Sơ đồ cấu trúc bài văn nghị luận văn học lớp 9

Dàn ý viết đoạn văn nghị luận xã hội

Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận xã hội

Bài văn nghị luận xã hội là một dạng bài viết quan trọng trong chương trình môn học Ngữ Văn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội cũng như cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội để các bạn nắm được cách viết văn nghị luận xã hội lớp 9, cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ sao cho hay và đúng với yêu cầu của đề.

1. Sơ đồ cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội

2. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề [câu mở đoạn]

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. [thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu].

- Đánh giá khái quát vấn đề [tích cực, tiêu cực, ....]

2: Triển khai vấn đề [đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận]

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề [tổng kết lại vấn đề]

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

3. Sơ đồ cấu trúc đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội

4. Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội

Đoạn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu luận điểm.

- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:

- Nêu được thực trạng của vấn đề [có dẫn chứng, số liệu cụ thể]

- Nguyên nhân của vấn đề [Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề].

- Hậu quả [hoặc kết quả] của vấn đề [kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề]

- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm.

- Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.

3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề

Đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu luận điểm.

- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn

- Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.

- Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:

+ Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.

+ Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.

+ Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.

- Bày tỏ quan điểm của người viết:

+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề.

+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm...

+ Đề xuất phương châm đúng đắn...

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài [...]

- Lời nhắn gửi đến mọi người [...]

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Sơ đồ tư duy nghị luận, các tác phẩm Văn 9

Sơ đồ tư duy Ngữ văn 9 giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, tóm tắt lại toàn bộ kiến thức, nội dung quan trọng của phần nghị luận văn học, nghị luận xã hội và các tác phẩm Ngữ văn 9.

Sơ đồ tư duy Ngữ văn 9 là tài liệu hữu ích cho các em ôn thi vào lớp 10 hiệu quả. Với đầy đủ các nội dung khái quát của mở bài, thân bài, kết bài các em sẽ nhanh chóng lập dàn ý, triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.

Với bộ ảnh sơ đồ tư duy Ngữ văn 9, các em có cái nhìn tổng thể để hiểu sâu sắc hơn. Sơ đồ tư duy Ngữ văn 9 mang tới các mẫu sơ đồ tư duy nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nghị luận về tác phẩm văn xuôi, nghị luận về một tình huống trong đoạn trích..... Bên cạnh đó, còn có sơ đồ tư duy cho các tác phẩm như: Chuyện người con gái Nam Xương, Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Ánh trăng, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con....

Sơ đồ tư duy Ngữ văn 9 đầy đủ

Sơ đồ tư duy Nghị luận xã hội

Sơ đồ tư duy các tác phẩm Ngữ văn 9

....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ sơ đồ tư duy Văn 9.

Lưu ý: Tùy vào từng ý kiến [quan điểm] và yêu cầu của đề bài mà người viết có thể vận dụng linh hoạt kết cấu trên.

Để hiểu rõ hơn về dạng đề nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng đạo lý, mời quý thầy cô và các em cùng theo dõi đoạn văn mẫu: Nghị luận xã hội bàn về vấn đề trường đời là trường học vĩ đại nhất.

Lưu ý: Tùy vào từng ý kiến [quan điểm] và yêu cầu của đề bài mà người viết có thể vận dụng linh hoạt kết cấu trên.

Để hiểu rõ hơn về cách làm dạng đề văn này, mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo thêm bài văn mẫu nghị luận xã hội bàn về câu nói Kẻ mạnh chính là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình trích từ truyện ngăn "Đời thừa" của nhà văn Nam Cao.

Trên đây chỉ là một phần sơ đồ tư duy hướng dẫn cách làm các dạng bài văn nghị luận xã hội. Để tham khảo đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu này về máy. Hy vọng đây sẽ một trong những tư liệu tham khảo và ôn thi bổ ích cho quý thầy cô và các em trong kì thi cuối học kì 1THPT Quốc gia sắp tới. Chúc các em học tốt và đạt được kết quả cao trong học tập!

A. CẤU TRÚC ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. Đoạn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu luận điểm.

- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:

- Nêu được thực trạng của vấn đề [có dẫn chứng, số liệu cụ thể]

- Nguyên nhân của vấn đề [Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề].

- Hậu quả [hoặc kết quả] của vấn đề [kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề]

- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm.

- Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.

3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề

II. Đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu luận điểm.

- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn

- Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.

- Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:

READ  Nghị luận: Suy nghĩ về sức mạnh của ý chí - Theki.vn

+ Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.

+ Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.

+ Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.

- Bày tỏ quan điểm của người viết:

+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề.

+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm...

+ Đề xuất phương châm đúng đắn...

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài [...]

- Lời nhắn gửi đến mọi người [...]

Giống như cấu trúc của việc làm văn nghị luận xã hội hay đọc hiểu văn bản thì việc ứng dụng sơ đồ tư duy vào nghị luận văn học cũng chỉ cần 3 bước đơn giản:

Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định kiểu sơ đồ.

Cho dù muốn làm gì, muốn viết gì trong bài làm đi chăng nữa thì việc đầu tiên khi bắt tay vào làm một bài nghị luận văn học đó là phải xác định được đề bài đã cho thuộc kiểu bài nào.

Theo cấu trúc đề thi hiện nay thì bài nghị luận văn học chủ yếu thuộc kiểu bài nghị luận so sánh hai vấn đề, hai đối tượng, thế nhưng khi đi thi hay kiểm tra trên lớp thì các thầy cô vẫn thường xuyên đưa vào các kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm đoạn trích văn xuôi; nghị luận về tác phẩm, đoạn thơ; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

Việc xác định được kiểu bài bài ngay từ khi đọc đề sẽ giúp cho bạn ngay lập tức hình dung ra được kiểu sơ đồ tư duy nào phù hợp với đề bài này và bạn sẽ hình dung ra được tổng quan bài văn của mình sẽ cần gì.

XEM THÊM:  ý nghĩa của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Khi đó hãy tiếp vào công việc tìm hiểu đề bằng cách trả lời cho câu hỏi: Đề bài hỏi về đối tượng nào, đối tượng đó ra sao, như thế nào? Đề bài yêu cầu cần làm gì với đối tượng đó…

Và thường thì sẽ có 2 dạng đề đó là đề nổi và đề chìm, với đề nổi thì các bạn có thể dễ dàng tìm ra được luận đề của đề bài nhưng còn đề chìm đòi hỏi bạn phải nhớ về tác phẩm, từ đó liên hệ với đề bài để tìm luận đề và hãy nhớ lại lúc trước bạn xác định đề bài thuộc kiểu bài nào nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn vì mỗi kiểu bài sẽ có những cách hỏi khác nhau.

Xem thêm:

Các bước làm 1 bài nghị luận văn học

Sau khi hoàn thành xong những việc trên mình khuyên bạn nên ghi thật to, thật rõ luận đề của đề bài ra giấy và đặt trước mặt mình vì việc làm đó chính là bạn đã xác định cho mình một hình ảnh trung tâm của toàn bài và từ đó chỉ cần tô màu, trang trí cho hình ảnh là bạn đã hoàn thành một nửa bài văn của mình.

Bước 2: Gợi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

Sau khi xác định được hình ảnh được hình ảnh trung tâm của toàn bài bước tiếp theo đó là gợi nhớ lại kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy văn học.

READ  Nghị luận về lòng bao dung [6 Mẫu]

Nhưng trước khi gợi nhớ được một núi kiến thức lớn như vậy thì bạn phải ghi nhớ nó đã. Có 1 cách để ghi nhớ kiến thức nhanh và hiệu quả nhất đó chính là sử dụng sơ đồ tư duy.

Ví dụ trong bài thơ Đất Nước [Nguyễn Khoa Điềm ] một bài thơ khá dài và nhiều kiến thức thì việc bạn cần làm là vẽ một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh và ghi nhớ luận điểm là các nhánh có cỡ chữ to, lớn hơn nó sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ được bài thơ có bao nhiêu luận điểm.

Từ đó tiếp tục các luận cứ và các dẫn chứng chứng minh. Hãy đếm xem luận điểm đó có bao nhiêu luân cứ rồi ghi số tương tự trên đầu từng luận điểm và như vậy với các luận cứ làm như vậy khi bạn nhớ tới mỗi luận điểm luận cứ thì bạn sẽ biết ngay là nó sẽ gồm bao nhiêu ý và kiến thức ngay lập tức được gợi nhớ lại trong đầu bạn, yên tâm là sẽ không bao giờ lo chuyện thiếu ý.

XEM THÊM:  Etilen C2H4 cấu tạo phân tử tính chất hoá học của etilen và bài tập – hoá 9 bài 37

Bằng cách này bạn sẽ dễ dàng gợi nhớ lại toàn bộ kiến thức một cách dễ dàng và phát thảo nó trong phòng thi. Công việc cuối cùng đó là dựa vào công thức đã có sẵn, hãy hoàn thành bài văn của mình.

Bước 3: Viết bài

Hãy viết bài dựa vào sơ đồ và theo phong cách của cá nhân bạn, đừng câu nệ theo lối diễn đạt của bất cứ ai [đặc biệt đừng bao giờ đi học thuộc một bài văn mỗi nào đó vì nó chỉ khiến cho bạn thêm nặng nề mà thôi ].

Hãy tạo cho bài văn một điểm nhấn bằng văn phong của bạn khi đó người chấm sẽ có cảm giác hứng thú hơn và đọc kĩ bài văn của bạn hơn. Vừa phát huy lối diễn đạt của bản thân vừa đi theo các ý mà sơ đồ tư duy bạn đã soạn điều đó sẽ giúp bài làm của bạn đảm bảo đủ ý, viết có hệ thống, vừa thoải mái nhẹ nhàng khi viết bài.

Cuối cùng mình sẽ cung cấp cho các bạn sơ đồ tư duy tổng quát của các kiểu bài nghị luận văn học thông dụng nhất. Các bạn dựa vào để xác định kiểu bài ở bước một và hoàn thành sơ đồ ở bước hai nha.

Dàn ý nghị luận về một tác phẩm đoạn trích văn xuôi

Dàn ý nghị luận về tác phẩm đoạn thơ

Dàn ý nghị luận về ý kiến bàn về văn học

Dàn ý nghị luận so sánh hai vấn đề hai đối tượng

Mong rằng bài viết này của mình sẽ giúp cho bạn làm chủ được dạng bài nghị luận văn học nha. Đây là một dạng bài khó và khó có thể đạt được điểm tối đa thế nhưng để đạt được 90% điểm số ở dạng bài này là điều hoàn toàn vừa sức khi các bạn vận dụng tốt sơ đồ tư duy và việc ghi nhớ kiến thức và phát thảo ý.

Video liên quan

Chủ Đề