách nhiệm ghi nhận cụ thể, trung thực
những trường vi phạm nội qui, vô lễ với bạn bè. Kòp thời báo cáo với tổ nề nếp,
Đoàn Đội để xử lý những học sinh có thái độ nêu trên
-Trực tiếp tái kiểm tra tình hình vi phạm của học sinh. Nếu như các em vẫn còn

vi phạm thì phải mời phụ huynh học sinh đến trao đổi, giáo dục các em lại. Việc
giáo dục đạo đức học sinh là một công tác phải làm thường xuyên bởi vì hiện nay
có rất nhiều học sinh chửi thề, nói tục khi các em trên đường đi học về
-Đến những gia đình học sinh có hành động vô lễ để biết rõ hoàn cảnh gia đình
các em mà có cách giáo dục các em tiến bộ hơn.
-Đối với những học sinh có hành vi chưa tốt với thầy cô giáo, bạn bè. Tôi
thường dùng những lời nói nhỏ nhẹ để khuyên bảo các em khắc phục những sai trái
và đồng thời cũng chỉ cho các em những gương tốt để noi theo.
-Sau khi áp dụng một số biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy học sinh ở các lớp
tôi phụ trách năm nay 2006-2007 có chuyển biến tốt hơn về hạnh kiểm đạo đức.
Các em biết nghe lời và ngoan ngoãn.
3.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC:
Nguyễn Văn Bào
6
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007
-Kết quả trên khi đối chiếu với chỉ tiêu, tình hình vi phạm ở hai năm học trước
thì có sự trên lệch rất nhiều
-Năm học 2004-2005 có rất nhiều học sinh ở lớp tôi giảng dạy thấy thái độ vô
lễ thiếu tôn trọng đối với tôi thậm chí muốn hành hung ngược lại với tôi. Điều này
cho thấy chất lượng giáo dục đạo đức trong tiết dạy của tôi chưa đựơc phát huy.
-Năm học 2005-2006 nhìn chung ở các lớp tôi dạy nhận thấy học sinh có
chuyển biến về mặt nề nếp đạo đức tác phong của một người học sinh. các em biết
nghe tôi và lễ phép đối với tôi nhiều hơn.
-Năm học 2006-2007 xét ở đầu HKI tôi giảng dạy không có em nào có hành vi
về đạo đức buộc phải xếp loại. Trung bình hay yếu về mặt hạnh kiểm. xét tình hình
chung thì các em có chuyển biến so với học sinh hai năm học trước. Để khắc phục
việc vi phạm về đạo đức và tránh bò hạ hạnh kiểm ở HKII, tôi tiếp tục áp dụng
thêm một số biện pháp bổ sung sau:
Mỗi khi có học sinh có hành vi xa xúc về mặt đạo đức, thay mặt tổ nề nếp kết
hợp với giáo viên chủ nhiệm các em để trao đổi và động viên các em khắc phục,

sữa đổi. Song song với việc làm này tôi cũng đề nghò giáo viên chủ nhiệm thông tin
với phụ huynh các em trong các lần họp phụ huynh học sinh.
-Sau mỗi buổi kiểm tra, giáo viên trực nề nếp có trách nhiệm ghi nhận tất cả
những trường sai phạm; vô lễ, chữi thề, nói tục. Song, buổi trực hôm sau, tôi dựa
vào những thông tin này để xử lý học sinh vi phạm về đạo đức đã có tiến bộ hơn,
các em ít khi vi phạm nội qui của trường.
-Việc ứng dụng vào thực tiễn các giải pháp trên nhằm giúp cho học sinh hình
thành nhân cách của người học sinh để sau này các em lớn lên trở thành công dân
Nguyễn Văn Bào
7
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007
tốt, người thanh niên mẫu mực. Thông qua đó làm cho các em biết đựơc các qui
đònh chung của trường trung học cơ sở. Từ đó các em khắc sâu vào tâm thức, góp
phần năng cao chất lượng giảng dạy toàn diện.
4.NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI :
-Để giáo dục đạo đức học sinh đạt kết quả, chúng ta cần phải thực hiện trong
một khỏang thời gian dài liên tục, ngày này sang ngày khác. Trong mỗi tiết dạy
chúng ta phải kết hợp cả hai mặt giáo dục văn hóa và giáo dục đạo đức cho học
sinh kẻo không đạo đức của các em bò xuống cấp:
-Cần có thời gian quan tâm, tìm hiểu rõ từng đối tượng học sinh. về tình cảm,
tâm lý, lứa tuổi, sỡ thích…Để đề ra cách giáo dục cho thích hợp hơn, phù hợp hơn.
-Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh chúng ta phải thật sự là người
có đạo đức tác phong tốt gương mẫu. nói năng nghiêm chỉnh và sử dụng những lời
nói nhỏ nhẹ, ôn tồn để cảm hóa các em. từ đó các em mới chòu nghe, am hiểu và
chấp hành theo yêu cầu của chúng ta.
-Tham mưu với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, theo dỏi nề nếp,
thái độ của học sinh ở từng lớp để kòp thời điều chỉnh và giáo dục các em, phải có
biện pháp chế tài cũng như việc quản lý lớp tốt trong mỗi tiết dạy. phát hiện kòp
thời và chấn chỉnh những học sinh có thái độ không tốt chễnh mảng.
-Tham mưa với các giáo viên bộ môn khác để kiểm tra chấp hành nề nếp, đạo

đức của học sinh trong tuần, diễn biến của học sinh ở các tiết dạy. Quan tâm đến
những hành vi không tốt với bạn bè, thầy cô.Cảm hóa các em lại để các em tiến bộ
trong học tập.
Nguyễn Văn Bào
8
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007
-Thường ghi nhận những lớp ồn trong giờ học. Vì các lớp này thường có học
sinh lơ lãng không chòu học thừa cơ hội để vi phạm về mặt đạo đức.
-Sau khi thực hiện một số biện pháp bổ sung nêu trên, kết quả cho thấy học
sinh những lớp tôi đang dạy có chuyển biến tốt về đạo đức tác phong, các em chấp
hành tốt các nội qui đề ra; không vô lễ, chửa thề hay nói tục. Thêm vào đó là kết
quả HKI các lớp tôi đang dạy không có học sinh nào phải bò xếp hạnh kiểm loại
yếu.
Thật ra nếu mỗi giáo viên trong chúng ta cùng nhau xoăn tay áo để làm, nhiệt
tình quan tâm, ân cần giúp đở và uốn nắn giáo dục những học sinh vi phạm về đạo
đức. Tôi tin rằng chất lượng giáo dục về mặt hạnh kiểm sẽ tăng dần, ngược lại việc
vi phạm của học sinh sẽ giảm dần. Có như vậy chúng ta mới thực hiện thành công
công tác trồng người; dạy chữ, dạy người và dạy nghề theo quan điểm của ngành.
-Khi thực hiện một số biện pháp ở hai năm học trước: năm học 2004-2005 và
2005- 2006 thì các lớp tôi đang phụ trách có đổi mới nhanh về nề nếp học tập; các
em rất ngoan, lễ phép và đối xử tốt bạn bè trong lớp.
-Đến năm 2006-2007 tôi đã sử dụng thêm một số biện pháp bổ sung cho thấy
các em năm nay có tiến bộ vượt trội hơn so với học sinh năm học trước.
-Tuyệt đối không được tùy tiện câm ghét các học sinh có hành động cá biệt.
Thay vào đó chúng ta cần tiềm ra biện pháp thích hợp để giáo dục các em bằng
cách truy bài các em thường xuyên hơn, cho các em tham gia các hoạt động mang
tính tập thể, đoàn đội khác.
-Tổ chức tốt các hoạt động trên lớp, phải quản lý tốt. trong quá trình giảng dạy,
giáo viên phải dòu dàng, lòch sự với học sinh. khen ngợi tuyên dương những học
Nguyễn Văn Bào

9
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007
sinh có đạo đức tốt, học tập tốt trong tuần. Đồng thời cũng phê bình những học sinh
bò vi phạm về đạo đức, tác phong để các em có sự so sánh, đối chiếu và noi gương
các bạn mình.
-Đối với những học sinh vi phạm về mặt đạo đức, giáo viên bộ môn nhắc nhở
nhiều lần nhưng chưa tiến bộ thì giáo viên chủ nhiệm phải mời các em đến làm
việc riêng để tránh phải bò mặt cảm với bạn bè trong lớp.
III/ TÍNH THỰC TIỄN:
1.TÁC DỤNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
-Giúp cho học sinh giác ngộ được hành vi của các em để sửa đổi và trở thành
những học sinh có đạo đức tốt, những học sinh giỏi.
-Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này giúp cho tôi có thêm một số biện pháp,
thủ thuật trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở các lớp tôi đang phụ trách.
-Giúp tổ chuyên môn bổ sung, điều chỉnh và cần phải thực hiện triệt để việc
giảng dạy phải kết hợp với việc giáo dục đạo đức học sinh.
-Bổ sung và hổ trợ nhà trường cách tổ chức, quản lý cũng như việc nhắc nhở
giáo viên kết hợp việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong mỗi tiết dạy là một yêu
cầu không thể thiếu được.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
-Sáng kiến kinh nghiệm này có thể hổ trợ cho những giáo viên đang thực hiện
công tác giáo dục đạo đức học sinh ở bậc trung học cơ sở. Đồng thời cũng giúp cho
các giáo viên bộ môn và tổ nề nếp thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức học sinh
trong từng lớp, tiết dạy.
3.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Nguyễn Văn Bào
10
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007
-Đứng góc độ là một giáo viên dạy lớp và làm công tác nề nếp. Bên cạnh việc
kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn khác trong quá trình giáo

dục đạo đức học sinh, tôi còn phải dành một ít thời gian đến gia đình những học
sinh vi phạm về đạo đức để trao đổi với phụ huynh các em, kết hợp với phụ huynh
giáo dục các em dứt điểm.
-Trao đổi với những giáo viên bộ môn, thành viên trong tổ nề nếp để khảo sát
tình hình vi phạm đạo đức của học sinh trong tuần ở các khối lớp. Những lớp, học
sinh nào đã vi phạm về hành vi đạo thì phải tiếp tục xử lý bằng những hình thức kỷ
luật cao hơn.
-Những giáo viên làm công tác nề nếp, ngoài việc giáo dục đạo đức và quản lý
nề nếp học sinh, chúng ta cần phải chấp hành tốt nề nếp của trường.
IV/ KẾT LUẬN:
-Muốn giáo dục học sinh có đạo đức tác phong tốt, chúng ta cần phải kết hợp
chặt chẻ bốn bộ phận; giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ nề nếp và phụ
huynh học sinh, để đúc kết lại kinh nghiệm cho việc giáo dục các em sao cho tối ưu
nhất nhằm nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục.
-Luôn tỏ vẻ quan tâm, tìm hiểu và chấn chỉnh kòp thời những hành vi chưa tốt
với bạn bè trong lớp.Xử lý mạnh đối với những học sinh có thái độ thiếu tôn trọng
giáo viên trong mỗi tiết dạy.
-Trong quá trình làm công tác giáo dục đạo đức chúng ta cần phải xem học sinh
như những người thân, người em trong gia đình để chúng ta hết lòng vì các em.
Có như thế mới có thể mã hóa đạo đức tác phong các em.
Nguyễn Văn Bào
11
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2006- 2007
-Luôn là một giáo viên có chuẩn mực đạo đức, tác phong tốt trong mỗi tiết dạy
để vừa là tấm gương cho học sinh noi theo vừa ngăn chặn tình trạng vi phạm đạo
đức. Phải thực sự toàn tâm toàn lực trong việc giáo dục các em nên dùng những
tình huống, những tấm gương tốt hay những lời nói nhỏ nhẹ ôn tồn để giáo dục các
em.
-Trải qua thực tế giảng dạy mỗi giáo viên đều rút ra được cho mình một ít kinh
nghiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Tuy nhiên đây chỉ là kinh nghiệm cá

nhân tôi, còn tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, từng đòa phương khác nhau
sẽ có thêm những kinh nghiệm hay hơn và mới mẽ hơn nữa. Rất mong được trao
đổi, học tập, bổ sung thêm từ các kinh nghiệm của đồng nghiệp để viêïc giáo dục
đạo đức học sinh ngày càng đạt hiệu quả.
Nguyễn Văn Bào
12