Sau chuyển phôi nằm nghỉ bao lâu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuyến - Bác sĩ lâm sàng - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khoẻ sinh sản, hỗ trợ sinh sản.

Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo [IVF] là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Một trong những giai đoạn quan trọng nhất và ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của IVF là giai đoạn sau khi chuyển phôi. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn này và một trong số đó là chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng của sản phụ sau chuyển phôi.

Sau khi chuyển phôi, sản phụ tập trung vào chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh và không thực hiện bất kỳ thay đổi lớn về chế độ ăn nào trong thời gian này. Các chuyên gia nội tiết sinh sản khuyến cáo sản phụ sau chuyển phôi nên sử dụng chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải. Đây là chế độ ăn dựa trên thực vật cung cấp các chất dinh dưỡng tích cực mà cơ thể sản phụ cần.

Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn Địa Trung Hải cải thiện tỷ lệ thành công IVF ở những phụ nữ không béo phì dưới 35 tuổi. Trong khi nghiên cứu khác, việc ăn một chế độ ăn uống lành mạnh trong những tuần đầu tiên sau chuyển phôi chắc chắn không làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống này cũng làm cải thiện chất lượng sức khỏe của tinh trùng, do đó, sản phụ cũng nên khuyến khích chồng/bạn đời có thể cùng mình thực hiện với chế độ ăn Địa Trung Hải.

Chế độ ăn Địa Trung Hải như sau:

  • Ăn chủ yếu các loại thực vật như trái cây và rau quả tươi.
  • Chọn protein nạc, như cá và gia cầm.
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt, như hạt quinoa, hạt farro và mì ống ngũ cốc.

Dinh dưỡng tốt nhất sau khi chuyển phôi là các ngũ cốc nguyên hạt

  • Bổ sung thêm các loại đậu, bao gồm đậu xanh, đậu gà và đậu lăng.
  • Chuyển sang các sản phẩm sữa ít béo.
  • Ăn chất béo lành mạnh, chẳng hạn như bơ, dầu ô liu, quả hạch và hạt.
  • Hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, đường, ngũ cốc tinh chế và các thực phẩm chế biến sẵn khác.
  • Giảm lượng muối tiêu thụ bằng cách sử dụng các nguyên liệu thảo mộc và gia vị thay thế.

Nhiều phụ nữ tránh hoặc ngừng tập thể dục sau khi chuyển phôi vì họ sợ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, việc nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường là không nên.

Tuy nhiên, sản phụ cũng không nên thực hiện bất kỳ việc gì như làm việc nặng nhọc hoặc thể dục quá sức, điều quan trọng là cần giữ cho việc lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt để nuôi dưỡng thai nhi nên sản phụ không nên nằm hoặc ngồi nhiều. Duy trì thói quen sinh hoạt bình thường cũng rất quan trọng để giữ cho tâm lý của sản phụ ổn định sau khi chuyển phổi.

Sản phụ cũng không nên tập luyện quá sức sau khi chuyển phôi

Đối với các sản phụ có chỉ số khối cơ thể [BMI] bình thường, trước kia đã tập thể dục và có một lớp lót tử cung dày thì nên tiếp tục tập thể dục. Tuy nhiên các sản phụ nên giảm hoạt động không quá 15 dặm mỗi tuần.

Trong quá trình IVF, đòi hỏi sản phụ phải cố gắng rất nhiều nên có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần, do đó, sản phụ cần p dành thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục và lắng nghe nhu cầu của cơ thể. Nếu thấy mệt mỏi nên dừng lại và ngồi nghỉ ngơi. Để lại công việc nhà cho người khác, đi dạo nhẹ nhàng trong không khí trong lành, ăn uống khoa học.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Chuyển phôi có đau không?

XEM THÊM:

Chuyển phôi là một giai đoạn quan trọng trong quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm [TTTON]. Khoảng 90% bệnh nhân được thực hiện TTTON đến được giai đoạn chuyển phôi. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% có phôi làm tổ vào buồng tử cung và mang thai. Nguyên nhân vì sao 2/3 số bệnh nhân không đạt kết quả này hiện vẫn chưa được làm rõ. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm khảo sát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quy trình chuyển phôi như: tư thế bệnh nhân, môi trường chuyển cùng với phôi vào buồng tử cung, số lượng phôi chuyển... Trong đó, nằm nghỉ sau chuyển phôi cũng là vấn đề rất được nhiều người quan tâm.

Thụ tinh trong ống nghiệm trên người đã được tiến hành và thành công từ hơn 20 năm. Đến nay, nhiều công đoạn trong qui trình thực hiện TTTON [trừ thời gian nằm nghỉ sau chuyển phôi] đã được cải tiến nhằm không ngừng nâng cao tỷ lệ thành công. Trong các phác đồ TTTON cũ, mặc dù chưa có một chứng cứ khoa học nào nhưng hầu hết các trung tâm khuyên bệnh nhân nằm nghỉ sau chuyển phôi từ 15 phút đến 24 giờ. Các bác sĩ cho rằng việc nằm bất động tại chỗ sau chuyển phôi sẽ tránh được sự trào ngược phôi ra ngoài và tăng khả năng làm tổ của phôi. Tuy nhiên, với một kỹ thuật chuyển phôi tốt, việc phôi trào ngược ra ngoài hầu như không xảy ra.

Quảng cáo

Quá trình làm tổ của phôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là chất lượng phôi chuyển vào buồng tử cung và sự chấp nhận của nội mạc tử cung. Quá trình này thường xảy ra 4-7 ngày sau thụ tinh [khoảng 2-5 ngày sau chuyển phôi]. Do đó, việc nằm tại chỗ lâu sau chuyển phôi thật sự không có một tác động nào giúp ích cho việc làm tổ của phôi.

Gần đây, các nhà lâm sàng đã tiến hành một số nghiên cứu để xem việc nằm nghỉ lâu sau chuyển phôi có ích hay không. Trong một nghiên cứu của Anh, 180 bệnh nhân TTTON được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: nhóm 1 nằm tại chỗ sau chuyển phôi 24 giờ; nhóm 2 nằm tại chỗ sau chuyển phôi 20 phút. Kết quả cho thấy tỷ lệ có thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và đa thai giữa 2 nhóm tương đương nhau. Do đó, các tác giả cho rằng, việc nằm nghỉ kéo dài sau chuyển phôi không giúp tăng tỷ lệ làm tổ của phôi và mang thai.

Quảng cáo

Một nghiên cứu khác được tiến hành trên gần 1.100 bệnh nhân không nằm nghỉ sau chuyển phôi cho thấy, tỷ lệ có thai lâm sàng ở họ không thay đổi so với nhóm đối chứng [có nằm nghỉ].

Tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP HCM, trước đây, bệnh nhân thường được cho nằm tại chỗ sau chuyển phôi 24 giờ. Hiện nay, với phác đồ mới, bệnh nhân chỉ nằm nghỉ sau chuyển phôi 4 giờ, sau đó được cho về nhà. Nhưng tỷ lệ có thai hiện nay lại tăng so với trước kia rất nhiều. Như vậy, khả năng làm tổ của phôi và mang thai trong TTTON không phụ thuộc vào thời gian nằm nghỉ sau chuyển phôi.

Hiện tại, ở hầu hết các trung tâm TTTON trên thế giới, bệnh nhân thường chỉ nằm nghỉ một thời gian ngắn sau chuyển phôi, sau đó có thể đi lại, sinh hoạt bình thường. Hơn nữa, để một chu kỳ TTTON thành công, ngoài những yếu tố về kỹ thuật do các bác sĩ đảm nhiệm, yếu tố tinh thần của bệnh nhân cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc sinh hoạt bình thường, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ sẽ tạo tâm lý thoải mái, giúp giảm stress cho bệnh nhân và có thể ảnh hưởng tốt đến khả năng mang thai.

[Theo Sức Khỏe & Đời Sống]

Được làm cha mẹ là điều hạnh phúc nhất của các cặp vợ chồng, song không phải cặp đôi nào cũng có thể sinh con tự nhiên. Vì thế nhiều cặp vợ chồng tìm đến phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai thành công. Dưới đây là những lưu ý trong quá trình chuyển phôi và sau chuyển phôi để có thể thành công mang thai ngay từ lần đầu tiên.

1. Chuẩn bị gì trước khi chuyển phôi?

Với chuyển phôi trữ thông thường, thời gian để chuẩn bị niêm mạc tử cung là khoảng 12 - 18 ngày trước, tương ứng từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Ngoài ra, số ngày chuẩn bị có thể thay đổi dựa trên đáp ứng với thuốc, khi niêm mạc tử cung dày từ 8 - 13 mm là phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ đánh giá điều kiện niêm mạc tử cung cũng như các vấn đề khác để quyết định chuyển phôi có tỉ lệ thành công cao nhất.

Chuyển phôi là giai đoạn quan trọng để phôi làm tổ và phát triển thành thai

Bên cạnh việc lựa chọn bác sĩ giỏi, thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại thì sự chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần lẫn sức khỏe thể chất là rất quan trọng. Trong thời gian này, chị em nên lưu ý uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ, cùng với đó là giữ tâm lý thoải mái, chủ động tăng cường sức khỏe.

1.1. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng trong những ngày nuôi niêm mạc tử cung rất quan trọng, nên chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, không dùng món ăn dễ gây táo bón hoặc tiêu chảy. Các loại thức uống có cồn, thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc nhiều dầu mỡ, cay nóng cũng không nên sử dụng.

1.2. Vận động

Những ngày này, chị em nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, luyện tập nhẹ nhàng còn giúp tâm lý thoải mái nhất, đảm bảo sức khỏe ngăn ngừa ho, cúm trong quá trình chuyển phôi và sau đó.

Không quan hệ tình dục trước khi chuyển phôi 24 giờ

Trước khi chuyển phôi 24 giờ, lưu ý không quan hệ tình dục để đảm bảo sức khỏe cũng như môi trường tốt nhất để phôi cấy duy trì bám vào tử cung.

2. Những lưu ý trong quá trình chuyển phôi cơ bản nhất

Trước khi chuyển phôi, mẹ nên chủ động đi vệ sinh, ăn uống vừa phải để tâm lý thoải mái và sau khi chuyển phôi sẽ không đi vệ sinh ngay. Đầu tiên, bạn sẽ cần siêu âm để quan sát tử cung, phần phụ dễ dàng hơn nên có thể cần uống khoảng 300 - 500ml nước.

Quá trình chuyển phôi không quá kéo dài, mẹ nên phối hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để thao tác dễ dàng, cũng tăng tỉ lệ thành công. Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại tư thế từ 30 phút - 1 giờ để phôi ổn định trong tử cung. Sau đó có thể đi lại nhẹ nhàng, đi vệ sinh để cảm thấy thoải mái nhất và ra về.

Lưu ý nên di chuyển bằng ô tô hoặc taxi, tránh đường quá xóc hoặc vận động mạnh, lúc này phôi đang dịch chuyển trong tử cung để tìm chỗ bám tốt nhất. Đi bộ nhẹ nhàng cũng hỗ trợ quá trình phôi bám tốt hơn, nên không cần thiết mẹ phải nằm yên một chỗ hay di chuyển bằng xe đẩy.

Quá trình chuyển phôi diễn ra khá nhanh

3. Sau chuyển phôi chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Sau chuyển phôi, bệnh nhân có thể về nhà và tự chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc hỗ trợ, lưu ý chỉ dùng thuốc được kê đơn, không tự ý sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng khác. Đây là giai đoạn quan trọng khi phôi tìm và bám vào tử cung, nếu thành công sẽ phát triển thành thai nên chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi và tâm lý tốt là điều mà mẹ cần thực hiện.

3.1. Lưu ý về chế độ nghỉ ngơi

Sau khi di chuyển về nhà an toàn, trong khoảng 3 ngày đầu tiên, bệnh nhân nên dành thời gian tối đa để nằm nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng bằng đi bộ hoặc khi cần đi vệ sinh. Tư thế nằm thích hợp nhất là nằm nghiêng sang trái, chân phải co lên và chân trái duỗi thẳng, song bạn có thể thay đổi để tìm tư thế nằm dễ chịu nhất.

Sau 3 ngày đầu tiên này, bạn có thể đi lại nhiều hơn, làm các việc vặt nhưng lưu ý tránh hoạt động mạnh, bê vác dùng sức hoặc đi lên xuống cầu thang. Cần đi chậm thật cẩn thận, hạn chế tối đa va chạm hoặc làm việc quá sức gây khó khăn cho quá trình phôi thai bám vào tử cung làm tổ và phát triển thành thai.

Nên hạn chế đi lại nhiều sau khi chuyển phôi

Ngoài ra sau khi chuyển phôi, cần kiêng quan hệ tình dục hoàn toàn để tránh kích thích gây co bóp tử cung, ảnh hưởng tới phôi thai. Thời gian ngủ mỗi ngày phù hợp là từ 7 - 8 giờ với giấc ngủ sâu, ngủ nhiều hơn 9 h hoặc ít hơn 6h đều làm giảm tỉ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo.

3.2. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học trong thời gian này, đồng thời bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây trong các bữa ăn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tiêu thụ nhiều rau xanh bổ sung Vitamin tự nhiên giúp giảm đến 40% tỉ lệ sảy thai. Cung cấp đủ chất xơ cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc trĩ, chuẩn bị cho quá trình mang thai an toàn.

Các loại rau xanh như bông cải xanh, súp lơ xanh còn chứa dinh dưỡng tốt, ngăn ngừa sảy thai, động thai nên rất tốt với phụ nữ sau chuyển phôi. Để phôi thai phát triển tốt hơn, hãy ăn các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu pinto,…

Các loại protein nạc cũng không thể thiếu trong dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ sau chuyển phôi, nên ưu tiên các loại cá, thịt đỏ.

Bên cạnh đó, nên tránh ăn các loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai như: nước dừa tươi, đu đủ, rau ngót, rau má,…

3.3. Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu

Không thể tránh khỏi tâm lý áp lực, lo lắng sau khi chuyển phôi, song tâm lý tiêu cực này hoàn toàn không tốt cho thai nhi. Hạn chế suy nghĩ quá nhiều, tự tạo áp lực cho bản thân, thay vào đó hãy dành thời gian xem phim, đọc sách để thư giãn và thoải mái tinh thần.

Tinh thần thoải mái là rất quan trọng để chuyển phôi thành công

Không nên xem phim hành động, phim gây chấn động tinh thần mạnh hoặc các yếu tố gây tức giận, khó chịu có thể dẫn đến hỏng phôi thai.

Sau khoảng 2 tuần, mẹ có thể xét nghiệm để kiểm tra kết quả thụ thai, nếu xuất hiện tăng nồng độ Beta HCG, mẹ đã mang thai thành công. Thực hiện tốt những lưu ý trong quá trình chuyển phôi và chăm sóc sau chuyển phôi trên đây sẽ giúp tăng khả năng thụ thai thành công.

Video liên quan

Chủ Đề