Shoku là gì

Màu Sắc Trong Tiếng Nhật Và Cách Sử Dụng

Share on facebook

Facebook

Share on twitter

Twitter

Share on email

Email

Share on linkedin

LinkedIn

Trong bài viết hôm nay Trung tâm Yoko sẽ giới thiệu đến các bạn những từ ngữ vựng chỉ màu sắc trong tiếng Nhật giúp các bạn nâng cao vốn từ vựng tiếng Nhật cơ bản của mình và tự tin hơn trong giao tiếp nhé!

Nội Dung Bài Viết

CÁCH HỎI MÀU TRONG TIẾNG NHẬT

Hầu hết các từ vựng chỉ màu sắc trong tiếng Nhật đều được kết thúc với chữ 色 [iro- màu sắc]; tất nhiên vẫn có một số từ ngoại lệ. Và sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách viết cũng như phiên âm của các màu trong tiếng Nhật

Trước khi đi vào các từ chỉ màu sắc, đầu tiên chúng ta cần phải học cách hỏi xem màu này là màu gì. Và để hỏi “màu gì?” các bạn hãy nói: 何色ですか? [nan shoku desu ka].

Để trả lời là màu gì đó các bạn dùng cấu trúc: “色は…です” [iro ha … desu]: là màu…. Chẳng hạn màu đỏ là 赤 [aka] chúng ta có 色は赤です [iro ha aka desu]- là màu đỏ.

CÁCH VIẾT CÁC MÀU SẮC CƠ BẢN TRONG TIẾNG NHẬT

  • Màu trắng : しろ [shiro].
  • Màu đen: くろ [kuro]
  • Màu đỏ​​​​​: あか [aka]
  • Màu xanh lơ: あお [ao]
  • Màu xanh lá cây: みどり [midori]
  • Màu tím: むらさき [murasaki]
  • Màu vàng: きいろ [ki iro]
  • Màu nâu: ちゃいろ [cha iro]
  • Màu bạch kim: きんいろ [kin iro]
  • Màu bạc: ぎんいろ [gin iro]
  • Màu hoa đào: ももいろ [momo ioro]
  • Màu hồng: ピンク [pinku]
  • Màu xám: はいいろ [hai iro] / グレー [gure-]
  • Màu cam: だいだいいろ [daidai iro] / オレンジ [orenji]
  • Màu xanh nước : みずいろ [mizu iro]
  • Màu xanh đậm: こんいろ [kon iro]
  • Màu chàm: あいいろ [ai iro]
  • Màu đỏ tía: ふじいろ [fuji iro]
  • Màu nâu đen: こげちゃいろ [kogecha iro]
  • Màu vàng son: おうどいろ [oudo iro]
  • Màu xanh đọt chuối: きみどり [ki midori]
  • Màu xanh lục sẫm: ふかみどり [fuka midori]
  • Màu xanh lá cây đậm: ダークグリーン [da-ku guri-n]
  • Màu be: ベージュ [be-ju]
  • Màu đỏ tươi: しゅいろ [shu iro]
  • Màu đồng:  あかがねいろ [akagane iro]
  • Màu xanh ngọc: ターコイズ [ta-koizu]

CÁCH SỬ DỤNG MÀU SẮC TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Màu sắc là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để thể hiện sự khác biệt trong văn hóa các nước. Theo những tài liệu cổ, 4 màu xuất hiện sớm nhất trong xã hội Nhật Bản là đỏ, đen, trắng và xanh da trời, dần dần mới xuất hiện các màu sắc khác với tên gọi riêng biệt. Và đến thời Asuka [538- 710], Hoàng tử Shotoku đã dùng màu sắc tương ứng với Hệ thống 12 cấp bậc và thứ hạng trong xã hội.

Bảng hệ thống màu được  Hoàng tử Shotoku đưa ra đã phân rõ 2 loại màu [kinjiki – màu cấm và yurushiiro – màu được phép dùng]  và buộc các cấp phải sử dụng đúng quy định.

  • Màu tím: toku- Đức hạnh
  • Màu xanh da trời: jin- Từ bi
  • Màu da cam: rei – Phép tắc
  • Màu vàng: shin – Chân thành
  • Màu trắng: gi- Công lý
  • Màu đen: chi – hiểu biết.

Đến ngày nay, trong đời sống, người Nhật cũng đặc biệt lưu ý đến việc sử dụng màu sắc. Chẳng hạn, đến đám tang nhất định phải sử dụng màu đen vì nó thể hiện sự chán nản, buồn bã, u ám,…Trong khi đó đám cưới sẽ sử dụng màu trắng vì đây là màu sắc thể hiện sự tốt lành.

Tuy nhiên, bạn cũng dễ dàng nhận thấy, những bộ vest công sở của người Nhật thường là vest đen. Do màu đen còn thể hiện sự nghiêm túc, chỉn chu. Nhưng bạn nên lưu ý là khi dùng sơ mi trắng và vest đen, nhất định phải tránh cà vạt đen- do đây chính là trang phục dự tang lễ Hãy nhớ sử dụng cà vạt bất cứ màu nào ngoài màu đen.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về màu sắc trong tiếng Nhật cũng như trong văn hóa Nhật Bản. Du học Nhật Bản Yoko chúc các bạn học tập hiệu quả.

Bạn đã từng nghe qua về cụm từ Shoku ero [食エロ] chưa? Trong đó Shoku chỉ chung về bữa ăn và ero là việc tắt của Erotic [gợi tình].

Kết hợp hai từ tưởng chừng không liên quan gì đến nhau này lại, và bạn có một thể loại tác phẩm mới xuất phát từ văn hoá Manga, Anime. Không cần định nghĩa, bạn sẽ hiểu ngay Shoku ero là gì thông qua một số tác phẩm về chủ đề này [sẽ được giới thiệu ở phần sau]. Nhưng để giải thích cơ bản, Shoku ero là thể loại trong đó thể hiện các nhân vật thưởng thức bữa ăn một cách “gợi tình” với biểu cảm gương mặt đặc trưng gọi là “meshi no kao“.

Ảnh //togetter.com/li/983687

Ngũ quan trong ẩm thực được người Nhật đặc biệt chú trọng, họ khám phá niềm vui trong ăn uống không đơn thuần chỉ là cảm giác hương vị, mà bao gồm cả thị giác thẩm mỹ và thoả mãn thính giác khi lắng nghe âm thanh từ việc nấu hoặc ăn. Xu hướng ăn uống này là kết quả từ “washoku”, một cụm từ nói chung về món Nhật. Washoku được đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO do được đánh giá cao về thành phần đa dạng và tươi ngon cùng hương vị tự nhiên, cân bằng chất dinh dưỡng và hỗ trợ chế độ ăn uống lành mạnh, thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên qua sự chuyển mùa, cũng như mối quan hệ chặt chẽ với các sự kiện hàng năm.

Chính bởi chú trọng đến ẩm thực mà việc thể hiện đầy đủ các khía cạnh của thức ăn cũng là một phần mà văn hoá Nhật Bản muốn nhấn mạnh. Thử bật các kênh truyền hình Nhật Bản, dù số lượng các kênh có thể ít hơn so với các nước khác, thế nhưng hầu như bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể tìm thấy các chương trình phóng sự về người sành ăn hoặc các buổi giới thiệu ẩm thực. Các phóng viên của những chương trình như vậy không chỉ cần có gu ăn uống mà đòi hỏi khả năng diễn đạt chính xác cảm giác với vốn từ vựng ẩm thực phong phú.

Không chỉ các chương trình dành cho người sành ăn, mà thể loại ẩm thực cũng rất phổ biến trong Manga và Anime. Đặc biệt là Manga, là một phương tiện truyền thông giấy, rất khó để diễn tả cụ thể vẻ đẹp của thực phẩm và sự ngon miệng của nó bằng tất cả các giác quan như các chương trình truyền hình dành cho người sành ăn trong thế giới thực.

Chính vì vậy, Manga và Anime đã sáng tạo ra cách rất riêng để đem thế giới ẩm thực phong phú đến với người xem.

Hãy cùng điểm qua một số ví dụ để hiểu rõ hơn.

1. Shokugeki no Soma

Ảnh //renote.jp/articles/14057/page/6

Nội dung chính: Soma Yukihara là nhân vật chính, có ước mơ vượt qua tài năng nấu nướng của bố và trở thành đầu bếp chuyên nghiệp trong nhà hàng của gia đình. Thế nhưng bố anh là Jotaro lại quyết định đóng cửa nhà hàng và ra nước ngoài, đồng thời chuyển Soma vào một trường ẩm thực ưu tú nơi chỉ có 10% sinh viên được tốt nghiệp. Câu chuyện kể về quá trình “sinh tồn” của Soma trong một môi trường toàn những đầu bếp thực lực.

Nghe có vẻ như một bộ Anime điển hình cho đến khi bạn thực sự xem cách mà họ thể hiện, phần nào đó như xem…phim khiêu dâm vậy. Không chỉ biểu cảm mà hành động của nhân vật cũng vô cùng “gợi tình”, họ thậm chí “lột đồ” [đừng hỏi tại sao] khi ăn ngon.

2. Dagashikashi

Nội dung chính: Kokonotsu Shikada sống ở nhà bố mẹ với truyền thống Dagashi [kẹo Nhật] tại một bán đảo bao quanh bởi biển cả. Cậu ấy đam mê trở thành hoạ sĩ truyện tranh nhưng bố cậu muốn cậu kế nghiệp tiệm kẹo. Khi cả hai còn đang tranh cãi thì Hotaru Shidare, một người cuồng Dagashi xuất hiện.

Ảnh //www.anime-hiroba.com/anime/dagashi-kashi/

Tác phẩm ẩm thực có chủ đề về Dagashi rất hiếm, và Dagashikashi có thể được xem là bộ đầu tiên thể hiện cảm giác ẩm thực của Dagashi theo ý nghĩa “gợi tình”. Những cảnh mà Hotaru và một nhân vật nữ khác là Saya ăn Dagashi được mô tả theo phong cách “shoku-ero”.

3. Koufuku Graffiti

Nội dung chính: Ryo Machiko là một nữ sinh trung học sống một mình kể từ sau cái chết của bà, và khi cha mẹ cô rời Nhật Bản. Dì của cô yêu cầu để cho người anh họ thứ hai của Ryo, Kirin Morino ở lại vào thứ Bảy hàng tuần. Ryo, Kirin, và bạn của họ, Shiina trải qua cuộc sống hằng ngày với những bữa ăn ấm áp bên nhau.

Tác phẩm này được xem như nguồn gốc khai sinh ra từ “shoku-ero”. Anime là một thử thách khá thành công khi không làm mất đi nét “gợi tình”, nhưng không quá khiêu dâm từ Manga gốc [vì đây là một câu chuyện cảm động].

Chủ Đề