So sánh thành ngữ, tục ngữ và ca dao


thành ngữ và tục ngữ [149,31]. Ông đã đề xuất hướng phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng hình
thức ngữ pháp thơng dụng với 24 mơ hình khảo sát thành ngữ được trình bày đối sánh với tục ngữ. Theo tác giả: Thành ngữ và tục ngữ đều có đặc điểm nổi bật là chỉ thuộc vào một số mơ hình câu,
mơ hình ngữ cụ thể [150, 31]. Nguyễn Đức Dương trong bài viết Nhận diện tục ngữ đăng trên tạp chí Ngơn ngữ và đời
sống, số 12 158 năm 2008 đã giới thiệu giải pháp để phân biệt thành ngữ và tục ngữ qua khảo sát 4 kiểu câu trong kho tàng tục ngữ người Việt: kiểu câu có đầy đủ cả hai phần đề và thuyết trên cấu
trúc bề mặt; câu có phần đề ẩn, phần thuyết được biểu hiện bằng một ngữ vị từ với trung tâm là các vị từ tình thái; kiểu câu khuyết hẳn phần thuyết và kiểu câu ngoại đề.

4.1.3 Phân biệt tục ngữ và ca dao :


Bên cạnh thành ngữ thì tục ngữ và ca dao cũng có mối quan hệ gần gũi với nhau. Vì thế
trong hoạt động sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian, nhiều người vẫn thường gắn tục ngữ với ca dao.
Các tác
giả Hoàng Tiến Tựu trong sách Văn học dân gian Việt Nam, tập II , phần Tục ngữ1990, Nguyễn Xuân Kính trong Tổng tập văn học dân gian người Việt năm 2002 Phần
Khải luận về tục ngữ, Phan Thị Đào với cơng trình Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam 2001, Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ trong cơng trình Văn học dân gian Việt
Nam 2004, đều có cùng quan niệm khi đưa ra tiêu chí phân biệt tục ngữ và ca dao: tục ngữ
thiên về lý trí, ca dao thiên về tình cảm. Ngồi ra, Hồng Tiến Tựu còn chú ý ranh giới khó phân định giữa hai thể loại này qua một bộ phận nhỏ những câu mang tính chất trung gian q độ, vừa lí
trí, tình cảm, vừa tổng kết kinh nghiệm khách quan, vừa bộc lộ thái độ chủ quan của tác giả. Theo ông, muốn xác định thể loại của chúng phải dựa vào tiêu chí phương thức diễn xướng và trường hợp
sử dụng cụ thể. Khi chúng được dùng làm luận cứ để chứng minh cho lời nói hoặc bài viết thì chúng là tục ngữ, còn nhân dân hát những câu ấy lên theo một làn điệu nào đó như ru con, sa
mạc thì chúng trở thành ca dao. Phan Thị Đào cũng lưu ý tính chất nước đơi của mỗi thể loại và muốn biết một câu thuộc về thể loại nào có khi còn phải dựa vào hồn cảnh sử dụng cụ thể[52,
30]. 4.1.2Nhận xét:
Những thành tựu trong việc nhận diện tục ngữ của các nhà nghiên cứu có một ý nghĩa to lớn. Đây là bước quan trọng tạo cơ sở cho việc đi vào phân tích nội dung cũng như thi pháp tục ngữ để
tìm ra bản chất đặc thù của nó. Ngồi ra, các định nghĩa của các nhà chun mơn còn là cơ sở khoa học để mọi người căn cứ vào đó mà phân loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao một cách dễ dàng hơn.
nhiều tranh luận, chưa có sự thống nhất trong giới nghiên cứu. Với 28 cơng trình nghiên cứu về vấn đề nhận diện tục ngữ, có 20 cơng trình phân biệt tục ngữ và thành ngữ. Điều này cho thấy ranh giới
giữa tục ngữ, thành ngữ có rất nhiều điều cần lý giải. Qua thống kê, khảo sát các công trình trên,
chúng tơi nhận thấy có rất nhiều cách định nghĩa, phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Nhìn chung, dù ở góc độ nghiên cứu khác nhau nhưng các ý kiến không mâu thuẫn, loại trừ nhau. Xuất phát từ những
tiêu chí mang tính chun mơn khác nhau nên các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác
nhau mà thơi.
Đa số các cơng trình có những kiến giải mới mẻ về phương diện lý thuyết. Nếu thời gian đầu, các nhà nghiên cứu tập trung vào nội dung ý nghĩa, vào cấu trúc ngơn ngữ thì càng về sau, họ chú ý
nhiều hơn đến chức năng của tục ngữ và lý luận giao tiếp nói chung. Dù có nhiều quan điểm chưa tương đồng nhau, xuất phát từ các góc độ khác nhau nhưng các cơng trình đều thể hiện sự cố gắng
trong vấn đề xác lập bản chất và phân biệt: tục ngữ, thành ngữ và ca dao. Bằng các phương pháp nghiên cứu tục ngữ khác nhau như: phương pháp thống kê, đối chiếu
so sánh... dưới các góc độ: văn học, ngơn ngữ học, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng phân tích để đưa ra khái niệm tục ngữ, những tiêu chí để phân biệt tục ngữ với thành ngữ, với ca dao. Kết quả
có nhiều cách nhận diện khác nhau về tục ngữ và một số nhà nghiên cứu cũng thừa nhận tục ngữ, thành ngữ, ca dao có sự giao thoa lẫn nhau, ranh giới giữa chúng là rất mong manh, khơng rạch ròi.
4.2Vấn đề so sánh tục ngữ: 4.2.1 So sánh tục ngữ người Việt và tục ngữ các dân tộc thiểu số nước ta:
Tục ngữ Việt Nam có giá trị về nhiều mặt, được đúc kết từ đời sống cộng đồng của từng dân tộc và từ những mối quan hệ với cộng đồng các dân tộc anh em. Lý giải mối quan hệ đó để tìm ra
những nét đặc sắc riêng mang bản sắc văn hóa của từng dân tộc thể hiện qua tục ngữ, có các cơng trình như sau:
Cơng trình so sánh tục ngữ người Việt và tục ngữ các dân tộc thiểu số có thể kể đến là quyển
Tục ngữ người Việt và tục ngữ các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam do Hội văn nghệ dân
gian Việt Nam, Hà Nội , xuất bản năm 2004 của Nguyễn Nghĩa Dân. Ông đã tiến hành khảo sát 836 câu tục ngữ người Việt và 901 câu tục ngữ của 8 dân tộc thiểu số, kết quả người viết nhận thấy có
29,8 các câu tục ngữ của người Mường và người Việt là hoàn toàn giống nhau, chiếm tỷ lệ cao nhất. Trên cơ sở đó, tác giả tìm hiểu sự tương đồng của tục ngữ các dân tộc qua nhiều cấp độ: lối
nghĩ các kiểu phán đoán, lối sống nội dung các kinh nghiệm và lối nói cách diễn đạt, các hình
ảnh. Năm 2010, quyển sách Tục ngữ dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam của
Nguyễn Nghĩa Dân đã được Nxb Thanh Niên phát hành. Có thể nói đây là cơng trình phân tích và so sánh tương đối toàn diện tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số ở nước ta trong mối
So sánh tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất của người Việt và của các dân tộc thiểu số ở phía bắc nước ta trên tạp chí Văn hóa dân gian, Hà Nội, số 4, năm 2006 và bài viết Tìm hiểu
cách biểu hiện của tục ngữ người Việt Nam so sánh với tục ngữ một số dân tộc thiểu số ở nước ta trong Thông báo Văn hóa dân gian, năm 2007. Phần đầu, tác giả so sánh nội dung thống nhất
và đa dạng của tục ngữ người Việt với tục ngữ một số dân tộc thiểu số qua những biểu hiện trong các quan hệ với thiên nhiên, lao động sản xuất và xã hội. Phần tiếp theo, người viết tìm hiểu thi
pháp của tục ngữ người Việt so sánh với một số dân tộc thiểu số. Phần so sánh này được tiến hành trên nhiều mặt khác nhau về ngữ nghĩa, biện pháp tu từ, sử dụng hình ảnh đến cấu trúc, đối, nhịp,
vần trong tục ngữ. Đó là tổng thể các yếu tố thuộc về nội dung, cấu trúc và thi pháp mà tục ngữ của người Việt cũng như tục ngữ các dân tộc thiểu số nước ta có những thống nhất và khác biệt, tạo nên
sự đa dạng trong biểu hiện. Kết quả: trong nội dung cũng như hình thức của tục ngữ người Việt và các dân tộc thiểu số giống nhau không chỉ song phương giữa tục ngữ người Kinh với một dân tộc
thiểu số mà còn có hiện tượng đó giữa các dân tộc với nhau [36,85]. Ví dụ: tục ngữ người Việt có câu: Đèn nhà ai nấy rạng; người dân tộc thiểu số cũng có câu: Đèn nhà nào rạng nhà ấy Thái,
Đèn nhà ai rạng nhà ấy Mường, Đèn nhà ai sáng nhà ấy Dao...
Cũng như Nguyễn Nghĩa Dân, Triều Nguyên trong cơng trình Khảo luận về tục ngữ người Việt 2007 đã so sánh tục ngữ người Việt với tục ngữ Mường, Chăm về nội dung và phương thức
phản ánh. Sự so sánh này đã mang lại kết quả bước đầu: Mường và Việt do có quan hệ gần về mặt ngơn ngữ cùng tiêu chí Việt Mường, họ Nam Á nên tục ngữ Việt và tục ngữ Mường gần gũi với
nhau hơn là tục ngữ Việt và Chăm. Theo tác giả: Giữa tục ngữ ba dân tộc đều có một số đường nét chung về thể dạng cấu trúc sóng đơi, vần, nhịp và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, phản ánh qua
việc cùng sử dụng một mơ hình cấu trúc chung...kết quả ấy nếu xét ở nội dung được phản ánh sẽ cho thấy quan niệm, tính cách của mỗi dân tộc, còn nếu xét ở phương thức phản ánh sẽ nhận ra đặc
điểm, bản chất của thể loại tục ngữ [150,315]. Tìm hiểu sự tương đồng cũng như dị biệt giữa nội dung tục ngữ người Việt và tục ngữ các
dân tộc thiểu số còn được thể hiện qua các cơng trình nghiên cứu của Cao Sơn Hải trong Tục ngữ Mường Thanh Hóa, Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa năm 1999 của Minh Hiệu, Tục ngữ,
thành ngữ, câu đố Chăm của Insara. Các tác giả đã cho chúng ta thấy được tục ngữ Mường,
Chăm là sản phẩm, là cái khôn, cái khéo của cộng đồng dân cư nông nghiệp lúa nước, bám nương
rẫy, săn bắt và hái lượm. Qua bài viết Những nét tương đồng gần gũi giữa thành ngữ, tục ngữ khơ-mer và thành ngữ, tục ngữ người Việt, Lê Đức Đơng đã tìm hiểu những câu tục ngữ đúc kết
kinh nghiệm trồng trọt, kinh nghiệm sống, đối nhân xử thế và nhận thấy rằng có những nét tương đồng rất gần gũi, thân thuộc giữa người Khơ-me và người Việt. Nhìn chung, Cao Sơn Hải, Lê Đức
yếu về nội dung thể hiện qua tục ngữ các dân tộc. Kết quả các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những nét tương đồng lớn giữa cách sống, cách nghĩ, cách thể hiện của các dân tộc về những vấn đề trong
đời sống. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra những nét khác biệt mang bản sắc của một số dân tộc được hình thành từ các đặc điểm về địa lý, lịch sử và tộc người.

4.2.2 So sánh tục ngữ Việt Nam với tục ngữ nước ngoài:


Video liên quan

Chủ Đề