So sánh sài gòn và bangkok

Khó để xác định có thực sự 'dễ thở' hơn hay không vì còn phụ thuộc vào bình quân thu nhập, nhưng nếu tính trên giá cả trung bình thì một số chi phí thiết yếu liên quan đến cuộc sống của cư dân tại TP HCM đang "rẻ" hơn các thành phố lớn trong khu vực như Singapore, Bangkok hay Kuala Lumpur.

Khó để xác định có thực sự 'dễ thở' hơn hay không vì còn phụ thuộc vào bình quân thu nhập, nhưng nếu tính trên giá cả trung bình thì một số chi phí thiết yếu liên quan đến cuộc sống của cư dân tại TP HCM đang "rẻ" hơn các thành phố lớn trong khu vực như Singapore, Bangkok hay Kuala Lumpur.

So sánh sài gòn và bangkok

Theo báo cáo 'Global Living 2019' mới đây của CBRE Group, giá trung bình của một căn nhà tại TP HCM là tầm 103.000 USD (khoảng 2,4 tỷ đồng), xếp 34/35 thành phố được khảo sát, chỉ đắt hơn Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Trong khi đó, giá nhà trung bình của Singapore, Bangkok và Kuala Lumpur lần lượt đứng vị trí thứ 2, 33 và 32 trong bảng xếp hạng. Trung bình người Singapore phải tốn hơn 874.000 USD để mua một căn nhà, tức hơn 20 tỷ đồng.

Giá nhà tại TP HCM đã tăng 2% vào năm ngoái. Đây là tỷ lệ không quá "nóng" khi giá nhà tại Kuala Lumpur tăng 4% và Bangkok cũng tăng không kém với 4%. Với tầng lớp trung lưu sống tại thành phố lớn nhất Việt Nam, họ tốn trung bình khoảng 403.000 USD, tức hơn 9,3 tỷ đồng để sở hữu một căn nhà cao cấp.

Trong khi đó, nhà giàu Kuala Lumpur và Bangkok tốn hơn một chút với chi phí trung bình lần lượt gần 415.000 USD và 456.000 USD. Riêng Singapore vốn nổi tiếng có giá bất động sản đắt đỏ nên giá một căn nhà phân khúc cao cấp tại đây đang hơn 1,2 triệu USD. Tất nhiên, lương bình quân hàng năm của người dân đảo quốc này cũng cao, khoảng 37.000 USD.

Ở TP HCM, một bữa ăn hai người tại nhà hàng tầm trung tốn 17 USD, tức gần 400.000 đồng. Tại Đông Nam Á, báo cáo chỉ có số liệu hạng mục tương tự tại Bangkok. Chi phí cho bữa ăn hai người tại nhà hàng tầm trung thủ đô Thái Lan là 26 USD, tức hơn 600.000 đồng. So với các nơi khác có ghi nhận số liệu trong khảo sát 35 thành phố trên thế giới thì bình quân chi phí ăn uống tại TP HCM cũng rẻ nhất.

So sánh sài gòn và bangkok

Tại Singapore, người chưa sở hữu nhà sẽ tốn trung bình 1.935 USD mỗi tháng để thuê một căn. Nếu người đó có con nhỏ, họ sẽ tốn bình quân 689 USD để gửi con vào trường mầm non. Một tách cappuccino họ uống sẽ mất 3,42 USD. Người Bangkok không chỉ tận hưởng giá nhà chỉ bằng một phần tám ở Singapore mà tách cappuccino cũng uống cũng rẻ hơn 1 USD, bình quân chỉ 2,41 USD.

Với TP HCM, căn hộ chung cư đang trở thành lựa chọn phổ biến khi giá nhà đất đắt đỏ so với thu nhập. "Gia tăng dân số nhanh chóng và việc làm đang tạo ra nhu cầu cao về nhà ở mới. Chúng được đáp ứng bởi thị trường nhà chung cư, nổi lên như một hướng đi cực kỳ thành công trong những năm gần đây", báo cáo nhận xét. Ở thành phố này, giá vé bình quân một chuyến đi phương tiện công cộng, tức xe buýt, là 0,26 USD, tương đương 6.000 đồng. Tuy nhiên, người dân chủ yếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân.

Bảng báo cáo cũng nói rằng, TP HCM được ca ngợi như "Thung lũng Silicon của châu Á" vì cơ sở hạ tầng được nâng cấp và nền kinh tế mạnh về công nghệ. Nơi đây đang được hỗ trợ bởi các chính sách của Chính phủ để xây dựng một thành phố sáng tạo. Hơn 24 cơ sở ươm tạo và 12 không gian khởi nghiệp đã được thành lập, khuyến khích hơn 800 liên doanh mới đi vào hoạt động và thu hút các công ty công nghệ ở nước ngoài đầu tư.

Theo báo cáo thường niên của trang InterNations, TP.HCM được xếp hạng là thành phố tốt thứ 3 tại khu vực châu Á đối với người nước ngoài, sau Singapore và Kuala Lumpur, bỏ xa nhiều đô thị lớn khác như Tokyo, Bắc Kinh, Thượng Hải.

Xét trên toàn cầu, TP.HCM đứng thứ 19/66 thành phố được xếp hạng, trong khi Singapore xếp thứ 5, Kuala Lumpur thứ 8, Thượng Hải (21), Bangkok (30), Tokyo (53) và Bắc Kinh (55). Đáng chú ý là Hồng Kông - từng được xếp hạng là một trong những đô thị đáng sống hàng đầu châu Á - giờ đây đứng thứ 57, chỉ cao hơn Seoul (vị trí 64).

Bên cạnh Singapore - thường xuyên xuất hiện trong các top đô thị đáng sống, Kuala Lumpur và TP.HCM là hai thành phố Đông Nam Á ngày càng được người nước ngoài yêu thích.

TP.HCM được đánh giá cao ở sự thân thiện của người bản địa với 70% người được hỏi cho biết họ dễ dàng kết bạn và hòa nhập với cuộc sống tại đây chỉ trong thời gian ngắn. TP.HCM cũng nằm trong top 10 thành phố được đánh giá là có chi phí sinh hoạt rẻ nhất toàn cầu. Bên cạnh đó, hơn 50% người nước ngoài tham gia khảo sát cho biết họ hài lòng với chất lượng công việc tại TP.HCM.

Kuala Lumpur được đánh giá là thành phố dễ định cư nhất với 70% người được hỏi nhận xét giá nhà tại đây phải chăng. Hơn 70% cho rằng thành phố này có chi phí sinh hoạt chung rẻ, so với tỷ lệ trung bình toàn cầu là 46%.

Bangkok, đứng thứ 5 tại châu Á và 30 trên toàn cầu, bị đánh giá là đô thị có môi trường tồi tệ nhất thế giới. Dù vậy, hầu hết người nước ngoài tại đây cảm thấy hài lòng với chi phí sinh hoạt.

Người nước ngoài tại Thượng Hải và Bắc Kinh hài lòng với tình hình tài chính. Trong khi đó, người nước ngoài ở Tokyo đánh giá đây là thành phố an toàn nhất.

Tụt hạng mạnh nhất là Hồng Kông. 6 năm trước, Hồng Kông từng có mặt trong top 10 đô thị tốt nhất toàn cầu. Tuy nhiên, năm ngoái, thành phố này tụt xuống vị trí 52 (trên tổng số 82 thành phố) do tình trạng bất ổn chính trị sau hàng loạt cuộc biểu tình chống chính quyền. Bên cạnh đó, nhiều người nước ngoài tại Hồng Kông cũng phàn nàn về chi phí sinh hoạt và nhà tại thành phố này liên tục tăng.

Trong khi đó, người nước ngoài ở Seoul - thành phố có xếp hạng thấp hơn Hồng Kông - cho biết họ khó kết bạn và gặp khó khăn trông việc hòa nhập vào văn hóa bản địa. Dù vậy, thủ đô Hàn Quốc được đánh giá cao ở chỉ số chất lượng sống đô thị với hệ thống giao thông và y tế tiên tiến.

Xếp hạng của InterNations được thực hiện dựa trên khảo sát với 4 nhóm tiêu chí chính, bao gồm chất lượng sống đô thị (giải trí & khí hậu, giao thông, an toàn & chính trị, y tế & môi trường ); khả năng định cư (sự thân thiện của người bản địa, cảm giác được chào đón, bạn bè và giao lưu xã hội, ngôn ngữ bản địa); chất lượng công việc (công việc & sự nghiệp, mức độ đảm bảo, cân bằng cuộc sống - công việc); tài chính và nhà ở (tài chính, nhà ở, chi phí sinh hoạt).