Qns chia cổ tức 2023

Tiêu đề Q2/22 Q1/22 Q4/21 Q3/21 Q2/21 Q1/21 Q4/20 Q3/20

Doanh thu thuần

2,199.1

1,813.3

1,559.2

2,114.6

2,022.3

1,639.1

1,394.2

1,845.2

Giá vốn hàng bán

1,544.2

1,329.3

1,066.1

1,394

1,368.3

1,252

902.5

1,256.6

Lợi nhuận gộp

654.9

484

493.2

720.6

654

387.2

491.7

588.6

Tỷ suất lợi nhuận gộp [%]

29.9

26.7

31.6

34.1

32.2

23.6

35.3

31.9

Lợi nhuận tài chính

21.8

16.1

27.3

21.5

14

13.8

19.4

25.5

Chi phí bán hàng

172.8

232.8

69.9

285.4

172.1

165.5

71.5

255.7

Lợi nhuận khác

-0.3

-0.3

32.1

4.4

1

8.9

35.3

-0.6

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

435.9

208

429

396.9

416.7

185.2

453.7

281.1

LỢI NHUẬN SAU THUẾ TNDN

365.3

175.8

372.5

348.1

360.6

160.7

379.9

233.2

Tỷ suất lợi nhuận ròng [%]

16.6

9.7

23.9

16.5

17.8

9.8

27.2

12.6

Triển vọng vẫn tích cực. Duy trì khuyến nghị Mua vào

Mặc dù HSC hạ 3-7% dự báo lợi nhuận thuần giai đoạn 2022-2024, nhưng chúng tôi cho rằng cổ phiếu QNS vẫn hấp dẫn với định giá rẻ, lợi suất cổ tức cao và bảng CĐKT tốt. Triển vọng mảng đường vẫn khả quan nhờ nhờ chính sách thuế của Chính phủ và giá đường thế giới cao. Thương vụ theo đuổi QNS gần đây của Nutifood đã xác nhận quan điểm của chúng tôi. Tính đến nay, việc mua lại cổ phiếu của Công ty chỉ tác động nhẹ tới giá cổ phiếu QNS, nhưng nếu Nutifood tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu – chúng tôi cho rằng điều này là khả thi – tác động đến giá cổ phiếu cũng như chiến lược và triển vọng của QNS sẽ lớn hơn. HSC duy trì khuyến nghị Mua vào đối với QNS với giá mục tiêu là 56.100đ/cp, tiềm năng tăng giá là 22%. 

Đồ thị cổ phiếu QNS phiên giao dịch ngày 26/08/2022. Nguồn: AmiBroker

Cập nhật triển vọng: Mảng đường cải thiện, mảng sữa đậu nành suy yếu

Mảng đường được hỗ trợ nhờ chính sách thuế và nhu cầu cao

Mặc dù hiện không chiếm tỷ trọng nhiều nhất, nhưng mảng đường vẫn là mảng kinh doanh chủ chốt của Cổ phiếu QNS, đóng góp 21% doanh thu của Công ty trong năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần đạt lần lượt 23% và 20% trong năm 2021.

Hoạt động kinh doanh kém tích cực trong 6 tháng đầu năm 2022 với khi doanh thu đường và mật giảm 3,1% so với cùng kỳ xuống 842 tỷ đồng [so với dự báo của chúng tôi là 1.250 tỷ đồng]. Doanh thu mảng đường giảm 6,5% so với cùng kỳ, với sản lượng tiêu thụ [không bao gồm sản lượng tiêu thụ nội bộ] giảm 15% so với cùng kỳ [xuống 41.700 tấn] do cạnh tranh gay gắt từ đường Thái Lan nhập khẩu thông qua 5 nước ASEAN khác và giá bán bình quân tăng 10% so với cùng kỳ.

Doanh thu đường sụt giảm trong năm 2019 và 2020 do giá đường thấp, nhưng sau đó tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 sau khi Việt Nam áp thuế chống trợ cấp và thuế CBPG đối với đường Thái Lan vào tháng 6/2021.

Theo chúng tôi, triển vọng mảng đường khá tích cực nhờ chính sách thuế của Chính phủ và giá đường thế giới cao.

Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu thuần qua các năm, QNS [Tỷ đồng] 

Biểu đồ 2: Cơ cấu lợi nhuận thuần qua các năm, QNS [Tỷ đồng] 

Bảng 3: Thuế áp dụng tại Việt Nam đối với đường của Thái Lan và 5 nước ASEAN khác 

Chính sách thuế mới

Trong khi đường Thái Lan nhập khẩu đã bị áp thuế suất cao [52,64%] kể từ tháng 6/2021, đường nội địa của Việt Nam vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ đường Thái Lan nhập khẩu thông qua 5 nước ASEAN khác là Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào, và Campuchia. Trong 5 tháng đầu năm 2022, sản lượng đường nhập khẩu từ 5 quốc gia này đã tăng 170% so với cùng kỳ đạt 535.000 tấn, đáp ứng khoảng 25% tổng nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam. Ngoài ra, đường nhập lậu qua biên giới cũng làm gia tăng cạnh tranh.

Tuy nhiên, Cục Phòng vệ Thương mại [thuộc Bộ Công Thương] vừa kết thúc cuộc điều tra kéo dài gần 1 năm về đường nhập khẩu từ 5 quốc gia ASEAN [Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào và Campuchia]. Cuộc điều tra đưa ra kết luận rằng thực sự đã có hành vi trốn thuế liên quan đến nhập khẩu đường Thái Lan từ 5 quốc gia này.

Do đó, Bộ Công Thương đã áp dụng thuế CBPG đối với đường nhập khẩu từ 5 quốc gia ASEAN này. Tất cả đường nhập khẩu sử dụng đường Thái Lan làm nguyên liệu đầu vào sẽ bị áp thuế CBPG là 42,99% và thuế chống trợ cấp là 4,65%; tương đương mức thuế nhập khẩu đường từ Thái Lan hiện nay. Chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 8/8/2022 đến ngày 15/6/2026.

Giá đường thế giới nhiều khả năng vẫn ở mức cao

Với mặt bằng giá dầu cao, nhu cầu ethanol làm từ đường [chủ yếu ở Brazil – quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới] có thể sẽ tăng lên. Do đó, Brazil có thể tăng cường sử dụng mía để sản xuất ethanol và giảm sản lượng mía sản xuất đường. Do đó, HSC kỳ vọng giá đường thế giới sẽ ở mức cao trong năm 2023.

Biểu đồ 4: Diễn biến giá đường thế giới [US cents/pound] 

Biểu đồ 5: Diễn biến giá đường bán buôn tại thị trường Việt Nam 

HSC kỳ vọng doanh thu mảng đường của QNS sẽ tăng trưởng trở lại từ nay.

Với mức thuế mới áp dụng đối với sản phẩm đường nhập khẩu từ 5 quốc gia ASEAN có hiệu lực từ ngày 8/8/2022, HSC kỳ vọng doanh thu đường của QNS sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2022, tương đương tiêu thụ hết 67.000 tấn hàng tồn kho [không bao gồm tiêu thụ nội bộ]. Giá bán cũng sẽ tăng cao.

Đối với vụ ép mới [từ tháng 12/2022 đến tháng 4-5/2023], BLĐ ước tính sản lượng mía sẽ đạt 1,5 triệu tấn, tăng 36% so với cùng kỳ so với 1,1 triệu tấn trong các mùa vụ trước. Sản lượng tiêu thụ đường sẽ tăng tương ứng, sát với dự báo của chúng tôi.

Sữa đậu nành: Lạm phát làm giảm nhu cầu tiêu dùng, chi phí nhiều khả năng vẫn ở mức cao

Sữa đậu nành là mảng kinh doanh lớn nhất của QNS, đóng góp 56% doanh thu của Công ty trong năm 2021 với tỷ suất lợi nhuận gộp là 40,2% và tỷ suất lợi nhuận thuần đạt khoảng 21%

Ngành FMCG nhìn chung khá tiêu cực trong Q2/2022 do mức nền cao trong Q2/2021 khi mọi người bắt đầu tích trữ thực phẩm trong giai đoạn phong tỏa. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt gia tăng, bao gồm chi phí dầu khí, dẫn đến chi phí thực phẩm gia tăng, đã trở thành lo ngại lớn của người tiêu dùng.

Đối với mảng sữa đậu nành của QNS, sản lượng tiêu thụ trong Q2/2022 tăng 7% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 14% so với cùng kỳ trong Q1/2022. Ngoài ra, BLĐ dự báo doanh thu sẽ tiếp tục sụt giảm trong nửa cuối năm 2022, do áp lực lạm phát gia tăng khiến nhu cầu sụt giảm.

Do đó, HSC dự báo sản lượng tiêu thụ sẽ không tăng trưởng trong năm nay [6 tháng cuối năm 2022: sản lượng tiêu thụ giảm 6% so với cùng kỳ]. Trong năm 2023 và 2024, HSC duy trì quan điểm thận trọng và dự báo sản lượng tiêu thụ tăng trưởng khiêm tốn 2%.

Ngoài ra, chi phí đầu vào có khả năng vẫn ở mức cao. Theo BLĐ, Công ty đã chuẩn bị đậu cho vụ sản xuất năm sau và giá bình quân nhiều khả năng sẽ tăng một con số cao.

Biểu đồ 6: Doanh thu sữa đậu nành theo quý, QNS 

Nutifood trở thành cổ đông lớn

Gần đây, Nutifood đã trở thành cổ đông lớn của QNS, với 6,46% cổ phần. Nutifood là một công ty sản xuất sản phẩm dinh dưỡng lớn tại Việt Nam, chuyên phát triển các sản phẩm dinh dưỡng như các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, danh mục sản phẩm của Nutifood cũng bao gồm sữa đậu nành, lĩnh vực mà QNS chiếm khoảng 90% thị phần sữa đậu nành có thương hiệu. Nutifood là công ty tư nhân, đi vào hoạt động từ năm 2000 và hiện do ông Trần Thanh Hải và các cổ đông khác làm chủ sở hữu.

Hiện tại, tham vọng cũng như kế hoạch tăng cổ phần của Nutifood là không rõ ràng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng Nutifood muốn gia tăng và thậm chí sở hữu/kiểm soát QNS là hoàn toàn hợp lý do [1] QNS dẫn đầu mảng sữa đậu nành có thương hiệu, một trong những dòng sản phẩm của Nutifood, và [2], mảng kinh doanh đường của QNS có thể cung cấp đường phục vụ hoạt động sản xuất của Nutifood.

Tính đến nay, động thái mua lại cổ phần của Nutifood ảnh hưởng không đáng kể tới giá cổ phiếu QNS, cổ phiếu chỉ giao dịch trong phạm vi hẹp trong 3 tháng qua. Tuy nhiên, nếu Nutifood nâng sở hữu tại QNS trong thời gian tới – chúng tôi cho rằng điều này có khả năng xảy ra và sẽ tác động tích cực tới giá cổ phiếu cũng như ảnh hưởng tới chiến lược và triển vọng của QNS. HSC cho rằng cổ đông QNS sẽ có lợi trong kịch bản này.

Biểu đồ 7: Cơ cấu cổ đông của QNS 

Dự báo: Hạ dự báo do mảng sữa đậu nành kém tích cực

HSC hạ lần lượt 7,5%, 6,5% và 8,5% dự báo doanh thu thuần giai đoạn 2022-2024 xuống lần lượt 8.001 tỷ đồng [tăng trưởng 9,1%], 9.106 tỷ đồng [tăng trưởng 13,8%] và 9.680 tỷ đồng, tăng trưởng 6,3%. Tỷ trọng mảng đường [bao gồm mật rỉ] được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên 34% vào năm 2024 [từ 22% trong năm ngoái], trong khi tỷ trọng mảng sữa đậu nành trong giai đoạn này được dự báo sẽ giảm xuống 46% [từ 56%].

Chúng tôi hạ lần lượt 7,1%, 3,3% và 4,4% dự báo lợi nhuận thuần giai đoạn 2022- 2024 xuống lần lượt 1.318 tỷ đồng [tăng trưởng 5,1%], 1.541 tỷ đồng [tăng trưởng 17%] và 1.689 tỷ đồng [tăng trưởng 9,6%].

Theo dự báo mới, doanh thu thuần trong nửa cuối năm 2022 đạt 3.987 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ [doanh thu đường tăng 48% so với cùng kỳ, doanh thu sữa đậu nành giảm 1% so với cùng kỳ] và lợi nhuận thuần đạt 777 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Dự báo này thấp hơn lần lượt 13,9% và 11,5% so với dự báo doanh thu thuần [hạ lần lượt 30% và 10% dự báo doanh thu đường và doanh thu sữa đầu nành] và lợi nhuận thuần trước đó của chúng tôi.

Bảng 8: Điều chỉnh dự báo lợi nhuận giai đoạn 2022-2024, QNS 

Bảng 9: Điều chỉnh dự báo 6 tháng cuối năm 2022, QNS 

Bảng 10: Giả định doanh số mảng đường, QNS 

Bảng 11: Giả định lợi nhuận mảng đường, QNS 

Mảng đường được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt

HSC hạ 20%, 11% và 13% dự báo doanh thu mảng đường [bao gồm đường và mật] trong năm 2022, 2023 và 2024 do chúng tôi hiện loại ra doanh thu nội bộ [đường tiêu thụ nội bộ để sản xuất sữa đậu nành,..]. Tuy nhiên, tốc độ CAGR lợi nhuận thuần mới trong giai đoạn 2021-2024 của chúng tôi vẫn đạt 24,9%.

Mặt khác, lợi nhuận được điều chỉnh tăng do giá bán bình quân được điều chỉnh tăng đáng kể. Chi tiết trong Bảng 10-11.

Sữa đậu nành: Tăng trưởng khiêm tốn trong 2 năm tới

HSC hạ lần lượt 5,6%, 10% và 13% dự báo doanh thu sữa đậu nành năm 2022 [tương đương giảm 10% dự báo doanh thu trong nửa cuối năm 2022], 2023 và 2024 do chúng tôi hạ dự báo sản lượng tiêu thụ trong bối cảnh nhu cầu giảm, trong khi chúng tôi giữ nguyên dự báo giá bán bình quân.

Do chi phí đầu vào tăng cao, HSC hạ lần lượt 110, 130 và 100 điểm cơ bản dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp mảng sữa đậu nành xuống lần lượt 39,4% [nửa cuối năm 2022 là 39,3%], 39,2% và 39,5% trong năm 2022, 2023 và 2024. LNTT cũng bị điều chỉnh giảm. Chi tiết trong Bảng 12-13.

Bảng 12: Giả định doanh thu sữa đậu nành, QNS 

Bảng 13: Giả định lợi nhuận mảng sữa đậu nành, QNS 

Bảng 14: Dòng tiền thuần, dòng tiền hoạt động và cổ tức tiền mặt của QNS 

Bảng CĐKT lành mạnh, lợi suất cổ tức cao

Bảng CKĐT của Cổ phiếu QNS vẫn lành mạnh với tiền thuần đạt 1.701 tỷ đồng vào thời điểm cuối 6 tháng đầu năm 2022. Do không có khoản đầu tư lớn nào trong ngắn hạn, HSC kỳ vọng bảng CĐKT của QNS vẫn tiếp tục lành mạnh trong 3 năm tới. Chúng tôi dự báo tiền thuần của QNS sẽ lần lượt là 2.500 tỷ đồng, 3.200 tỷ đồng và 4.100 tỷ đồng trong năm 2022, 2023 và 2024.

Do đó, chúng tôi kỳ vọng QNS sẽ duy trì mức cổ tức bằng tiền mặt là 3.000đ/cp/năm, với lợi suất cổ tức là 7% và tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức dao động từ 54-69%.

Hạ 3% giá mục tiêu nhưng duy trì khuyến nghị Mua vào nhờ triển vọng tích cực và định giá rẻ

Sau khi điều chỉnh giảm dự báo, chúng tôi hạ 3% giá mục tiêu xuống 56.100đ, tiềm năng tăng giá là 22%, tương đương P/E dự phóng 2023 là 11,1 lần. HSC duy trì khuyến nghị Mua vào đối với QNS.

Phương pháp

HSC áp dụng phương pháp ROE/COE để xác định giá trị của QNS. Chúng tôi áp dụng lãi suất phi rủi ro là 3,5% [so với 3% trước đó], phần bù rủi ro vốn CSH là 8% [so với 7% trước đó]. Chúng tôi cũng chuyển giai đoạn cơ sở định giá sang giữa năm 2023, tương đương bình quân định giá vào thời điểm cuối năm 2022 và 2023.

Bảng 15: Định giá ROE/COE, QNS 

Bảng 16: Tính toán chi phí vốn CSH, QNS 

Bảng 17: Định giá ROE/COE, cuối năm 2022, QNS 

Bảng 18: Định giá ROE/COE, cuối năm 2023, QNS 

Bảng 19: Phân tích độ nhạy, QNS 

Bối cảnh định giá

Tại thị giá hiện tại, QNS đang giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm là 9,6 lần, cao hơn 0,8 lần độ lệch chuẩn so với mức bình quân trong quá khứ là 8,4 lần [tính từ tháng 1/2017, Biểu đồ 20-21]. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp cùng ngành, QNS có định giá rẻ hơn nhiều với P/E dự phóng 2023 là 9,1 lần, thấp hơn 31% so với trung vị của các doanh nghiệp cùng ngành là 13,1 lần [Biểu đồ 22].

Biểu đồ 20: P/E trượt dự phóng 1 năm 

Biểu đồ 21: Độ lệch chuẩn so với giá trị bình quân 

Bảng 22: So sánh với các công ty cùng ngành

Nguồn: HSC

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

Chủ Đề