Sữa mẹ đông lạnh có tốt không

Theo bác sĩ Bùi Thị Ngọc Hương, Phó Trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Đắk Lắk, khi vắt và trữ đông sữa mẹ, các bà mẹ nên lưu ý vệ sinh máy vắt sữa để sữa không bị nhiễm khuẩn.

Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt sữa với số lượng nhỏ, mỗi lần khoảng 100-150ml là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn hoặc do mẹ phải đi làm cả ngày, số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé. Sau khi hút, mẹ cho sữa vào bình rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Tùy theo bé uống bao nhiêu ml/lần, mẹ sẽ để lượng vừa đủ. Phần sữa không hết nên cho bé bú lại trong vòng 1-2 tiếng. Nếu vẫn thừa, mẹ phải bỏ đi, không nên tiếp tục cất đông lạnh.

Sữa để trong ngăn mát, đến giờ bú, mẹ cho vào máy hâm hoặc ngâm nước ấm 40 độ C. Tuyệt đối không dùng nước nóng quá hoặc nước sôi, vì sẽ làm mất các chất dinh dưỡng của sữa. Sữa để tủ lạnh khi lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm, mẹ nhớ lắc nhẹ để lớp béo hòa tan.

Trong một ngày, nếu hút được dư số lượng sữa cần thiết cho bé, mẹ có thể dồn vào bình thủy tinh hoặc túi trữ sữa, ghi ngày, tháng, năm rồi cho vào tủ đông. Khi trữ sữa các mẹ cần đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn chéo vào sữa nếu tủ lạnh đựng nhiều loại đồ ăn khác.

Theo bác sĩ Hương, sữa mẹ vắt ra để ở môi trường bình thường sẽ để được khoảng 3 giờ, sữa để ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được 24 giờ và sữa có thể để được 3 tháng ở ngăn đông đá có cánh cửa riêng với ngăn lạnh, để được 2 tuần trong ngăn đông đá không có cánh cửa riêng với ngăn lạnh, để được 6-12 tháng trong ngăn đông đá của tủ lạnh có công nghệ không đóng tuyết. Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, mẹ nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông trước khi mang sữa ra bên ngoài.

Trong quá trình sữa mẹ vắt ra để đông trong tủ lạnh, tổng lượng protein, chất béo, các enzim, đường lactose và hầu hết các vitamin và chất kháng thể, chất chống viêm khác hầu như vẫn được đảm bảo.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc, sữa mẹ vắt ra, hoặc trữ lạnh, trữ đông được xếp ở vị trí thứ 2 sau sữa mẹ bú trực tiếp, vì sữa mẹ bảo quản theo phương pháp này có dinh dưỡng và kháng thể rất gần, và đạt được gần hết các lợi ích của sữa mẹ bú trực tiếp. Sữa trữ đông vẫn đầy đủ chất, các đặc tính vi sinh và vẫn tốt cho bé hơn là sữa bột cho trẻ em nếu được thực hiện đúng phương pháp vắt trữ, bảo quản và rã đông.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Sau một thời gian hút sữa, trữ sữa cho con bú khi mẹ đi làm, đến bi giờ con đã ngoài sáu tháng, mình đang phân vân, không biết cho bé uống sữa mẹ trữ đông hay cho con bú sữa công thức thì tốt hơn. Qua tìm hiểu mình tìm được bài viết này để các mẹ cùng tham khảo. Nếu sữa hút ra có thể cho con bú được trong ngày thì các mẹ có thể tiếp tục để không mất đi nguồn sữa mẹ. Còn nếu buộc phải trữ đông thì các mẹ suy nghĩ lại nhé. Mình vất vã thế này cốt yếu cũng mong điều tốt nhất cho con thôi các mẹ ạ!


Trữ đông sữa mẹ: Nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường


- Vì muốn con vẫn được ăn sữa mẹ khi mẹ đến thời gian đi làm, nhiều bà mẹ đã chọn giải pháp tích trữ sữa để đông lạnh. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa, sữa mẹ đông lạnh không thực sự đảm bảo dinh dưỡng như khi bé bú mẹ trực tiếp.


Đầu tư lớn, không hiệu quả


Chị Nguyễn Thái Hòa (381 Nguyễn Khang, Hà Nội) khi chuẩn bị sinh con đã nghe bạn bè mách bảo về việc trữ đông sữa mẹ có thể bảo quản từ 3 - 6 tháng để cho con dùng dần khi mẹ phải đi làm, thế là chị tìm hiểu thông tin về việc trữ đông sữa, cách hút sữa và bảo quản...


Chị Hòa thực sự bị thuyết phục và tin tưởng rằng con mình sẽ có sữa mẹ để ăn lâu dài. Chị đã đầu tư một tủ đông riêng để trữ sữa, máy hút sữa và bình, túi trữ sữa, tổng cộng cũng đến gần 15 triệu đồng.


Bảo quản sữa trong tủ lạnh là giải pháp tạm thời để trẻ được bú sữa mẹ.


Tuy nhiên, khi con được hơn 2 tháng chị bắt đầu lấy sữa đông lạnh tập cho bé tập ăn dần thì phát hiện sữa có mùi lạ khi làm tan đông, nên chị lại không dám cho con ăn.


BS Trương Ngọc Dương, chuyên khoa Nhi, Học viện Quân y cho rằng, sữa mẹ có giá trị dinh dưỡng cao đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc để đông lạnh và rồi lại làm tan đông cho bé bú lại là một câu chuyện khác. Dù bảo quản có tốt đến đâu thì chất lượng dinh dưỡng của sữa cũng không thể được như nguyên trạng ban đầu.


Đấy là chưa kể tới nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường. Quá trình hút sữa, đóng túi và bảo quản lạnh, sau đó lại rã đông, hâm nóng và cho bé ăn không thể là một quá trình hoàn toàn đảm bảo vô trùng và vô khuẩn được. Nếu chỉ là khuẩn cộng sinh bình thường thì không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, nhưng nếu quá trình đó diễn ra trong điều kiện thời tiết, môi trường, dịch bệnh... thì nguy cơ bất lợi cho sức khoẻ là rất lớn.


Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi bảo quản sữa mẹ nên chú ý đến dụng cụ chứa, bình, túi chứa phải đảm bảo sạch, vô trùng và nhất thiết đó phải là nhựa thực phẩm để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho sức khoẻ của trẻ.


Hiện Viện chưa có thí nghiệm, nghiên cứu cụ thể về chất dinh dưỡng của sữa có bị suy giảm hay giảm ở mức độ nào hay không. Tuy nhiên, đứng về mặt khoa học cơ bản, bảo quản sữa trong tủ lạnh cũng là giải pháp khoa học tạm thời để trẻ được tiếp nhận nguồn sữa mẹ.


Trữ đông tối đa trong 1 tuần


PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, khi tích trữ sữa đông lạnh tránh để lâu ngày. Nhiều bà mẹ cho rằng, để ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông có thể kéo dài thời gian bảo quản nhưng đối với sữa thực sự không phải thế. Khi bảo quản ở ngăn mát, sữa mẹ chỉ nên để dùng trong ngày. Còn bảo quản ngăn đá chỉ nên kéo dài khoảng vài ngày, cùng lắm là một tuần. Bởi khi để vào ngăn đá, chất béo có trong sữa bị oxy hóa dẫn đến sữa có thể kém chất lượng hơn.


Sau khi bảo quản đông lạnh nên ngâm sữa vào chén nước ấm để rã đông và làm ấm sữa. Tránh đun hay chạy lò vi sóng để rã đông hay làm nóng sữa, bởi quá trình nấu sữa ở nhiệt độ cao sẽ làm mất vitamin và các kháng thể chống lại sự nhiễm trùng có trong sữa mẹ.


Tốt nhất, trước khi cho con ăn, nên lấy sữa từ ngăn đông để xuống ngăn mát cho tan dần để tiện việc làm ấm sữa. Bạn có thể cho trẻ sử dụng sữa hoặc có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa. Tuyệt đối không nên làm đông lạnh sữa lần thứ hai.


Các chuyên gia cho rằng, trong một số trường hợp sữa mẹ đông lạnh có thể có mùi khi làm tan đông. Vì một số bà mẹ có hàm lượng men lipase (một loại men tiêu hóa chất béo) trong sữa cao và khi làm tan đông, sữa của những bà mẹ này thường có mùi và nếm có vị của xà phòng. Tuy không có hại gì cho trẻ, nhưng trẻ thường không thích và không chịu bú sữa mẹ có mùi này.



Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ, sữa mẹ được giữ trong tủ lạnh hoặc làm đông lạnh trên 48 giờ sẽ bị giảm tính chất chống oxit hoá - một tính chất bảo vệ rất tốt cho trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên giữ sữa mẹ quá lâu trong tủ lạnh và tuyệt đối không làm đông lạnh sữa mẹ vì khi ấy nó sẽ mất hoàn toàn khả năng chống oxit hoá.


Theo Thu Na (Bee.net)