So sánh Câu hát căng buồm cùng gió khơi và Câu hát căng buồm với gió khơi

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài học, phân tích.

Giải chi tiết:

Trong đoạn thơ trên hình ảnh được lặp lại so với khổ thơ đầu hình ảnh “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”.

- Đây là hình ảnh hoành tráng, lãng mạn và đặc biệt.

Đoàn thuyền lớn lao, sánh ngang với hình ảnh mặt trời vĩ đại.

       + Huy Cận lấy một vật nhỏ bé, bình dị để đi ngầm so sánh với hình ảnh vĩ đại của thiên nhiên.

       + Cách nói nhân hóa, nói phóng đại diễn tả nguồn năng lượng, sức sống, sức lao động của vẫn hăng say, mạnh mẽ sau một đêm lao động của người dân chài lưới.

       + Qua đó, tác giả làm nổi bật hình ảnh những người lao động, thực chất là người dân chài lưới.

→ Những người lao động miệt mài với biển khơi nay trở về trong tư thế sóng ngang với vũ trụ, thậm chí trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng, họ làm chủ được thiên nhiên và là chủ của cuộc đời mình.

Bốn câu thơ cuối đã dựng lên quang cảnh kỳ vĩ về cuộc chạy đua của con người [đoàn thuyền] với mặt trời. Câu đầu của khổ thơ lặp lại gần như nguyên vẹn câu cuối của khổ thứ nhất, chỉ thay có một từ [ từ “với”] đem đến kết cấu đầu – cuối tương ứng, tạo sự hài hòa cân đối. Cấu trúc lặp lại ấy trở thành điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương và khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn cùng niềm vui phấn khởi của người ngư dân. Hình ảnh nhân hoá, nói quá làm tăng thêm sức dồi dào, vẫn hăng say mạnh mẽ sau một đêm lao động vất vả của người dân chài. Nói như vậy là tác giả đã làm nổi bật tư thế của những con người lao động, bởi nói đoàn thuyền nhưng thực chất là nói đến người dân chài. Đoàn thuyền ở đây là một hoán dụ để chỉ người ngư dân. Họ trở về trong một tư thế lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm với vũ trụ, thậm chí trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng. Chính nhũng con người lao động ấy đã chiến thắng thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên.

Đua top nhận quà tháng 3/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Đặt câu hỏi

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 9

Giải môn Giáo dục công dân lớp 9

Những câu hỏi liên quan

Nhận xét sự lặp lại và biến đổi về những hình ảnh giữa khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Ở khổ thơ và khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá có 2 câu thơ lặp lại : Câu hát căng buồm vơi gió khơi

Phân tích sự giống và khác nhau của câu thơ lặp lại đó

Các câu hỏi tương tự

Có lẽ ấn tượng lớn nhất bài thơ đoàn thuyền đánh cá chính là câu hát và tiếng hát trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ này. Chốt lại khổ thơ đầu tác giả khẳng định: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đó chính câu hát lúc căng buồm, lúc khởi đầu cuộc hành trình đánh bắt cá. Chuyến ra khơi này là cả một đoàn thuyền với khí thế căng tràn, khí thế lao động tập thể, chứ không phải là chuyến ra khơi của những con thuyền lẻ tẻ ở ven bờ. Hơn hết, tuy công việc đánh cá ở ngoài khơi nặng nhọc và đầy bất trắc nhưng đoàn quân vẫn xông trận cất cao tiếng hát. Chính từ câu hát ta thấy đc niềm tin hi vọng vào mẻ cá đầy đc gửi gắm trong những ng dân chài. Nếu khổ đầu nói lên thời điểm xuất phát thì khổ cuối là thời điểm trở về. Điểm xuất phát lúc mặt trời xuống biển đỏ như hòn lửa thì lúc trở về bình minh mặt trời đội biển lên mang theo một màu mới khép kín một chu trình thời gian và cũng là hoàn thiện một chu trình làm việc của dân chài. Câu hát ở đây lại thể hiện sự vui vẻ, hồ hởi, phấn khởi trong niềm vui chiến thắng. Mở đầu và kết thúc đó là tiếng hát lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lao động. Hai khổ thơ đầu và cuối được đánh giá đặc sắc nhất trong bài thơ có sự đối lập về hình ảnh thời gian, không gian và có thể coi là một chu trình khép kín hành trình của ngư dân lao động trên biển. Niềm vui khí thế phấn khởi không chỉ người lao động và đó cũng là niềm vui của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống lớn của thiên nhiên đất trời.Câu hát đều thể hiện sự lạc quan niềm vui trong lao động của những ng dân miền biển.

Ý chính: Giống nhau: Đều là tiếng hát lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lao động. Khác nhau: Khổ đầu: Câu hát lúc bắt đầu xuất phát đi đánh cá, thể hiện niềm tin và hi vọng sẽ thu đc nhiều ca tươi Khổ cuối: câu hát lúc trở về thể hiện sự hồ hởi, phấn khởi trong niềm vui chiến thắng.

trên c có cả đoạn văn phân tích dưới là ý chính so sánh e có thể chọn một trong hai cách phù hợp với đề bài e nhé

Page 2

phân tích ý nghĩa của mỗi câu thơ "câu hát căng buồm cùng gió khơi" và "câu hát căng buồm với gió khơi"

Reactions: Đô Tiến.

phân tích ý nghĩa của mỗi câu thơ "câu hát căng buồm cùng gió khơi" và "câu hát căng buồm với gió khơi"

Hướng dẫn: - "Câu hát căng buồm cùng gió khơi": xuất hiện ở khổ thơ đầu của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", thể hiện sự mê say, phấn khởi, tràn đầy hy vọng về chuyến ra khơi, sự lạc quan, yêu thiên nhiên biển cả. - "Câu hát căng buồm với gió khơi" : xuất hiện ở khổ cuối của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", là khúc ca khải hoàn của người lao động trên biển, khí thế, vui mừng, chiến thắng.

=> Câu hát xuyên suốt nội dung tác phẩm.

Reactions: Tú Uyn, ShennWhisper and Kuroko - chan

phân tích ý nghĩa của mỗi câu thơ "câu hát căng buồm cùng gió khơi" và "câu hát căng buồm với gió khơi"

Mình bổ sung thêm bài của bạn trên Hai câu thơ khác nhau ở chữ "cùng" và "với": + Từ "cùng" ở câu thứ nhất là thanh bằng, cho thấy sự nhịp nhàng, tươi vui, cùng sự lạc quan khi bắt đầu một cuộc trình mới.

+ Từ "với" là thanh trắc làm cho nhịp thơ như nhanh hơn, thể hiện sự nhanh chóng đồng thời làm toát lên khí thế của con người với niềm vui chiến thắng.

Reactions: trongduy23, mỳ gói and Đô Tiến.

Video liên quan

Chủ Đề