So sánh hci và san truyền thống năm 2024

Các hệ thống HCI đang ngày càng phát triển qua khả năng mở rộng các compute host/node và lưu trữ một cách độc lập qua mô hình phân mảnh (disaggregated). Khả năng tạo ra giải pháp siêu hội tụ sử dụng mô hình NVMe-over-Fabric là một chủ đề khác rất tiềm năng.

Cơ sở hạ tầng siêu hội tụ (Hyper-converged Infrastructure, HCI) kết hợp chức năng lưu trữ, tính toán và kết nối mạng vào một hệ thống duy nhất. Các nền tảng siêu hội tụ bao gồm một Hypervisor để ảo hóa các máy tính, hệ thống lưu trữ thiết lập bằng phần mềm (software-defined storage) và mạng ảo hóa.

Nền tảng HCI ban đầu nhắm vào hạ tầng ảo hóa máy tính để bàn (VDI), lưu trữ video và các hệ thống tính toán rời rạc khác với các yêu cầu về tài nguyên phần cứng có thể dự đoán được. Theo thời gian, chúng đã được phát triển để trở thành nền tảng phục vụ cho các ứng dụng doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu, private cloud và các ứng dụng điện toán biên – edge computing.

So sánh hci và san truyền thống năm 2024

Nhìn chung, nhận thức của các doanh nghiệp về tiềm năng của HCI đang ngày càng rõ nét hơn, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ mà ở đó có thể không cần đến một hạ tầng data center đầy đủ và quy mô, nhưng vẫn muốn có được sự kiểm soát nhất định trên hệ thống của họ.

Việc môi trường hybrid cloud ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng cho thấy sự phù hợp với câu chuyện về trung tâm dữ liệu thiết lập bằng phần mềm – Software-defined Data Center, mà trong đó HCI chắc chắn là một phần quan trọng của nó.

HCI đã trở thành một nền tảng thích hợp để sử dụng rộng rãi hơn do có nhiều cải tiến căn bản về công nghệ. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp đã trải qua một “chu kỳ làm mới” CNTT và HCI có vẻ là một sự chuyển dịch hoàn toàn tự nhiên.

Xu hướng thị trường của HCI

Nhu cầu về HCI và các trung tâm dữ liệu tập trung nhìn chung đang trong xu hướng phát triển mạnh. Một báo cáo gần đây của công ty nghiên cứu IDC cho thấy doanh thu thị trường các hệ thống hội tụ trên toàn thế giới tăng 10%, lên 3.5 tỷ USD trong quý II (năm 2018).

Các sản phẩm HCI đã giúp mở rộng thị trường quý II, nghiên cứu cho biết một phần nhờ khả năng giúp giảm sự phức tạp của cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự hợp nhất và cho phép các nhóm CNTT hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

Doanh thu bán hàng của các sản phẩm HCI đã tăng 78% trong quý II, tạo ra doanh thu 1.5 tỷ USD. Con số này chiếm tới 41% tổng số thị trường hệ thống siêu hội tụ, báo cáo của IDC cho biết.

IDC cung cấp hai cách để xếp hạng các nhà cung cấp công nghệ trong thị trường HCI về thị phần. Thứ nhất là bởi thương hiệu của nhà sản xuất hệ thống HCI và cái còn lại là nhà cung cấp phần mềm hệ thống lõi.

Đối với thương hiệu, những hãng có thị phần cao nhất là Dell, Nutanix, Cisco và HPE. Về phần mềm HCI, các hệ thống dẫn đầu là Nutanix, VMware, phần mềm ảo hóa lưu trữ cho HCI DataCore.

Đối với sự phát triển trong tương lai của thị trường HCI, một trong những xu hướng ngày càng tăng là HCI dựa trên NVMe. Có thể xem xu hướng lưu trữ Flash là nhân tố chính thúc đẩy, không chỉ trong mảng HCI, mà còn ở cấp độ rộng hơn, bao gồm mảng lưu trữ nói chung. Và NVMe là bước kế tiếp trong làn sóng đó.

HCI, viết tắt của Hyper Converged Infrastructure – Siêu hội tụ là hạ tầng với kiến trúc hệ thống lấy software làm trung tâm, HCI được tích hợp chặt chẽ vào trong các Compute node, hệ thống lưu trữ – Storage, mạng lưới – Networking, nguồn tài nguyên ảo hoá và các công nghệ khác. Tất cả đều được tích hợp ngay từ đầu khâu chế tạo thiết bị phần cứng, và được hỗ trợ bởi một hãng sản xuất duy nhất.

Đơn giản dễ hiểu hơn thì bạn có thể hiểu: hệ thống mô hình data center truyền thống gồm có 3 phần chính: server chạy các ứng dụng; Storage – khu lưu trữ dữ liệu; Networking – hạ tầng mạng để kết nối các phần lại với nhau. Là một bộ máy cồng kềnh, giờ đây được thay thế bởi HCI, HCI có khả năng tích hợp mọi thứ lại, gói gọn trong một thiết bị duy nhất với đầy đủ cả Compute, Storage và cả Networking.

Trong định nghĩa về HCI là gì thì còn có thêm các thông tin đó là hạ tầng siêu hội tụ nghiêng chủ yếu về phần hạ tầng “hội tụ” (Converged Infrastructure – CI). Với hạ tầng hội tụ, nhà sản xuất cung cấp các thiết bị tích hợp phần mềm, phần cứng trong duy nhất một chassis, điều này sẽ giúp làm giảm khả năng bị xảy ra sự cố, giảm công việc quản lý xuống.

Trong trường hợp cần thiết, công nghệ trong hạ tầng hội tụ có thể chia nhỏ và cho phép sử dụng độc lập nhưng điều này không áp dụng được trong HCI, công nghệ hội tụ được tích hợp dưới sâu làm cho chúng không thể chia ra.

Ưu điểm khi doanh nghiệp sử dụng HCI

HCI là một hệ thống giúp cho doanh nghiệp tối ưu hiệu quả quản lý công việc. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu về những điểm mạnh chi tiết ngay dưới đây

Những tiến bộ của Cloud đang tạo ra lợi thế dẫn đầu. Với mô hình truyền thống, các doanh nghiệp phải tự lập một hệ thống vận hành, mua sắm server, phải mất từ 4 – 6 tháng mới hoàn thành xong. Trong khi đó, nếu áp dụng điện toán đám mây, với công nghệ tiên tiến, như Public Cloud chỉ cần chưa đến 05 phút là có thể khởi tạo mới; Private Cloud HCI chỉ cần chưa đến 01 tuần là mọi thứ có thể hoàn thiện.

——————————–

NetApp HCI là giải pháp phần mềm với chức năng và chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp từ nhỏ và vừa (SMEs) tới các doanh nghiệp lớn. NetApp HCI hiện được đánh giá cao bởi cả người dùng lẫn chuyên gia trong lĩnh vực Hyperconverged Infrastructure (HCI) Solutions. Cùng chờ đón các sản phẩm giải pháp mà ADG sắp tới sẽ phân phối của Netapp nhé, chắc chắn sẽ đem lại cho doanh nghiệp của bạn rất nhiều lợi ích và ưu đãi bất ngờ.