Có nên lau mình cho trẻ sơ sinh

Khoảng từ 5 - 6 tuần tuổi, thường trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ, khi ăn và khi thay bỉm. Đây là một hiện tượng sinh lý rất bình thường khi gặp ở trẻ mới sinh và hết sau 3 - 4 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ vặn mình kèm theo các biểu hiện giật mình, rướn mình, gồng đỏ mặt, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc trong thời gian dài, thường xuyên thì cha mẹ nên lưu ý và quan tâm trẻ. Vì tình trạng trên có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

1. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình nhiều?

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình được các bác sĩ chuyên khoa Nhi giải thích đây chỉ là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể. Khi mới sinh các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não chưa phát triển hoàn thiện nên phần dưới vỏ hoạt động chiếm ưu thế hơn. Vì vậy trẻ vặn mình, vận động tay chân để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

Ngoài ra, trẻ vặn mình cũng do ngủ trên đệm quá cứng, tư thế ngủ không hợp lý, gối đầu quá cao hoặc môi trường bé ngủ không thoải mái.

Tuy nhiên nếu có việc trẻ vặn mình còn kèm theo các biểu hiện bất thường khác như gồng mình, hay giật mình, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, nôn ói,… thì cha mẹ nên lưu ý đây có thể là biểu hiện của bệnh lý.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình, quấy khóc khiến giấc ngủ không sâu

2. Biểu hiện sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh hay vặn mình

Biểu hiện vặn mình do sinh lý

Là khi trẻ vặn mình, gồng người trong vài phút và sau 2 - 3 tháng thì kết thúc. Trẻ vẫn tăng cân bình thường thì không cần quá lo ngại nhiều. Việc trẻ vặn mình có thể do:

  • Môi trường bé ngủ không thoải mái, tiếng ồn nhiều và ánh sáng mạnh sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình.

  • Trẻ sơ sinh đói thường quấy khóc, cựa quậy, uốn người, vặn mình,…

  • Khi trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài thường vặn mình và rặn kèm theo đỏ mặt.

  • Môi trường xung quanh bé không thoải mái: Do tã hoặc bỉm ướt, quấn khăn chặt,… khiến bé cũng hay vặn mình.

Biểu hiện vặn mình do sinh lý

Thường có biểu hiện kéo dài kèm theo triệu chứng khác gây ảnh hưởng tới vấn đề ăn uống, giấc ngủ, sụt cân, tổn thương da, tóc,… ảnh hưởng tới sự phát triển của bé như:

  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình, nôn ói, nấc, đổ mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, giật mình, quấy khóc, lên cân chậm, lâu dần trẻ còi xương, chậm mọc răng, rụng tóc,… thì có thể do trẻ thiếu canxi, hệ tiêu hóa kém.

  • Trẻ bị tổn thương thần kinh thường hay gồng mình, vặn mình, khó ngủ, hay co giật.

  • Ngoài ra, trẻ vặn mình có thể do tổn thương da khi bị côn trùng cắn, bị ngứa, nóng,…

Viêm da ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ nên lưu ý, khi thiếu canxi kéo dài có thể gây co thắt thanh quản sẽ gây nguy hiểm cho trẻ, vì có thể khiến trẻ ngừng thở, tím tái, hoặc tử vong nhanh.

3. Bố mẹ nên làm gì khi con vặn mình?

Đối với biểu hiện bệnh lý

Cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay đề khám đưa ra các chẩn đoán chính xác, được tư vấn cách chữa trị và chăm sóc tốt nhất cho bé. Không nên sử dụng các mẹo để chữa cho bé tại nhà.

Đối với biểu hiện sinh lý bình thường

Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm tình trạng vặn mình ở trẻ:

Thay tã, bỉm, quần áo rộng thoải mái cho trẻ dễ ngủ

Cha mẹ nên chọn tã, bỉm thấm hút tốt, vừa vặn với mông bé, mặc quần áo rộng rãi, đủ ấm để tạo cảm giác thoải mái giúp bé ngủ ngon hơn.

Đảm bảo môi trường bé ngủ thoải mái

  • Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến trẻ hay giật mình, vặn mình, quấy khóc. Cho bé ngủ ở phòng thoáng mát, yên tĩnh, không ồn ào gây kích động cho bé.

  • Giặt giũ chăn, màn thường xuyên cho bé, vệ sinh phòng sạch sẽ tránh gây ngứa ngáy khó chịu.

Nhẹ nhàng xoa dịu trẻ

Khi trẻ khó ngủ, vặn mình, quấy khóc, cha mẹ hãy ôm bé vào lòng, âu yếm, vỗ về, hát ru cho bé, nói chuyện cùng bé để cho bé thoải mái và có cảm giác an toàn, bé sẽ ngủ sâu hơn.

Tắm nắng cho bé thường xuyên

Việc tắm nắng cho bé có thể giúp cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D qua da, giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho tốt nhất. Cha mẹ nên cho bé tắm nắng từ 10 - 15 phút trong khoảng thời gian từ 6 - 9 giờ sáng hoặc sau 17 giờ chiều.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bé và mẹ

Cha mẹ nên bổ sung canxi cho bé bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ. Đối với bé đang bú mẹ thì các mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất canxi như cá ngừ, cá hồi,… để cung cấp canxi cho bé qua nguồn sữa mẹ.

Cha mẹ hãy quan tâm đến cảm xúc của trẻ

Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngoài biểu hiện sinh lý bình thường ra trẻ còn đang biểu đạt cảm xúc của mình như trẻ khó chịu, ngứa ngáy, mệt, ốm hay đang đói, tã ướt,… Vì vậy cha mẹ nên quan tâm cảm xúc của con kỹ để có thể hiểu và giúp đỡ con.

Thường xuyên kiểm tra vùng da nhạy cảm cho trẻ

Khi bé hay vặn mình, quấy khóc, khó chịu,… thì cha mẹ nên để ý kĩ các vùng da nhạy cảm cho trẻ xem trẻ có bị hăm, viêm, loét, mẩn đỏ hay không. Nếu bị nên đưa bé đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Và lưu ý cha mẹ không sử dụng các mẹo lạ được truyền trong dân gian để chữa trị cho bé như là tẩy lông đen, xông hơi, đắp lá, truyền nóng,… vì có thể gây ảnh hưởng tới làn da, sức khỏe của bé.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho cha mẹ những kiến thức cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình. Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc bé, đảm bảo trẻ phát triển tốt nhất. Nếu tình trạng vặn mình ở trẻ kéo dài kèm theo các triệu chứng khác, cha mẹ nên đưa bé đi khám để có thể chẩn đoán, xác định tình trạng nhằm chữa trị kịp thời. Ngoài ra, nếu còn bất cứ vấn đề gì cần được giải đáp, các bạn có thể liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn kỹ hơn.

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một “nghi lễ” đối với những ông bố bà mẹ trẻ. Bởi đó không chỉ là công việc vệ sinh thông thường mà còn là những khoảnh khắc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.

Tắm là một trong những chăm sóc đơn giản nhất ngay từ khi bé cất tiếng khóc chào đời. Bạn nên chuẩn bị cho bé một chậu tắm bằng nhựa, một ghế gập nhỏ bằng vải xốp để đặt bé khi tay mẹ mỏi. Nước cho bé tắm dù mùa hè hay đông nên duy trì ở nhiệt độ 37 độ C, nếu nước nóng quá sẽ gây ra các vết bỏng rát trên da bé. Thời gian tắm bé không quá 5 phút.

Khi bôi sữa tắm lên da bé, mẹ dùng lòng bàn tay xoa nhẹ. Chú ý, các khăn tắm phải sạch sẽ, nếu không đó sẽ là nơi cung cấp mầm gây bệnh ký sinh. Đối với tóc, cần dùng dầu gội hằng ngày trong 4 tháng đầu tiên để nhằm loại bỏ lớp da cáy. Xoa nhẹ nhàng đầu bằng dầu gội thích hợp rồi dùng vòi nước hoa sen có nước ấm hay dùng cốc nhựa nhỏ dội thật nhẹ, từ từ lên đầu bé.

Khi mọi thủ tục đã hoàn tất, quấn bé vào trong khăn tắm mềm, lau sạch mọi kẽ da để sự ẩm ướt không lưu lại, tấn công làn da nhạy cảm của bé.

Vệ sinh mông luôn đi kèm với việc thay đồ cho bé. Việc vệ sinh vùng này thường xuyên là rất tốt, giúp bảo vệ da của bé, bởi trong phân và nước tiểu có chứa axít và các vi khuẩn gây hại.

Cần chú ý làm khô da bé với khăn tắm thấm nước bằng những cái vỗ vỗ nhẹ liên tiếp, đặc biệt chú ý đến những nếp gấp ở bẹn. Cơ quan sinh dục của bé cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng.

Đối với một bé gái, sử dụng miếng gạc hay vải cotton ướt không có xà phòng vệ sinh trong mọi nếp gấp [kể cả những mép âm đạo] và theo hướng từ âm hộ xuống hậu môn.

Đối với bé trai, rửa sạch với một miếng gạc hay vải cotton ướt không xà phòng là sạch dương vật cũng như phần đầu của quy đầu. Làm thật nhẹ nhàng, không quá mạnh, tránh vén bao quy đầu khi bé chưa được 4 tháng tuổi.

Trong trường hợp có những nốt đỏ và tấy rát, hãy dùng thuốc mỡ hay nước rửa vệ sinh để bảo vệ và làm dịu các biểu bì ở mông. Nên dùng cho bé tã giấy chất lượng cao để có thể yên tâm hoàn toàn về làn da bé ở những vùng nhạy cảm nhất của cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Công việc này phải thực hiện 6-10 lần/ngày trong những tháng đầu tiên với các thao tác thuần thục. Quần áo, bao tay, bao chân, tã giấy… cần thiết phải được chuẩn bị đầy đủ và ngay cạnh nơi mẹ thay đồ cho bé. Đặt nhẹ nhàng bé nằm duỗi thẳng trên giường hay bàn quấn tã, ở dưới lót một chiếc khăn vệ sinh sạch. Mở từng lớp tã, đầu tiên là vệ sinh phần mông rồi gấp tã lại đặt dưới mông. Sau đó lấy tã bẩn đi, thay bằng tã sạch.

Chú ý khi buộc tã, nút buộc phải cao hơn rốn, với bé trai, cần để ‘trái ớt’ của bé phía dưới nút buộc để không bị dịch chuyển lên phần trên khiến bé đau. Trong khi thay tã, không được rời bé một giây và 1 tay luôn giữ bé để phòng những tình huống rủi ro như bé ngọ nguậy rồi ngã….

Cuống rốn sẽ tự rụng trong khoảng từ 5-15 ngày. Rất nhiều bác sĩ khuyên các bà mẹ cần chú ý vệ sinh đến vùng nhạy cảm, luôn để thoáng khí để cuống rụng nhanh. Chú ý khi quấn tã, không động đến vùng này và khi cuống rốn rụng, vết sẹo nhỏ sẽ nhanh chóng liền lại. Nhưng khi thấy có các biểu hiện bất thường như cuống rốn tấy đỏ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Khi mới sinh, đôi mắt của trẻ sơ sinh rất yếu ớt, lông mi thường bị dính vào buổi sáng. Dùng một miếng gạc [bông] tiệt trùng tẩm huyết thanh sinh học [nước muối sinh lý] để lau sạch mắt cho bé, mỗi bên một miếng riêng biệt. Bắt đầu từ vùng sạch nhất để tránh gây ghèn mắt ra các khu vực khác.

Bạn đừng quá lo lắng khi thấy ghèn mắt màu trắng, đôi khi có kèm với ít máu, đó không phải là triệu chứng của nhiễm trùng. Nguyên nhân là do việc giảm progesteron lấy từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng mẹ nên hiện tượng này sẽ tự biến mất. Để yên tâm hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Thường xuyên lau mũi cho bé bằng những miếng bông nhỏ khử trùng, tẩm huyết thanh sinh học [nước muối sinh lý] mỗi bên lỗ mũi dùng một miếng bông vệ sinh riêng. Hết sức cẩn thận khi đưa miếng bông vào sâu trong cánh mũi, ngoáy thật nhẹ để lấy đi hết các chất nhớt. Các bé không hề thích thú với hành động này đâu.

Đối với tai, không được sử dụng các dụng cụ có đầu nhọn để làm sạch vành và tai giữa. Chọn một miếng bấc bằng cô-tông khô, làm thật khéo, nhẹ nhàng để không làm thủng màng nhĩ của bé. Khi thao tác, bạn cần giữ đầu của bé thật chắc để tránh bé ngọ nguậy, khiến việc vệ sinh không an toàn.

Kiểm tra tình trạng móng tay của bé nhiều lần trong tuần và chỉ khi bé tròn 1 tháng tuổi thì mới được cắt móng tay. Nếu chúng quá dài hay bị gãy thì cần sửa móng tay của bé ngay. Sử dụng những chiếc bấm móng tay thật sắc, đầu tròn phù hợp, tránh để lại những miếng mẩu móng tay thừa ở hai bên móng, đó có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm và đặc biệt không nên cắt móng tay quá ngắn.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề