Quy trình sửa chữa xây dựng cơ bản

Các đơn vị muốn hoàn thành một dự án xây dựng cần đề ra và thực hiện theo một quy trình xây dựng chặt chẽ. Đặc biệt, chủ đầu tư chính là người cần nắm rõ quy trình này nhất để dễ dàng quản lý quá trình thi công cũng như điều chỉnh chi phí phải chi tiêu cho dự án. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ giúp các bạn độc giả có thêm thông tin về quy trình xây dựng cơ bản mới nhất. Tham khảo ngay nhé!

1. Lên ý tưởng thiết kế sơ bộ, dự toán chi phí xây dựng

Lên ý tưởng tổng quát

Bước lên ý tưởng thực chất là xác định nhu cầu sử dụng. Trước tiên, bạn cần xác định rõ nhu cầu xây dựng là để ở hay kinh doanh hoặc làm kho-xưởng… Quy mô công trình ở mức nào? Cần xây bao nhiêu tầng, bao nhiêu phòng?

Thiết kế sơ bộ

Đây là hồ sơ thiết kế khá đơn giản nhưng cô đọng nhất. Vai trò của thiết kế sơ bộ là lập được tổng mặt bằng và phương án kiến trúc cho công trình. Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc không những phải đáp ứng một cách tốt nhất các mong muốn và yêu cầu của chủ đầu tư; mà còn phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 

Bên cạnh tổng mặt bằng và phương án kiến trúc, tư vấn thiết kế phải có những thuyết minh cần thiết cho các ý tưởng của mình. Tính toán các thông số kinh tế kỹ thuật cơ bản của dự án như diện tích sàn của các phần chức năng, số tầng nổi, tầng ngầm, tầng kỹ thuật…

Lên ý tưởng, thiết kế sơ bộ và dự toán chi phí là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng cơ bản

Dự toán chi phí xây dựng

Tổng mức đầu tư cho công trình có thể bao gồm các chi phí sau:

  • Chi phí trực tiếp xây dựng công trình gồm: vật tư, nhân công và máy thi công

  • Chi phí quản lý dự án: chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

  • Chi phí thiết bị gồm: các loại máy phục vụ như thang máy, máy điều hòa – thông gió, âm thanh, ánh sáng, máy phát. Các thiết bị nội thất như tủ, bàn ghế, giường, thiết bị vệ sinh, xử lý nước thải …..

  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thí nghiệm, thẩm tra,...

  • Chi phí khác gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá, chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường, chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật…

2. Thực hiện các thủ tục về xin phép đầu tư và xin phép xây dựng

Thi công xây dựng nhà, hay các công trình khác đều thuộc quyền quản lý của nhà nước. Vì vậy, để được phép xây dựng, bạn cần có giấy phép xây dựng đúng quy định.

Khái niệm giấy phép xây dựng 

Giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư/chủ nhà để xây dựng công trình mới, sửa chữa, cải tạo, di dời… Bên cạnh đó, giấy phép xây dựng tạm là loại giấy phép được cấp để xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời gian nhất định bằng thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng.

Thời điểm cần phải xin phép xây dựng

  • Xây dựng mới công trình tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.

  • Sửa chữa, cải tạo nhà ở đang tồn tại có thay đổi về kiến trúc các mặt đứng. Thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mô công trình và công năng sử dụng.

Để được phép xây dựng, cần có giấy phép xây dựng đúng quy định.

Quy trình xin giấy phép xây dựng

Các bước xin giấy phép xây dựng bao gồm;

  • Bước 1: Lập hồ sơ xin phép xây dựng

  • Bước 2:  Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng

  • Bước 3: Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ

  • Bước 4: Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.

  • Bước 5: Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, Chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép xây dựng ghi biên nhận và hẹn ngày khảo sát công trình.

Trong trường hợp hồ sơ xin cấp giấy phép không hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sẽ hướng dẫn bổ sung và thực hiện lại quy trình từ bước 1.

3. Thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công và chào thầu

Thiết kế kỹ thuật

Sau khi công trình xây dựng được cấp phép, đơn vị xây dựng sẽ cụ thể hoá thiết kế cơ sở. Thiết kế này sẽ bao gồm đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp. Thiết kế kỹ thuật chính là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

Thiết kế bản vẽ thi công

Bản vẽ thiết kế thi công là bản vẽ chi tiết nhất, thể hiện đầy đủ các thông tin đảm bảo thi công luôn chính xác và phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, đảm bảo được điều kiện triển khai thi công công trình.

Quá trình thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị máy móc bao gồm rất nhiều công đoạn từ đơn giản đến phức tạp.

Chào thầu

Bằng các hoạt động đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn các nhà thầu có đủ khả năng đáp ứng được những yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ thuật, tiến độ đặt ra của công trình. Từ đó, giúp chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm được vốn đầu tư, vừa yên tâm về chất lượng và tiến độ của dự án.

Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và máy móc

Một cách tổng quan, quá trình thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị máy móc bao gồm rất nhiều công đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Các bước cơ bản nhất bao gồm:

  • Công đoạn chuẩn bị mặt bằng xây dựng

  • Công đoạn xây thô: Đào móng, xử lý nền, thi công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông móng, xây công trình ngầm như: bể tự hoại, hố ga, bể nước, ….; Xây gạch và tô trát hoàn thiện tất cả các tường bao che, bậc tam cấp, bậc cầu thang; Lắp đặt hệ thống ống âm của cấp thoát nước, điện cấp nguồn, chiếu sáng, điều hòa , điện thoại, internet, truyền hình,……

  • Công đoạn hoàn thiện: Ốp lát gạch hoặc đá; Lắp đặt trần; Lắp cửa đi, cửa sổ, lan can, vách ngăn; Lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật; Sơn nước nội ngoại thất; Lắp đặt nội thất [nếu có]....

4. Nghiệm thu, hoàn công và đưa vào sử dụng

Nghiệm thu là quá trình so sánh - đối chiếu giữa bản vẽ thiết  kế và thực tế thi công giữa chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công sau khi hoàn thành thi công xây dựng.

Trong khi đó, hoàn công là thủ tục hành chính trong dự án xây dựng. Hoàn công nhằm xác nhận sự kiện các bên chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng.

Xây dựng Hoà Bình vừa tổng hợp quy trình xây dựng cơ bản nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, độc giả đã có thêm kiến thức và sự chuẩn bị nhất định trước khi quyết định cho xây dựng công trình cũng như biết cách tối ưu hoạt động thi công công trình. 

Sửa chữa nhà là một công việc phức tạp đòi hỏi có sự chuẩn bị cẩn thận. Cần lập nên quy trình sửa chữa nhà một cách khoa học và đi theo trình tự hợp lý.

Tùy theo tính chất các công việc cần sửa chữa trong ngôi nhà củ bạn mà chia ra các bước sửa chữa khác nhau. Nhưng dựa trên cơ bản thì quy trình sửa chữa nhà được chia làm các bước cơ bản sau:
Các bước quy trình sửa chữa nhà

Xin cấp phép sửa chữa cải tạo nhà.

 Cũng giống như xây dựng mới các công trình nhà khi cần sửa chữa cũng cần được cấp phép bước này rất quan trọng để không bị ảnh hưởng về mật độ hoặc sai lệch số tầng cho phép. Đối với các công trình sửa chữa không thay đổi về kết cấu, di rời phòng ốc hoặc thay đổi kiến trúc mặt tiền thì không cần xin cấp phép sửa chữa.

-    Dự trù chi phí:

Quy trình sửa chữa nhà ở bước thứ 2 này đó chính là cần chuẩn bị chi phí cho các công việc cần sửa chữa, việc này giúp bạn quản lý sát được tài chính và có thể cân nhắc các công việc cần sửa chữa hoặc dự tính mưa sắm đồ đạc cho phù hợp.

- Xác định các hạng mục cần sửa

Bước này là bước mà bạn cần hiểu rằng ngôi nhà của mình đã xuống cấp ở những vị trí nào, hoặc bạn cần đổi mới không gian, công năng sử dụng ra sao. Lập ý tưởng ngôi nhà của bạn và cân nhắc sao cho hợp lý với các khoản chi phí dự trù ở trên.

-  Thiết kế

Sau khi đã thực hiện được các bước trên quy trình sửa chữa nhà tiếp theo đó là bạn phải biến những gì bạn mường tượng về ngôi nhà của mình sau khi sửa chữa thành một bản demo thật chính xác qua việc lên bản vẽ thiết kế cho ngôi nhà, Nếu bạn không có nhiều chuyên môn trong lĩnh vực này, bạn có thể thuê một đơn vị thiết kế sửa nhà lầ tốt nhất. Tránh trường hợp khi sữa chữa thì lại không ưng ý dẫn đến làm lên lại bỏ đi.

-    Thi công sửa chữa nhà
Như vậy chúng ta đã đi những bước quan trọng khi sửa chữa nhà và bây giờ bước tiếp theo cực kỳ quan trong đó chính là thi công sửa chữa nhà. Các công việc cần thực hiện trong bước này đó là

1. Chuẩn bị mặt bằng.
Nếu phần nhà bạn muốn sửa không lớn hoặc không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình sinh hoạt của gia đình bạn thì việc chuẩn bị mặt bằng khá đơn giản, bạn chỉ việc dỡ bỏ đồ đạc ở diện tích nhà muốn sửa. Nhưng với diện tích sửa chữa lớn so với diện tích toàn ngôi nhà thì việc sửa chữa nhà có thể gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn. Bạn sẽ thất vọng nhiều nếu gặp phải những khó khăn bất ngờ như vết nứt và những phiền phức không thể tránh được khi bạn sống cùng khu vực đang sửa chữa. Sinh hoạt thường ngày có thể bị đảo lộn thậm chí rất tồi tệ khi nhà cửa tanh bành, bụi bặm vì sửa chữa. Chính vì vậy bạn cần phải cân nhắc chọn lựa giữa việc dọn sang chỗ ở tạm, hoặc thu dọn và sinh hoạt trong chính ngôi nhà đang sửa.

2. Thi công sửa chữa
Tùy vào nội dung sửa nhà của bạn: chống dột, chống thấm, ngăn chia phòng, phá bỏ tường, chuyển cầu thang, sửa lại khu vệ sinh, nâng thêm tầng, phá bỏ và mở rộng một phần nhà... mà quá trình sửa nhà có thể chia thành nhiều công đoạn khác nhau.

Bạn có thể chia thành 2 công đoạn chính: Phần xây dựng cơ bản và phần hoàn thiện.

Phần xây dựng cơ bản bao gồm các công việc chính: -    Tập kết vật tư cần sử dụng -    Phá dỡ phần nhà muốn sửa vận chuyển xà bần tạo mặt bằng tốt -    Tiến hành xây sửa lắp đặt khung vách …. -    Lắp đặt hệ thống điện, nước

-    Các công tác cấu kiện trong suốt quá trình xây sửa.

Phần hoàn thiện [tùy vào nội dung sửa nhà]

- Sơn, lát gạch, đóng trần - Lắp đặt thiết bị: Bồn nước, vệ sinh, bóng đèn, chùm đèn, máy lạnh... - Làm mộc: Cửa, cầu thang, bếp, lan can… - Các phần khác: Rèm cửa, tủ âm tường.... - Kiểm tra tổng thể mọi chi tiết trong căn nhà từ trên xuống dưới, làm đẹp và gia cố những chỗ sai sót.

- Tổng vệ sinh trước khi chuyển đồ vào

3. Hoàn công:
Như vây các công việc sửa chữa nhà quan trọng đã đi đến bước cuối cùng đó chính là hoàn công. Tùy theo các tính chất của các công trình cần thiết để hoàn công hay không. Ví dụ như các công trình thay đổi về kết cấu hoặc nâng tầng thay đổi quy mô sử dụng thì cần được hoàn công đảm bảo về pháp lý sau này.

Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu tới quý bạn đọc các bước cơ bản của quy trình sửa chữa nhà. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp quý khách có được thêm những kiến thức khi sửa chữa ngôi nhà của mình. Mọi thắc mắc về vấn đề sửa chữa cải tạo nhà cửa vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua số: 0902 469 379 để được tư vấn thêm. Chúc quý khách thành công.

SỰ HÀI LÒNG CỦA QUÝ KHÁCH _ LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI

Video liên quan

Chủ Đề