Quy định về lâm sản ngoài gỗ là gì

Thủ tục: Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ, tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng (Trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng) (Đối với chủ rừng là hộ gia đình)

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Hộ gia đình chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Hộ gia đình nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ, lễ, tết).

Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5: Hộ gia đình nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

  1. Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Văn bản đề nghị khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ, tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng của hộ gia đình;

- Thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu);

- Sơ đồ khu khai thác.

  1. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện TTHC

  1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện
  1. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
  1. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện.
  1. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

Đối tượng thực hiện

Cá nhân

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy phép

Tên mẫu đơn, tờ khai

Thuyết minh thiết kế khai thác.(Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ).

Yêu cầu điều kiện thực hiện

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Bảo vệ phát triển rừng ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ phát triển rừng;

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng;

- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Lâm sản ngoài gỗ (tiếng Anh: Non-wood forest product - NWFP) là những sản phẩm từ sinh vật hoặc có nguồn gốc từ sinh vật, không phải gỗ, và các dịch vụ từ sinh vật có được từ hệ sinh thái rừng và đất rừng phục vụ cho mục đích sử dụng của con người.

Quy định về lâm sản ngoài gỗ là gì

Hình minh hoạ (Nguồn: oregonforests)

Lâm sản ngoài gỗ

Khái niệm

Lâm sản ngoài gỗ trong tiếng Anh được gọi là Non-wood forest product hay Non-timber forest product.

- Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 5-8-1991:

Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ.

- Hội nghị lâm nghiệp do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc triệu tập tháng 6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một khái niệm và định nghĩa khác về lâm sản ngoài gỗ:

Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng và cây ở ngoài rừng.

- Lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗlớn, có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO,1999).

- Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm từ sinh vật hoặc có nguồn gốc từ sinh vật, không phải gỗ, và các dịch vụ từ sinh vật có được từ hệ sinh thái rừng và đất rừng phục vụ cho mục đích sử dụng của con người.

Phân nhóm lâm sản ngoài gỗ theo công dụng

Trên thế giới cũng đã có nhiều khung phân loại lâm sản ngoài gỗ được đề xuất. Có khung phân loại dựa vào dạng sống của cây tạo ra các sản phẩm như nhóm cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo gỗ, dây leo thảo ....

Có khung phân loại dựa vào công dụng và nguồn gốc của các lâm sản ngoài gỗ, như khung phân loại được thông qua trong hội nghị tháng 11 năm 1991 tại Băng Cốc.

Trong khung này, lâm sản ngoài gỗ được chia làm 6 nhóm:

- Các sản phẩm có sợi: Tre nứa; song mây; lá, thân có sợi và các loại cỏ;

- Sản phẩm làm thực phẩm:

+ Các sản phẩm nguồn gốc thực vật: thân, chồi, rễ , củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm;

+ Các sản phẩm nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc, tổ chim ăn được, trứng và côn trùng;

- Thuốc và mĩ phẩm có nguồn gốc thực vật;

- Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, tanin và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu;

- Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ tằm, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ;

- Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc lá ở Ấn Độ).

(Tài liệu tham khảo: Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương trình Hỗ trợ ngàng Lâm nghiệp & Đối tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006. Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ, Nguyễn Quốc Bình, Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM)

Lâm sản ngoài gỗ gồm những gì?

– Sản lượng lâm sản ngoài gỗ gồm củi, tre, luồng, nứa hàng, nứa nguyên liệu giấy,… – Sản lượng các sản phẩm khác thu nhặt từ rừng gồm cánh kiến, nhựa cây thường, nhựa cây thơm, quả có dầu và các sản phẩm khác.

Thực vật rừng ngoài gỗ là gì?

Thực vật rừng ngoài gỗ là củi, các loại song, mây, tre, nứa, thực vật rừng thân thảo, bộ phận và dẫn xuất của chúng. 5. Thực vật rừng thông thường là những loài không thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và không thuộc Phụ lục CITES.

Khai thác lâm sản ngoài gỗ là gì?

Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng và cây ở ngoài rừng. - Lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗlớn, có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO,1999).

Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên là rừng phòng hộ được quy định như thế nào?

- Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định như sau: + Được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ; + Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.