So sánh bảng và biểu mẫu - tin học 12

Giáo án Tin học 12Bài 6. BIỂU MẪUI. MỤC TIÊU TIẾT DẠY- Hiểu khái niệm biểu mẫu, công dụng của biểu mẫu;- Biết các chế độ làm việc với biểu mẫu: chế độ trang dữ liệu, chế độ thiết kế, chế độ biểu mẫu;- Biết sử dụng biểu mẫu để nhập và chỉnh sửa dữ liệu.I. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ • Máy chiếu, máy tính, các hình vẽ trong bài, các slide, Access và các bảng có sẵn.II. TIẾT TRÌNH TIẾT DẠYA.Tổ chức lớp : Ổn định và kiểm tra sĩ sốB. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong tiết học.C. Dạy bài mới :Hoạt động của thầy Hoạt động của trò1. Khái niệm.- Làm thế nào để xem và nhập dữ liệu vào bảng ?- Hãy nêu khái niệm biểu mẫu?[Slide 1]+ Gọi học sinh trả lời+ Gọi học sinh khác nhận xét và đưa ra khái niệm [Slide 1]- Trả lời: Mở bảng ở chế độ trang dữ liệu.+ Chọn nút New Record.+ Gõ dữ liệu vào các trường tương ứng.- Có cách nào khác để xem, sửa, nhập dữ liệu không ?+ Thực hiện các thao tác nhập dữ liệu, xem, sửa dữ liệu bằng biểu mẫu hocsinh đã tạo trước trong Access.- Nhận xét về cách nhập, xem và sửa dữ liệu so với bảng.+ Đưa ra khẳng định : Đây chính là biểu mẫu [From], đưa ra slide 2 giới thiệu về nội dung bài sẽ học về biểu mẫu.- Biểu mẫu cho phép ta thực hiện được công việc gì ?+ Đưa ra khái niệm về biểu mẫu [slide 3]- Đưa ra slide 4 : Nêu sự khác nhau về hiển thị giữa bảng và biểu mẫu.+ Đưa ra slide 5, slide 6 trình bày rõ về sự khác nhau giữa bảng và biểu mẫu trong hiển thị dữ liệu [chú ý : biểu mẫu cũng có thể hiển thị nhiều bản ghi giống như bảng] và nguồn dữ liệu hiển thị trong biểu mẫu.+ Làm việc với biểu mẫu chọn đối tượng - Một học sinh lên nhập dữ liệu trực tiếp trên máy tính.- Quan sát.- Trả lời : dễ dàng, đẹp …- Trả lời : xem, nhập và sửa dữ liệu- Tự ghi bài- Trả lời : Bảng hiển thị nhiều bản ghi cùng 1 lúc, còn biểu mẫu hiển thị từng bản ghi.Forms [slide 7]. [Trong môi trường Access giới thiệu cách vào làm việc với biểu mẫu]2. Tạo biểu mẫu mới- Có những cách tạo biểu mẫu nào ? Hãy nêu các bước để tạo biểu mẫu ?+ Trong Access, GV giới thiệu có 2 cách tạo biểu mẫu : ta có thể chọn cách tự thiết kế hoặc dùng thuật sĩ.+ Các bước tạo mẫu hỏi bằng thuật sĩ.+ GV làm mẫu tạo một biểu mẫu mới bằng thuật sĩ [giải thích cụ thể các bước].+ Đưa ra các bước tạo biểu mẫu [slide 9]+ Mở biểu mẫu đã tạo ban đầu cho học sinh so sánh với biểu mẫu vừa tạo về bố cục và màu sắc …+ Giáo viên tiến hành thực hiện chỉnh sửa biểu mẫu về font chữ, cỡ chữ, màu sắc chữ, vị trí các trường …  ta có thể - Tự ghi bài - Quan sát và tự ghi bài.+ Quan sát+ Một học sinh lên bảng thực hiện tạo biểu mẫu trên máy, cả lớp quan sát.thiết kế biểu mẫutheo thuật sĩ sau đó có thể chỉnh sửa, thiết kế lại.3. Các chế độ làm việc với biểu mẫu- Hãy nêu các chế độ làm việc với các biểu mẫu ?+ Trong Access, GV mở biểu mẫu ở chế độ biểu mẫu, rồi thực hiện các thao tác xem, sửa, cập nhật dữ liệu; mở biểu mẫu ở chế độ thiết kế, thực hiện các thao tác thay đổi vị trí các mục, font, cỡ chữ màu sắc …+ Sử dụng slide 11, 12 giới thiệu 2 chế độ làm việc với biểu mẫu: chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế.+ Chế độ biểu mẫu [slide_11] : Nêu các thao tác có thể thực hiện trong chế độ này.+ Chế độ thiết kế biểu mẫu [slide_12] : Nêu các thao tác có thể thực hiện trong chế độ này.+ GV tổng kết : có 2 chế độ và nêu các thao tác có thể thực hiện được trong từng chế độ.+ Thảo luận theo dõi [theo bàn] về các bước tạo biểu mẫu.+ Đại diện nhóm nêu các bước tạo biểu mẫu.+ Một HS lên bảng thực hiện tạo thêm 1 biểu mẫu mới theo các bước đã nêu [trong quá trình tạo, chỉ rõ các bước đang làm].+ Quan sát và trả lời.+ Quan sát và tự ghi bài.+ Quan sát và trả lời.+ 1, 2 HS trả lời+ 1, 2 HS trả lời.D. CỦNG CỐ, KHÁI QUÁT HÓAĐưa ra bài tập 1 [slide 13]. Học sinh thảo luận và làm bài.Bài tập 1 :Hãy cho biết sự khác nhau giữa hai chế độ làm việc với biểu mẫu?- Học sinh thảo luận và trả lời.- Nhận xét và đưa ra đáp án.- [Nếu đủ thời gian] Đưa ra bài tập 2 [slide 14]. HS thào luận và làm bài.Bài tập 2 :Hãy sắp xếp thứ tự các thao tác sau để có thể tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ.- Chọn bố cục biểu mẫu.- Chọn Form trong bảng chọn đối tượng rồi nháy đúp vào Create form by using wizard.- Chọn kiểu cho biểu mẫu.- Chọn các bảng và các trường.- Chọn tên mới cho biểu mẫu.Khái quát hóa : Đưa ra slide 14 khái quát các nội dung đã học trong bài. E. BÀI TẬP VỀ NHÀ :- Trả lời các câu hỏi cuối bài - Xem kỹ nội dung lý thuyết chuẩn bị cho tiết thực hành. Thứ tự các thao tác để có thể tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ ?- Chọn Form trong bảng chọn đối tượng rồi nháy đúp vào Create form by using wizard.- Chọn các bảng và các trường.- Chọn bố cục biểu mẫu.- Chọn kiểu cho biểu mẫu.- Chọn tên mới cho biểu mẫu.Hãy nêu các bước nhập dữ liệu vào bảng ?Mở bảng ở chế độ trang dữ liệu.Chọn Insert  New Record.Gõ dữ liệu tương ứng vào từng trường.AccessAccessBIỂU MẪUKhái niệm.Tạo biểu mẫu mới.Các chế độ làm việc với biểu mẫu Khái niệm Biểu mẫu [ form ]Biểu mẫu là một loại đối tượng của Access được thiết kế để : - Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữ liệu.- Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh [do người thiết kế tạo ra].AccessNêu sự khác nhau về hiển thị dữ liệu giữa bảng và biểu mẫu ?Bảng hiển thị nhiều bản ghi cùng lúcBiểu mẫu hiển thị từng bản ghiNguồn dữ liệu đưa vào là các Bảng và mẫu hỏiTrang biểu mẫu [chưa có biểu mẫu nào]2. Tạo biểu mẫu mớiHãy nêu các bước để tạo biểu mẫu• Các bước tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ :- Nháy đúp vào Create form by using Wizard- Chọn các bảng [hoặc mẫu hỏi].- Chọn các trường cần hiển thị.- Chọn bố cục biểu mẫu.- Chọn kiểu bố trí biểu mẫu.- Nhập tên biểu mẫu.- Kết thúc.Các chế độ làm việc của biểu mẫu ?Chế độ biểu mẫu Chế độ thiết kế Bài tập 1 :Hãy nêu sự khác biệt giữa hai chế độ làm việc với biểu mẫu ?Chế độ biểu mẫu thường được sử dụng để nhập dữ liệu.Chế độ thiết kế được sử dụng để xem hay sửa đổi thiết kế của biểu mẫu.Hãy sắp xếp các thao tác sau để có thể tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ ?- Chọn bố cục biểu mẫu.- Chọn Form trong bảng chọn đối tượng rồi nháy đúp vào Create form by using wizard.- Chọn kiểu cho biểu mẫu.- Chọn các bảng và các trường.- Chọn tên mới cho biểu mẫu.BIỂU MẪUKhái niệm.Tạo biểu mẫu mới.Các chế độ làm việc với biểu mẫu

Bài 6. Biểu mẫu – Câu 1. Trang 54 Sách Giáo Khoa [SGK] Tin Học 12. Hãy cho biết sự khác nhau giữa chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế của biểu mẫu

Hãy cho biết sự khác nhau giữa chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế của biểu mẫu

Sự khác nhau giữa chế độ biểumẫu và chế độ thiết kế:

– Chế độ biểu mẫu: có thể xem, sửa, thêm bản ghi [thao tác như trên bảng] nhưng chủ yếu là để nhập dữ liệu [thường được thiết kế nhập cho từng bản ghi].

– Chế độ thiết kế: dùng để tạo hoặc sửa cấu trúc của biểu mẫu như chọn các trường cần đưa vào biểu mẫu, chọn vị trí hợp lí của chúng trên màn hình giao diện [thường giống các tài liệu chứa dữ liệu nguồn], tạo một số nút lệnh thực hiện một số thao tác.

Câu hỏi:So sánh cách cập nhật trực tiếp với bảng và cách sử dụng biểu mẫu.

Trả lời:

Bảng:

+ Một bản hiển thị nhiều bản ghi cùng một lúc thành hàng và cột

+ Nhập và hiển thị dữ liệu cho một bảng ở chế độ trang dữ liệu

Biểu mẫu:

+ Biểu mẫu thường hiện từng bản ghi.

+ Biểu mẫu có thể nhập và hiển thị dữ liệu cho các trường từ nhiều bảng

+ Để nhập dữ liệu cho một bảng có thể tạo nhiều biểu mẫu khác nhauphục vụ cho các nhóm người dùng có quyền hạn khác nhau

→ Sử dụng biểu mẫu thuận tiện hơn

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Bảng và Biểu mẫu nhé!

I. Bảng là gì ?

- Bảng là các đối tượng thiết yếu trong một cơ sở dữ liệu vì chúng chứa toàn bộ thông tin hoặc dữ liệu. Ví dụ: một cơ sở dữ liệu của một doanh nghiệp có thể có một bảng Danh bạ lưu tên, địa chỉ email và số điện thoại của các nhà cung cấp. Vì đối tượng cơ sở dữ liệu khác phụ thuộc rất nhiều vào các bảng, do đó, bạn nên luôn luôn bắt đầu thiết kế cơ sở dữ liệu của mình bằng cách tạo toàn bộ bảng cho chúng, rồi tạo bất kỳ đối tượng nào khác.

1. Bảng Excel là gì ?

- Bảng Excel là một đối tượng được đặt tên cho phép bạn quản lý nội dung bên trong một cách độc lập với phần còn lại của dữ liệu trang tính. Bảng đã được giới thiệu trong Excel 2007 dưới dạng phiên bản cải tiến của tính năng Danh sách trong Excel 2003 và có sẵn trong tất cả các phiên bản Excel 2010 – 2019.

- Bảng Excel cung cấp một loạt các tính năng giúp bạn phân tích và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả, chẳng hạn như các cột được tính toán, tổng hàng, các tùy chọn sắp xếp, lọc tự động, tự động mở rộng bảng,… Thông thường, một bảng sẽ chứa các dữ liệu liên quan trong một chuỗi các hàng và cột. Đôi khi, bảng cũng có thể chứa 1 hàng hoặc cột duy nhất. Ảnh chụp màn hình bên dưới cho thấy sự khác biệt giữa phạm vi thông thường và bảng.

2. Cách tạo bảng trong Excel

*Cách 1: Tạo bảng bằng Insert Table cho các dữ liệu như hình:

Bước 1:Đầu tiên, bạn chọn tabInsert> Chọn thẻTablehoặc có thể nhấn tổ hợp phímCtrl + T / Ctrl + L.

Bước 2:Hộp thoạiCreate Tablexuất hiện > Bạn nhập thủ công hoặcdùng chuột để chọn và khoanhvùng dữ liệubạn muốn tạo bảng > ChọnOK.

Lưu ý:Nếu các ô dữ liệu bạn đã chọn bao gồm các ô tiêu đề thì hãy chọn cảMy table has headers.

Bước 3:Kết quả của bảng được tạo sẽ như hình bên dưới.

Cách 2: Tạo bảng bằng Format as Table.

Bước 1:TạiphầnStylescủatabHome,bạn chọnFormat as Table.

Bước 2:Danh sách cáckiểu bảng của Format as Tablevới nhiều loại và màu sắc khác nhau hiện ra cho bạn lựa chọn.

Bước 3:Sau khi chọn được kiểu bảng thì hộp thoạiFormat as Tablesẽ xuất hiện > Bạn nhập thủ công hoặcdùng chuột để kéo và khoanhvùng dữ liệubạn muốn tạo bảng > ChọnOK.

Lưu ý:Nếu các ô dữ liệu bạn đã chọn bao gồm các ô tiêu đề thì hãy chọn cảMy table has headers.

Bước 4:Kết quả của bảng được tạo bằng Format as Tablesẽ như hình bên dưới.

Cách 3: Tạo bảng bằng Border

- Tạo bảng bằng Border là cách tạo bảng đơn giản nhất. Thực chất, cách này chỉ tạo viền cho các ô dữ liệu để có thể ngăn cách chúng ra cho dễ nhìn nếu bạnkhông có nhiều yêu cầu về kiểu bảng và màu sắc.

Bước 1:Chọnvùng dữ liệubạnmuốn tạo bảng.ỞphầnFontcủa tabHome,bạn nhấn vàoBorder.

Bước 2:ChọnAll Bordersđểtạo thành bảng biểu cho nội dung.

3. Cách chỉnh sửa bảng trong Excel

- Chỉnh sửa bảng chỉ giúp cho dữ liệu của bạn nổi bật hơn chứ không làm thay đổi hay xóa dữ liệu ban đầu của bạn.

Bước 1:Chọnmột ô hoặc một cột bất kỳtrong bảng bạn đã tạo sẽ xuất hiện phầnTable Tools>Nhấn vào mụcDesign.

Tại đó sẽ có các mục tùy chỉnh như:

+ Header Row:Dòng đầu của bảng để ghi các thông tin.

+ Total Row:Dòng cuối cùng của bảng để tính tổng các số lượng.

+ Banded Row:Tô màu xen kẽ và nhóm các ô.

+ First Column:Hiển thị định dạng đặc biệt cho cột đầu tiên của bảng.

+ Last Column:Hiển thị định dạng đặc biệt cho cột cuối cùng của bảng.

+ Banded Column:Tô màu xen kẽ cho cột.

- Một số tùy chọn đã được tích mặc định. Nếu bạn có thể chọn vào bỏ tích để bỏ tùy chọn không sử dụng.

Bước 2:ỞmụcTable Style OptionscủathẻDesign,bạnchỉnh sửa các mục định dạng theo ý muốn của mình. Ở đây mình sẽthêm hàng tổng cộngcủabảng bằng cách chọnTotal Row.

II. Biểu mẫu là gì ?

- Biểu mẫu là đối tượng giúp cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện hoặc để điều khiển thực hiện một ứng dụng.

-Trong CSDL Access,biểu mẫulà một loại đối tượngđược thiết kế để:

+ Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữliệu.

+ Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh [do người thiết kế tạo ra].

1. Làm việc với biểu mẫu

- Để làm việc với biểu mẫu ta chọnFormstrong bảng chọn đối tượng.

Cửa sổ CSDL QuanLi_HS với trang biểu mẫu

*a. Tạo biểu mẫu mới

- Cách 1: Nháy đúp vàoCreate form in Design viewđể tự thiết kế biểu mẫu.

- Cách 2: Nháy đúp vàoCreate form by using wizardđể dùng thuật sĩ.

- Ngoài ra, ta cũng có thể kết hợp cả việc dùng thuật sĩ và tự thiết kế để tạo biểu mẫu. Dưới đây chúng ta xét cách làm này:

- Nháy đúpCreate form by using wizard

- Trong hộp thoại Form Wizard:

+ Chọn bảng [hoặc mẫu hỏi] từ ô Tables/Queries;

+ Chọn các trường đưa vào mẫu hỏi từ ô Available Fiels

+ NháyNextđể tiếp tục.

Tạo biểu mẫu dùng thuật sĩ

*b. Chỉnh sửa biểu mẫu trong chế độ thiết kế

- Ta chuyển sang chế độ thiết kếđể thay đổi hình thức biểumẫu.

- Tại đây ta có thể thực hiện:

+ Thay đổi nội dung các tiêu đề;

+ Sử dụng phông chữ tiếng Việt;

+ Thay đổi kích thước trường [thực hiện khi con trỏ có dạng mũi tên hai đầu];

+ Di chuyển vị trí các trường [thực hiện khi con trỏ có dạng bàn tay],...

- Sau khi thay đổi, nháy nútlưuđể lưu biểu mẫu.

2. Các chế độ làm việc với biểu mẫu

a. Chế độ biểu mẫu

- Biểu mẫu trong chế độ này thường có giao diện thân thiện và thường được sử dụng để cập nhật dữ liệu.

- Để làm việc trong chế độ biểu mẫu, thực hiện:

b. Chế độ thiết kế

- Để làm việc trong chế độ thiết kế, thực hiện:

- Một số thao tác có thể thực hiện trong chế độ thiết kế:

+ Thêm/bớt, thay đổi vị trí, kích thước các trường dữ liệu;

+ Định dạng phông chữ cho các trường dữ liệu và các tiêu đề;

+ Tạo những nút lệnh [đóng biểu mẫu, chuyển đến bản ghi đầu, bản ghi cuối,...] để người dùng thao tác với dữ liệu thuận tiện hơn.

Video liên quan

Chủ Đề