Sách giáo viên tnxh Cánh Diều lớp 1

Xem SGK Tự nhiên xã hội lớp 3 bộ Cánh Diều

Sách Tự nhiên xã hội 3 Cánh Diều được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kí quyết định phê duyệt và đưa vào sử dụng trong các cơ sở GDPT từ năm học 2022 - 2023. Sách giáo khoa Tự nhiên xã hội 3 bộ sách Cánh Diều đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 về phát triển năng lực phầm chất cho người học vừa là một cuốn sách giáo khoa hiện đại, tiệm cận với sách giáo khoa của các nước phát triển trên thế giới. Sau đây là Tài liệu giới thiệu sách giáo khoa Tự nhiên xã hội 3 bộ sách Cánh Diều, mời các bạn tham khảo.

Điểm mới sách giáo khoa Tự nhiên xã hội lớp 3 bộ sách Cánh Diều

GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 – BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

Sách Tự nhiên và Xã hội 3 thuộc bộ SGK Cánh Diều do NXB ĐHSP, NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam [VEPIC] thực hiện.

Sách Tự nhiên và Xã hội 3 là sản phẩm tâm huyết của tập thể tác giả đã có nhiều kinh nghiệm trong viết SGK. Đó là:

  • PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn [Tổng Chủ biên]
  • Bùi Phương Nga [Chủ biên]
  • PGS.TS. Nguyễn Tuyết Nga; TS. Lương Việt Thái và ThS. Phùng Thanh Huyền.

Sách Tự nhiên và Xã hội 3 được biên soạn nhằm bước đầu hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học theo quy định của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

Sách kế thừa và phát triển những điểm mới, nổi bật từ sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 1Tự nhiên và Xã hội 2, cụ thể:

1. Cấu trúc cuốn sách và cấu trúc của một bài học được thống nhất từ lớp 1 đến lớp 3

SGK Tự nhiên và Xã hội 3 gồm 6 chủ đề: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Sách có ba dạng bài học, được chia thành 22 bài mới, 1 bài thực hành và 6 bài ôn tập.

Các bài học được thiết kế nhiều hoạt động học tập đa dạng, theo hướng mở, phù hợp với trình độ học sinh lớp 3 và được sắp xếp theo tiến trình hướng đến việc tìm hiểu, khám phá, thực hành, vận dụng. Đặc biệt, sách chú trọng hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời sống thực tiễn.

Các bài học đều thể hiện rõ nét yêu cầu về đổi mới đánh giá. Hoạt động Đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ hoạt động gắn kết, khám phá kiến thức mới, luyện tập, thực hành và vận dụng. Đa số các hoạt động học tập trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3 tạo cơ hội cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Trong đó, bài Ôn tập chủ đề giúp GV đánh giá được năng lực tư duy logic của HS thông qua sơ đồ hệ thống kiến thức và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua xử lí tình huống.

2. Tạo điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học

SGK Tự nhiên và Xã hội 3 tiếp tục sử dụng các PPDH như quan sát, thảo luận, trò chơi, thực hành.

Đồng thời bổ sung thêm các phương pháp dạy học tích cực khác như thí nghiệm, điều tra khảo sát, học theo dự án. Trong đó, có sử dụng các kĩ thuật dạy học như kĩ thuật Động não, kĩ thuật Sơ đồ tư duy; kĩ thuật đặt câu hỏi như “Ai? Ở đâu? Khi nào? Cái gì? Thế nào? Vì sao?”; kĩ thuật phòng tranh,…

3. Thể hiện được quan điểm dạy học tích hợp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất cho HS

- Tích hợp giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống: HS có cơ hội được thể hiện tình cảm gắn bó với họ hàng nội ngoại trong bài Họ hàng nội, ngoại; HS được thể hiện những việc làm gắn kết với cộng đồng địa phương trong bài Một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học.

- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: HS có cơ hội được rèn luyện đức tính chăm chỉ, có trách nhiệm với môi trường sống khi tham gia giữ sạch nhà ở và trường học cũng như thực hiện việc sử dụng hợp lí thực vật và động vật trong cuộc sống hằng ngày.

- Tích hợp giáo dục an toàn qua bài Phòng cháy khi ở nhà đã góp phần hình thành ở HS ý thức bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Tích hợp giáo dục sức khoẻ: Tạo cơ hội cho học sinh nhận ra sự cần thiết phải thay đổi những thói quen sống không có lợi đối với các cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh và cách tránh xa các chất gây nghiện.

4. Góp phần hình thành các năng lực chung bao gồm năng lực Tự học, tự chủ; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

  • Về năng lực Tự học, tự chủ: Thông qua các chỉ dẫn trong SGK, HS biết lập kế hoạch để thu thập thông tin; thực hiện kế hoạch và tổng hợp, trình bày kết quả thu thập được. Ví dụ: bài Truyền thống trường em; bài Di tích lịch sử văn hoá và cảnh quan thiên nhiên; bài Một số chất có hại đối với cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh,…
  • Về năng lực Giao tiếp và hợp tác:HS được học cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ của bản thân với những người trong họ nội và họ ngoại, với các thành viên trong trường học và cộng đồng; được rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng làm việc hợp tác để tạo ra sản phẩm chung của nhóm,…
  • Về năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Các bài tập xử lí tình huống ở cả 6 chủ đề giúp HS biết giải quyết vấn đề, đưa ra cách ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình, trường học, cộng đồng và trong môi trường tự nhiên.

5. Chú trọnghình thành cho HS năng lực đặc thù của môn học là năng lực khoa học

  • HS tiếp tục được thực hành cách thu thập thông tin về hoạt động nông nghiệp, công nghiệp ở địa phương; về một số chất có hại như thuốc lá, rượu, ma tuý đối với các cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh.
  • HS quan sát, nhận xét, so sánh sự giống nhau, khác nhau để phân loại thực vật dựa trên đặc điểm của thân và rễ; phân loại động vật dựa trên lớp bao phủ cơ thể và cơ quan di chuyển.
  • HS thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống thực tiễn. Ví dụ:

+ Bài Một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình: Thực hành làm quà hoặc viết lời yêu thương tặng người thân.

+ Bài Cơ quan thần kinh: HS được thực hành xây dựng thời gian biểu và khuyến khích thực hiện thời gian biểu để có thói quen học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc.

+ Bài Phương hướng: HS được thực hành tìm các phương chính bằng Mặt Trời và bằng la bàn. Đặc biệt, các em được chơi trò chơi “Đi tìm kho báu” trên cơ sở vận dụng cách tìm phương hướng bằng la bàn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Cẩm nang dạy học xin giới thiệu tới các bạn Giáo án Tự nhiên – Xã hội chủ đề Trường học sách Cánh Diều được chúng tôi tổng hợp chi tiết và chính xác. Giáo án tự nhiên xã hội này được biên soạn theo mẫu chuẩn quy định Bộ GD&ĐT.

Chúng tôi cũng xin trích trong bài viết này 1 giáo án mẫu Tự nhiên – xã hội để thầy cô tham khảo.

Tự nhiên và xã hội

Bài 1. GIA ĐÌNH EM

[3 tiết]

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS đạt được

* Về nhận thức khoa học:

– Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

– Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.

– Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

– Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công

việc nhà của họ.

– Biêt cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia

đình và công việc nhà của họ.

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

II. Chuẩn bị:

– Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử TNXH

– Học sinh: Sách giáo khoa, VBT Tự nhiên và xã hội 1

III. Hoạt động dạy học

Mở đầu: Hoạt động chung cả lởp:

– HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về gỉa đình [ví dụ bài: Cả nhà thương nhau].

– HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nôi dung bài hát như:

+ Bùi hút nhắc dến những ai trong gia đình?

+ Từ nào nói về tình cảm của những người trong gia đình?

+…

GV dẫn dẳt vào bài học. Bài hát nói đến ba thành víên trong gia dình: ba, mẹ, con và tình cảm cùa các thành viên trong gia đình. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm híểu gia đình bạn Hà. bạn An và cùng chin sẻ về gia đình mình.

  1. Thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình

 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu gia đình bạn Hà và gia đình bạn An

* Mục tiêu

– Nêu được các thành viên có trong gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.

– Nhận xét được tình cảm giữa các thành viên trong gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.

– Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về cảc thành viên trong gia đình.

* Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

HS quạn sát các hình ở trang 9 [SGK] để trả lời các câu hòi:

+ Gia đình bạn Hà, bạn An có những ai?

+ Họ đang làm gì và ở đâu?

Bưởc 2: Làm việc cả lớp

– Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

– HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý để HS nói được:

+ Gia đình bạn Hà có bố, mẹ, anh trai và bạn Hà. Gia đình bạn Hà đang đi chơi ở công viên.

+ Gia đình bạn An có ông. bà, bố, mẹ, bạn An và em gáỉ. Gia đình bạn An đang ở nhà cùng nhau.

– HS trả lời một số câu hỏi của GV để khai thác sự thể hiện tình cám giữa các thành viên trong gia đình. Ví dụ:

+ Theo em, các thành viên trong gia đình bạn Hà, gia đình bạn An có vui vẻ, yêu thương nhau không?

+ Hành động nào thế hỉện các thành viên yêu thương và quan tâm nhau?

+ …

Lưu ý: GV yêu cầu HS quan sát và trao đồi theo từng hình. Tuỳ trình độ HS, GV sẽ đặt các các hỏi phù họp để HS nói được tình càm và sự quan tâm của các thành viên trong gỉa đình bạn Hà và An.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 2.Giới thiệu về gia đình mình

* Mục tiêu

– Giới thìệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

– Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.

Đặt được các câu hỏi đơn gỉan về các thành viên trong gia đình.

* Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo căp

– Từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về bản thân: tên, tuổi, sở thích, năng khiếu [nếu có].…

–  Một HS đặt câu bỏỉ. HS kia trả lời [tuỳ trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏí], gợi ý như sau:

+ Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai?

+ Trong nhũng lủc nghỉ ngơi. gia đình bạn thường làm gì? Những lúc đó, bạn cảm thấy thế nào?…

– HS làm câu 2 của Bài l [VBT]

Bước 2: Làm việc cả lóp

– Một số HS giới thiệu vể bản thân.

– Một số HS khác giởi thiệu về gỉa đình mình.

– Các HS còn lại sẽ đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn

Buớc 3 Làm việc nhóm

– HS làm câu 1 của Bài 1 [VBT]

– Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhómtranh vẽhoặc ảnh về gia đình mìnhtrong lúc nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau để thấy sự gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình

– HS dán tranh ảnh của mình vào bảng phụ, giấy A2 của nhóm

 – Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp [nếu có thời gian]

  1. Công việc nhà và chia sẻ công việc nhà

KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 3: Tìm hiểu công việc nhà của từng thành viên trong gia đình bạn Hà

 * Mục tiêu

– Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình bạn Hà.

 – Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về công việc nhà của các thành viên trong gia đình.

 * Cách tiến hành

 Bước 1: Làm việc theo cặp

 HS quan sát các hình ở trang 10 [SGK] để trả lời các câu hỏi:

+ Hinh vẽ những thành viên nào trong gia đình bạn Hà?

+ Từng thành viên đó đang làm gì?

 Bước 2: Làm việc ca lớp

 – Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

 – HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý để HS nói được:

+ Hinh về bố, mẹ, Hà và anh trai.

 + Bố đang cắm cơm, mẹ đi chợ về, Hà lau bàn, anh trai lau nhà.

 – HS trả lời một số câu hỏi của GV để khai thác cảm nhận của các thành viên khi tham gia làm việc nhà. Vi dụ: Em thấy bạn Hà có vui vẻ khi tham gia làm việc nhà không? Tại sao em lại cho là như vậy?

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

 Hoạt động 4: Giới thiệu công việc nhà của từng thành viên trong gia đình em

 * Mục tiêu

– Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình mình

– Đặt được các câu hỏi đơn giản về công việc nhà của các thành viên trong gia đình

* Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

 Phương án 1

– HS làm câu 3, 4 của Bài 1 [VBT].

– HS trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả của mình.

 Phương án 2

 – Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời [tuỷ trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi], gợi ý như sau:

 + Trong gia đình bạn, ai thường tham gia làm việc nhà?

 + Hãy kể về công việc nhà của từng thành viên [bố / mẹ / anh / chị…]. Bước 2: Làm việc cả lớp.

 – Một số cặp HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.

– Các HS còn lại sẽ nhận xét phần trình bày của các bạn.

 – HS trả lời câu hỏi của GV: Vì sao các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ việc nhà? GV hướng HS đến thông điệp: “Cùng chia sẻ việc nhà là thể hiện sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình ”.

Trên đây là mẫu giáo án tự nhiên – xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hy vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho thầy cô.

Thầy cô có thể tải trọn bộ giáo án tự nhiên – xã hội cho cả năm tại đây

Tham khảo thêm: Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều

Tổng hợp: Thùy Anh

Video liên quan

Chủ Đề