So sánh các loại 3z

Barrett 99 "Big Shot" loại súng bắn tỉa bắn phát một được giới thiệu năm 1999 bởi công ty sản xuất vũ khí Barrett [Hoa Kỳ]. Công ty này được biết đến nhiều vì đã sớm phát triển loại đạn súng trường cỡ .50, khẩu bán tự động M82A1, và khẩu M95 nạp đạn từng viên. Giống như loại M95 loại súng này có một chỗ nạp đạn phía sau tay cầm, tuy nhiên nó không dùng để gắn băng đạn vì đây là loại súng bắn phát một tức là phải nạp đạn trực tiếp sau mỗi lần bắn. Tốc độ lên đạn nhanh nhất khoảng 1,5~2,5s/viên. Trong khi đó súng bắn tỉa bán tự động có tốc độ bắn nhanh hơn. Tuy nhiên uy lực của Barrett M99 lại vượt trội hơn hẳn.[đủ để bắn phá vỏ ngoài các khí tài mang giáp nhẹ]. Ngoài ra Barrett M99 có trọng lượng tương đối, không cần khí tài để vận chuyển nên có tính cơ động tốt, kể cả so với súng bắn tỉa đời sau là Barrett M107.

Barrett M98LoạiSúng bắn tỉa công pháNơi chế tạo
 
Hoa KỳLược sử hoạt độngSử dụng bởi
  •  
    Hoa Kỳ
  •  
    Israel
  •  
    Hàn Quốc
  •  
    Bangladesh
  •  
    Hà Lan
  • Lược sử chế tạoNhà sản xuấtBarrett Firearms ManufacturingThông sốKhối lượng11,36 kg [tối đa]Chiều dài1280 mmĐộ dài nòng813 mmĐạn
  • 50 Cal [.50 BMG]
  • 10,6×83mm [.416 Barrett]
  • Cơ cấu hoạt độngBắn phát một, Thoi nạp đạn trượtTầm bắn xa nhất2600 m

    Loại súng này có một số biến thể. Loại.416 Barrett là một ví dụ theo lý thuyết nó có độ chính xác cao hơn.50 BMG vì tốc độ xoáy cao hơn và kích thước nhỏ hơn [làm cho nó có tính khí động học cao hơn]. Tuy nhiên nếu nói đến trọng lực tác động thì.50 BMG sẽ có lợi thế hơn khi ở tầm bắn cực xa..416 Barrett loại mới có loại nòng 813 mm.50 BMG loại mới có các loại nòng 635 mm, 737 mm và 813 mm.

    Ngoài ra Barrett còn có thể bắn xuyên được kính chống đạn.

    • Official Barrett M99 page
    • Operator's manual
    • Description of the M99 Lưu trữ 2007-08-09 tại Wayback Machine trong guns.ru
    • Video demo of the M99 Lưu trữ 2007-08-24 tại Wayback Machine
    • Giới thiệu Barrett M99

    Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Barrett_M99&oldid=66736200”

    Súng bắn tỉa hạng nặng sử dụng đạn cỡ lớn vốn thường được dùng cho đại liên như 12,7mm, 14,5mm hay hơn nữa. Chúng có hiệu năng không thể bàn cãi cả về tầm bắn xa và sức công phá đối với mục tiêu. Tuy nhiên, cân bằng những lợi ích này với các điểm bất lợi của chúng như sức giật mạnh, trọng lượng lớn là một thử thách không nhỏ và làm hạn chế sự phổ biến của những loại súng này. Sự ra đời của Barrett M82 đã giúp súng bắn tỉa hạng nặng trở nên thông dụng hơn trong các lực lượng quân sự toàn tế giới.

    Barrett M82 được đặt theo tên người đã tạo ra nó, Ronnie Barrett, và năm ra đời, 1982. Đây là một trong những thiết kế có tính cách mạng trong các loại súng bắn tỉa, và có thể được xem là mẫu tiêu biểu nhất trong số các loại súng bắn tỉa hạng nặng.

    Sức mạnh và tầm bắn xa của nó đến từ việc sử dụng đạn cỡ 12,7x99mm. Trước đó, loại đạn này chủ yếu chỉ được dùng trên đại liên M2, một loại vũ khí được sử dụng rộng rãi của quân đội Mỹ từ năm 1920. Ngoài ra, nó còn từng được sử dụng trên một số chiến đấu cơ thời thế chiến thứ 2, dùng cả trong không chiến và tấn công mục tiêu trên bộ. Tiêu biểu là chiếc P47, với 8 khẩu 12,7mm đặt 2 bên cánh.

    Chỉ cần nhìn vào kích cỡ của viên đạn này cũng có thể hình dung được sức hủy diệt mà nó có thể gây ra cho mục tiêu. Hình bên dưới cho thấy tương quan kích thước giữa loại đạn sử dụng cho Barrett M82, bên trái ngoài cùng, và các loại đạn thông dụng khác. Bên phải ngoài cùng là đạn cỡ 5,56mm tiêu chuẩn quân đội NATO, tiếp theo là đạn 7,62mm của AK-47, và cuối cùng là đạn 7.62×63mm dùng cho súng trường M1 trong thế chiến thứ 2.

    Barrett M82 có thể tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách trên 2km. Đối với kính chống đạn, để ngăn loại đạn này bắn ra từ súng bắn tỉa, cần phải có bề dày ít nhất 9cm. Con số tương ứng cho các loại đạn dùng cho AK-47 và M-16 lần lượt là 2cm và 3cm, đối với đạn xuyên thép của AK-47 là 4cm.

    So sánh kích cỡ đạn 12,7mm và các loại đạn khác

    Tất nhiên đạn cỡ lớn đi kèm với sức giật mạnh. Hạn chế sức giật là một trong những trọng tâm trong thiết kế của Barrett M82. Đặc điểm đầu tiên là bộ hãm giật hình mũi tên ở đầu nòng súng. Nó có tác dụng hướng 1 phần khí thuốc ra phía sau để triệt tiêu 1 phần chuyển động giật của nòng súng.

    Một đặc điểm nữa là nòng súng có thể thụt lùi ra sau, tương tự cơ chế của các loại pháo dã chiến hiện đại, thay vì gắn cố định như các loại súng thông thường. Cơ chế này giúp hấp thu 1 phần sức giật thay vì truyền thẳng vào vai xạ thủ. Ngoài ra, ống ngắm trên Barrett M82 cũng được thiết kế để xạ thủ có thể giữ khoảng cách xa giữa mắt và ống ngắm, ngăn ngừa nguy cơ ống ngắm bị va chạm với mắt xạ thủ khi súng giật lại. Trên thực tế, nếu tính theo tỷ lệ trọng lượng thì Barrett M82 có sức giật ít hơn từ 60% đến 70% so với các loại súng bắn tỉa khác.

    Đầu hãm giật trên Barrett M82

    Xạ thủ có thể giữ khoảng cách an toàn với ống ngắm

    Barrett M82 khi được xếp gọn

    Trong top 12 kỷ lục bắn tỉa xa nhất, Barrett M82 giữ 4 vị trí, trong đó phát bắn xa nhất là 2.300m. Ngoài ra, có đến 7 trong số 12 kỷ lục được thực hiện với đạn loại 12,7mm.

    Đối với những súng bắn tỉa hạng nặng như Barrett M82, do có sức công phá cao, chúng thường có thêm vai trò tiêu diệt phương tiện, thiết bị của đối phương, như xe cơ giới, trực thăng, radar…Đó là lí do vì sao Barrett M82 là súng bán tự động, thay vì lên đạn bằng tay sau mỗi lần bắn như đa số các loại súng bắn tỉa khác. Việc này phần nào ảnh hưởng đến độ chính xác của Barrett M82, vì súng bán tự động có nhiều bộ phận chuyển động hơn súng lên đạn bằng tay.

    Một đối thủ tiêu biểu của Barrett M82 là McMillan TAC-50. Nó cũng sử dụng cùng loại đạn, nhưng là một loại súng lên đạn bằng tay. McMillan TAC-50 hiện giữ vị trí thứ 2 và 3 trong top 12.

    Một điều thú vị về Barrett M82 là nó được luật pháp Mỹ xem như 1 loại súng săn cỡ lớn, và do đó tại đa số các bang, dân thường có thể sở hữu khẩu súng ngoại cỡ này .

    Cha đẻ của khẩu M82, Ronnie Barrett

    Video liên quan

    Chủ Đề