Sáng kiến kinh nghiệm phát triển sáng tạo trong ứng dụng trò chơi mở làm từ nguyên liệu thiên nhiên

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Giải pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non bằng tạo hình từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ

3. Tác giả

Họ và tên: Lê Thanh Hiền Hương

Ngày tháng/ năm sinh: 31/5/1986

Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng, trường mầm non Sơn Ca

Điện thoại: 0977150606

4. Đồng tác giả: Không

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến

Tên đơn vị: Trường mầm non Sơn Ca

Địa chỉ: Tổ dân phố 9 thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

Điện thoại: 0225.3888.388.

I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT:

Hoạt động tạo hình trong trường mầm non có vai trò quan trọng giúp trẻ nhận thức và phản ánh thế giới, qua đó phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: Óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tưởng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng giàu có hơn cả về lượng và chất. Tham gia vào hoạt động tạo hình trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kĩ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, sự kiện, hiện tượng được miêu tả.

Tuy nhiên, trong tổ chức hoạt động tạo hình tại trường mầm non Sơn Ca mới chỉ dừng lại ở những việc như:

- Giáo viên chủ yếu cho trẻ sử dụng các nguyên học liệu mua và sưu tầm đồ phế liệu trong sinh hoạt như: Giấy màu, đề can, mút xốp, bìa màu, đất nặn, chai, lọ, bìa lịch cũ ..

- Nguyên liệu để trẻ hoạt động tạo hình lặp đi, lặp lại không có nhiều thay đổi

- Các hoạt động tạo hình trẻ mới chỉ dừng lại ở việc vẽ, nặn, xé dán chưa có những kỹ năng tổng hợp.

Chính từ những việc làm trên đã gây ra một số bất cập đối với hoạt động tạo hình phát triển thẩm mỹ như:

- Giáo viên vẫn còn tâm lý ngại thay đổi, thích đi theo lối mòn, không chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình mới để kích thích sự hứng thú của trẻ.

- Trẻ chỉ tiếp thu những tri thức của cô mà không có cơ hội để thể hiện các kỹ năng, kinh nghiệm sống của bản thân vào việc tạo ra sản phẩm trong quá trình học.

- Trẻ không hứng thú, thiếu sự tự tin và chán nản mỗi lần tham gia hoạt động tạo hình.

- Sản phẩm tạo hình chưa phong phú, đa dạng và không có tính ứng dụng cao trong các hoạt động giáo dục, trưng bày, trang trí.

- Thiếu sự quan tâm vào cuộc của phụ huynh trong các hoạt động tạo hình của trẻ tại nhà trường.

Cát Bà là một hòn đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, các nguyên liệu: vỏ ngao, vỏ ốc, sò, đá cuội, cát, quả thông khô, lá cọ là nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương mà trẻ được tiếp xúc rất nhiều mỗi khi đi tắm biển hay đi chơi, thậm chí trong cuộc sống hàng ngày tại gia đình mua về sử dụng trong sinh hoạt. Khi mà trẻ nhận thấy việc tạo hình từ các nguyên học liệu sẵn có tại địa phương thật mới lạ và trẻ sẽ cảm thấy yêu quý và thích thú hơn rất nhiều so với hoạt động trên các nguyên vật liệu thông thường, sẵn có. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương [vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô] là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non.

II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN:

Giải pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non bằng tạo hình từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương gồm các giải pháp cụ thể như sau:

Giải pháp 1: Thường xuyên khơi gợi hứng thú đối với hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua các nguyên liệu sẵn có tại địa phương

Đối với trẻ mầm non nguồn hứng thú cho trẻ hoạt động tạo hình là các nguyên vật liệu và công cụ tạo hình, những điều mới mẻ mà trẻ đã được khám phá trong cuộc sống từ các bài hát, bài thơ, câu chuyện, từ những buổi dạo chơi ngoài sân trường, hay từ những chuyến đi thực hành trải nghiệm trên bãi biển hay vườn quốc giaChính vì vậy, ngay tại môi trường bên trong và bên ngoài lớp học giáo viên đã phải tạo được môi trường nghệ thuật đẹp mắt, màu sắc hài hòa bằng việc trang trí các bức tranh nhiều kích thước, các đồ chơi, đồ dùng được sáng tạo bằng những nguyên liệu tại địa phương, tránh rườm rà thuận tiện cho trẻ sử dụng và đặc biệt thường xuyên bổ sung các nguyên học liệu như: Vỏ ngao, sò, quả thông, lá thông, đá cuội, sỏi để thu hút, gây hứng thú, ấn tượng cho trẻ từ đó giúp nuôi dưỡng, hình thành ở trẻ niềm yêu thích, sự say mê khi được hoạt động tạo hình từ chính các nguyên liệu gần gũi và quen thuộc.

Giải pháp 2: Sử dụng các nguyên liệu của địa phương để tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao các kỹ năng tạo hình cho trẻ

Để tổ chức tốt hoạt động này ngay từ đầu năm học thông qua cuộc họp phụ huynh, hệ thống Zalo, Facebooknhà trường đã tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ huynh về nội dung các hoạt động tạo hình từ các nguyên liệu của địa phương nhằm nâng cao chất lượng phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Khuyến khích các bậc cha mẹ tham gia vào quá trình chuẩn bị nguyên học liệu, rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ từ các nguyên học liệu địa phương. Việc phối hợp tốt với các bậc phụ huynh sẽ tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần để tạo nên thành công của hoạt động

Trẻ được trực tiếp tạo hình từ các nguyên học liệu của địa phương để tạo ra các sản phẩm:

- Sử dụng nguyên liệu từ cát qua bàn tay khéo léo của các cô, các bé và các bậc phụ huynh sẽ tạo lên những sản phẩm đẹp, sống động như: Tranh cát, tập nhuộm màu cho cát, tạo hình trên cát, làm các đồ chơi có sử dụng cát như vòng đeo tay, móc treo chìa khóa

- Sử dụng Vỏ ngao, sò, ốc phối hợp cùng các nguyên liệu tạo hình qua sự hướng dẫn của cô, sự sáng tạo, khéo léo của trẻ để ghép những chiếc vỏ ngao, vỏ sò, hay những chiếc vỏ các loại ốc tạo thành hình các con vật ngộ nghĩnh như con bướm, con chó, con ếch, con cá, bông hoa và cũng chính từ những con vật mà trẻ tạo ra có thể làm đồ dùng trang trí để làm các khung ảnh hay những bức tranh sinh động.

- Đối với trẻ những viên đá cuội mà trẻ thường thấy ở các bãi tắm, nó rất bình thường và quen thuộc đối với trẻ thì giáo viên khơi gợi, gây hứng thú cho trẻ dùng màu để vẽ tạo thành hình quả dâu, sắp xếp tô vẽ màu tạo thành những lọ xương rồng, hay vẽ các hình con vật mà trẻ yêu thích từ đó có thể tạo thành những bức tranh với nhiều chủ đề khác nhau.

- Với những tán lá xanh mướt tròn xoe lạ mắt cùng với một sức sống mãnh liệt. Cọ là loài cây được xuất hiện khá nhiều trong sân vườn, ven đường ra các bãi tắm. Không chỉ có hình dáng khá đẹp với tán lá tròn xoe viền răng cưa tô điểm cho không gian thêm sinh động tại các công viên, vườn hoa còn thông là loại quả mà trẻ có thể bắt gặp ở tại vườn quốc gia nơi mà trẻ đã được bố mẹ, cô giáo cho đi thăm quan trải nghiệm, là vật trang trí rất nhiều mỗi dịp giáng sinh vì vậy nhà trường sử dụng lá cọ, quả thông khô cho trẻ làm hình các khung treo, đồ dùng trang trí, làm tranh, chuông gió, giỏ hoa.

Giải pháp 3: Duy trì rèn các kỹ năng tạo hình từ các nguyên liệu địa phương cho trẻ thông qua các chủ đề để lựa chọn các hoạt động lồng ghép phù hợp

Trong quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức hoạt động tạo hình, trẻ phải được tham gia vào các hoạt động đa dạng, phong phú về nội dung, sáng tạo trong hình thức tổ chức. Nắm bắt được điều này trong tổ chức hoạt động tạo hình nhà trường chỉ đạo giáo viên lựa chọn các hoạt động phù hợp với các chủ đề để lồng ghép việc rèn các kỹ năng tạo hình hợp lý, tránh gây cho trẻ cảm giác chán nản, gò ép.

Ví dụ: Đối với chủ đề nhánh Tuần lễ giáng sinh cô lựa chọn hoạt động học Tạo hình từ quả thông cô đưa trẻ vào một quang cảnh lễ giáng sinh được trang trí bằng những hình thù ngộ nghĩnh được làm từ những quả thông như: đèn, khung ảnh, con chim, khung treo cửarồi sự xuất hiện của ông già Noel sẽ chính là người giúp trẻ thực hiện rèn các kỹ năng tạo hình để tạo ra các sản phẩm từ quả thông.

Hay như chủ đề nhánh Bé tìm hiểu về sỏi, cát sau các tiết học nhận thức trẻ được tìm hiểu các đặc điểm, tính chất của cát, sỏi thì đối với tiết học tạo hình cô lựa chọn hoạt động Làm tranh từ đá cuội ở phần gây hứng thú hòa cùng tiếng nhạc vui nhộn, cô giáo trong vai nhà ảo thuật cho xuất hiện trước mặt trẻ những viên đã cuội với hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau cô cho trẻ sờ, nắn, bóp, nhìnsau đó, cô dẫn dắt trẻ tới những bức tranh mà cô đã tạo ra từ những viên đá cuội để gây hứng thú, kích thích sự tỏ mò và khơi gợi ý tưởng từ đó cô hướng dẫn trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình để sáng tạo những bức tranh từ viên đá cuội

Còn với chủ đề nhánh Em yêu quê em cô gây hứng thú cho trẻ bằng việc đem đến cho trẻ những món quà lưu niệm đẹp mắt được làm từ vỏ ngao, sò ốc để gây hứng thú dẫn dắt trẻ vào tiết học Làm đồ chơi từ vỏ ngao, sò, ốc để trang trí tại góc bán hàng của lớp.

Đối với việc rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ được nhà trường tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi trong hoạt động góc [góc nghệ thuật], hoạt động ngoài trời [tại các khu trải nghiệm], hoạt động chiều. Đặc biệt là nhà trường đã cải tạo vòm tầng 2 thành không gian sáng tạo của bé. Tại đây trẻ được thỏa sức thể hiện sự say mê hoạt động tạo hình cùng bạn bè, cô giáo và cả bố mẹ của mình.

II.1. Tính mới, tính sáng tạo:

Việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương đã mang lại hiệu quả rõ rệt để thu hút sự hứng thú, kích thích trẻ sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng phong phú.

- Giáo viên hăng say tìm tòi để lựa chọn những nội dung phù hợp khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ, để trẻ hứng thú tích cực hơn trong giờ hoạt động tạo hình.

- Trẻ được sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương [vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô] trong hoạt động tạo hình sẽ nâng cao tính chủ động, trí tưởng tượng và óc sáng tạo, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.

- Đặc biệt là sản phẩm từ những đồ chơi, tranh ảnh... mà trẻ tự tay làm nó có sự mới lạ giúp trẻ thêm yêu thích môn học tạo hình.

Có thể khẳng định, đây là những giải pháp, nội dung đề tài giúp phát triển thẩm mĩ cho trẻ bằng tạo hình từ các nguyên liệu sẵn có của địa phương chưa có đồng nghiệp nào đề cập đến. Đề tài đưa ra giải pháp mới trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ đem lại hiệu quả cao. Phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ trong việc tự lựa chọn nguyên học liệu cho hoạt động tạo hình, đây chính là sắc thái, nét độc đáo riêng của lĩnh vực phát triển thẩm mĩ.

Đối với trẻ việc tiếp xúc với nguyên học liệu sẵn có tại địa phương là thường xuyên nhưng việc sử dụng nó vào trong hoạt động tạo hình thì lại là một sự mới mẻ và kích thích sự sáng tạo, óc thẩm thẩm mĩ của trẻ.

Các giải pháp của tôi đưa ra mang tính sáng tạo trong việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Thực hiện các giải pháp có sự liên kết, đồng bộ nhưng không chồng chéo đã đem lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện.

II.2. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng, nhân rộng:

Một số giải pháp mà tôi đưa ra nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non bằng tạo hình từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương là hết sức đơn giản có thể áp dụng và nhân rộng tại các trường trong thành phố.

Dạy trẻ tạo hình từ chính các nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhà trường đã xây dựng được một phòng triển lãm trưng bày các sản phẩm do chính cô, trẻ và các bậc phụ huynh chung tay làm.

Khu trưng bày là nơi mà đã có rất nhiều giáo viên các trường của thành phố tới tham quan, học tập kinh nghiệm để áp dụng làm tại đơn vị.

Giáo viên các trường tới mượn các sản phẩm để dạy trẻ các chủ đề.

Đặc biệt khu trưng bày triển lãm các sản phẩm của cô và trẻ làm, đã được phóng viên của Đài truyền hình Cát Hải lấy tư liệu hình ảnh để quảng bá cho du lịch Cát Bà.

II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

a. Hiệu quả kinh tế:

- Việc tận dụng tối đa nguyên liệu sẵn có tại địa phương cho trẻ hoạt động, giúp hạn chế tối đa nguồn chi phí cho việc mua các nguyên học liệu phục vụ dạy hoạt động tạo hình cho trẻ.

- Giáo viên tận dụng chính các sản phẩm tạo hình để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ chơi tại các góc chơi, tiết kiệm chi phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi.

- Nhà trường tận dụng được các sản phẩm tạo hình như tranh, các lọ hoa để treo trang trí ở các hành lang, khu vực cầu thang, phòng hội trường.

b. Hiệu quả về mặt xã hội:

* Đối với cán bộ quản lý- giáo viên:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý - giáo viên về tầm quan trọng của các hoạt động tạo hình, từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ.

- Tạo sự liên kết và thống nhất giữa cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ.

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện tốt và có hiệu quả hơn các nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra trong năm học. Thực hiện có chất lượng các hoạt động của chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là các hoạt động tạo hình phát triển thẩm mỹ.

- Giáo viên chủ động khai thác, tìm tòi các nội dung giáo dục và hình thức tổ chức sáng tạo, phong phú nhưng vẫn đảm báo tính phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ và tuân thủ theo chương trình GDMN. Giúp giáo viên giảm áp lực về thời gian tạo thiết bị, đồ dùng, đồ chơi học tập cho trẻ, tạo tâm thế tự tin, thoải mái, không gò bó khi tổ chức các hoạt động.

* Đối với trẻ:

- Khi tham gia vào hoạt động tạo hình từ các nguyên liệu sẵn có tại địa phương giúp kích thích trẻ hoạt động, gợi mở tư duy trẻ. Trẻ tham một cách tích cực, tự nhiên, không gò bó, áp đặt, tạo tâm lý thoải mái, kích thích sự sáng tạo của trẻ giúp trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp mắt.

- Tăng quá trình tương tác: Trẻ có cơ hội được tham gia hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể nhiều hơn. Thúc đẩy khả năng tương tác giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với nhóm chơi, giữa trẻ với sự vật hiện tượng mà trẻ đang tri giác.

- Giúp trẻ có lòng đam mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống. Tạo cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, xã hội, có cảm xúc với cái đẹp, yêu quê hương đất nước.

* Đối với phụ huynh:

- Việc tổ chức tốt các hoạt động tạo hình từ các nguyên liệu sẵn có tại địa phương, là thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Góp phần làm thay đổi nhận thức của phụ huynh trong quá trình giáo dục con trẻ trên lớp cũng như tại nhà. Làm gia tăng khả năng tương tác, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, thúc đẩy sự phối kết hợp của phụ huynh thông qua việc tìm kiếm, sưu tầm các nguyên liệu để phục vụ các hoạt động tạo hình của trẻ.

c. Giá trị làm lợi khác:

Sáng kiến được áp dụng vào thực tế từ năm học 2019-2020 đến nay. Sáng kiến không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng đối với việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ bằng tạo hình từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ, giúp xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học khang trang, tổ chức thành công các hoạt động tạo hình, tăng cường đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động giáo dục tại nhà trường một cách rõ nét và đồng bộ. Phụ huynh ngày càng tin tưởng, ủng hộ, được Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo, và các trường mầm non trong toàn thành phố đánh giá cao. Sáng kiến này được áp dụng tại Trường mầm non Sơn Ca, một trường điểm trong khối mầm non tại huyện Cát Hải, đã được các trường trong thành phố tới thăm quan, học tập, áp dụng triển khai thực hiện tại đơn vị.

CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

[ Xác nhận]

........................................

........................................

........................................

Hải Phòng, ngày tháng năm 2021

Tác giả sáng kiến

Lê Thanh Hiền Hương

Video liên quan

Chủ Đề